Trợ giúp pháp lý tại “Quốc gia khởi nghiệp” của Châu Âu

Với tiềm năng và cơ hội, Cộng hòa Lít Va được biết đến là một “Quốc gia khởi nghiệp” của Châu Âu. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, hệ thống pháp luật ở Litva không ngừng được hoàn thiện. Bằng những nỗ lực trong cải cách tư pháp, ngày 20/1/2005, Nghị viện Lít Va đã thông qua Luật Trợ giúp pháp lý thiết lập một hệ thống trên phạm vi toàn quốc để cung cấp trợ giúp pháp lý trong các vụ việc hình sự và dân sự nhằm mục tiêu bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý. Vì ý nghĩa đó, tác giả thực hiện một số nghiên cứu về Trợ giúp pháp lý tại đây.

      Với tiềm năng và cơ hội, Cộng hòa Lít Va được biết đến là một “Quốc gia khởi nghiệp” của Châu Âu. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, hệ thống pháp luật ở Litva không ngừng được hoàn thiện. Bằng những nỗ lực trong cải cách tư pháp, ngày 20/1/2005, Nghị viện Lít Va đã thông qua Luật Trợ giúp pháp lý thiết lập một hệ thống trên phạm vi toàn quốc để cung cấp trợ giúp pháp lý trong các vụ việc hình sự và dân sự nhằm mục tiêu bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý. Vì ý nghĩa đó, tác giả thực hiện một số nghiên cứu về Trợ giúp pháp lý tại đây.

       Hệ thống trợ giúp pháp lý Cộng hòa Lít Va bao gồm: Trợ giúp pháp lý sơ cấp (Primary legal aid) và Trợ giúp pháp lý thứ cấp (Secondary legal aid). Trong đó:

      Trợ giúp pháp lý sơ cấp là việc cung cấp miễn phí thông tin pháp lý, tư vấn pháp luật và giúp người có yêu cầu soạn thảo hồ sơ, tài liệu để nộp tại cơ quan nhà nước.

      Trợ giúp pháp lý thứ cấp là việc bảo đảm sự hỗ trợ pháp lý của luật sư trong tố tụng bao gồm soạn thảo tài liệu, tham gia bào chữa và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

       Trong hệ thống, Chính phủ được xác định là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về công tác trợ giúp pháp lý. Điều 6, Luật Trợ giúp pháp lý 2005 quy định: Chính phủ hoạch định chính sách về TGPL nhà nước và thực hiện các chức năng khác theo quy định của Luật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

         Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác TGPL. Bộ Tư pháp có nhiệm vụ thi hành chính sách về TGPL; trình Chính phủ dự thảo các văn bản pháp luật khác liên quan đến TGPL; kiểm tra việc thi hành Luật TGPL và các văn bản có liên quan trong phạm vi cả nước; Tổ chức tập huấn các khóa đào tạo nghiệp vụ nhăm nâng cao chất lượng thực hiện TGPL; giám sát việc cung cấp TGPL của các tổ chức, cá nhân và thực hiện các chức năng khác theo quy định của pháp luật. Để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Tư pháp thành lập Hội đồng phối hợp Trợ giúp pháp lý của nhà nước. Thành viên của Hội đồng bao gồm đại diện Uỷ ban các vấn đề pháp luật về quyền con người của Nghị viện, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Chính quyền địa phương, Đoàn Luật sư Lít Va, Hội Luật gia Lít Va và các tổ chức hội có liên quan đến việc cung cấp TGPL của nhà nước. Điều lệ và cơ cấu của Hội đồng được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt.

        Các cơ quan thành phố có chức năng cung cấp TGPL sơ cấp theo quy định tại khoản 2, Điều 8, Luật TGPL 2005.

         Các Ban (The Services) là cơ quan nhà nước, hưởng lương từ ngân sách, hoạt động tương ứng với thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án quận, do Bộ Tư pháp quyết định thành lập. Các Ban có nhiệm vụ chính là tổ chức cung cấp TGPL thứ cấp trong phạm vi thẩm quyền lãnh thổ của Tòa án quận, ban hành các quyết định về việc cung cấp TGPL thứ cấp, ký kết hợp đồng với Luật sư cung cấp trợ giúp pháp lý thứ cấp. Hàng năm, các Ban có nhiệm vụ báo cáo Bộ Tư pháp về kết quả hoạt động của mình.

         Đoàn Luật sư Lít Va được quy định trong Luật TGPL 2005 với nhiệm vụ phối hợp với các luật sư cung cấp TGPL thứ cấp; phối hợp với Bộ Tư pháp kiểm tra chất lượng thực hiện TGPL thứ cấp của các Luật sư theo quy chuẩn về đánh giá chất lượng TGPL thứ cấp.

         Qua các quy định của pháp luật, cho thấy vai trò của cơ quan nhà nước được thể hiện rất rõ trong việc cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý. Đó cũng thể hiện được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong việc bình đẳng tiếp cận công lý.

        2.1. Đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý sơ cấp

         Khoản 1, điều 11, Luật Trợ giúp pháp lý 2005 quy định: “Tất cả công dân của Cộng hòa Litva, công dân của quốc gia thành viên khác của Liên minh Châu Âu hoặc các thể nhân khác cư trú hợp pháp tại Cộng hòa Litva và các quốc gia thành viên khác của Liên minh Châu Âu cũng như những người khác được quy định trong các điều ước quốc tế mà Litva là thành viên thuộc diện được trợ giúp pháp lý sơ cấp”

          Từ quy định này cho thấy, người thuộc diện trợ giúp pháp lý tương đối rộng, không chỉ bao gồm công dân của Litva mà còn bao gồm công dân của các nước thành viên Liên minh Châu Âu, các thể nhân khác cư trú hợp pháp tại Lít Va và các nước thành viên Liên minh Châu Âu. Suy rộng ra, hiện nay, Liên minh Châu Âu gồm 28 quốc gia thành viên[1], vậy nên đối tượng thuộc diện Trợ giúp pháp lý sơ cấp theo quy định của Luật tương đối rộng.

           Theo tác giả, với tư cách là một quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu, quy định này hoàn toàn là phù hợp, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong Hệ thống pháp luật chung của toàn khối. Vì theo quy định tại Hiệp ước Maastricht 1992 về thành lập Liên minh Châu Âu, công dân EU được hưởng quyền như công dân của quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu. Mặt khác, Điều 6.3c, Công ước Châu Âu về Nhân quyền quy định người bị buộc tội: “Được quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, trong trường hợp thực sự cần thiết mà người bị buộc tội không có khả năng tài chính để lựa chọn người bào chữa thì họ sẽ được giúp đỡ miễn phí”. Bằng nghĩa vụ cam kết, tôn trọng và bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền tài phán của mình các quyền đã được công nhận trong Công ước này, không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị, nguồn gốc dân tộc, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác, các quốc gia thành viên của công ước có trách nhiệm xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật bảo đảm quyền tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

        2.2. Phạm vi trợ giúp pháp lý sơ cấp

        Trợ giúp pháp lý sơ cấp là việc cung cấp thông tin, tư vấn pháp luật miễn phí, giúp người có yêu cầu TGPL soạn thảo hồ sơ, tài liệu liên quan đến các lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính. Trợ giúp pháp lý sơ cấp không được cung cấp trong những trường hợp sau đây:

         Khoản 2, Điều 8, Luật TGPL 2005 quy định: Việc cung cấp TGPL sơ cấp là một chức năng của nhà nước được trao cho cơ quan hành chính nhà nước cấp thành phố thực hiện. Trên cơ sở đó, cơ quan hành chính thành phố sẽ tổ chức, cung cấp TGPL sơ cấp; chi trả chi phí thực hiện TGPL sơ cấp do luật sư hoặc cơ quan khác thực hiện trên cơ sở Bản ký kết thỏa thuận với Chính quyền thành phố; Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về TGPL các phương tiện thông tin đại chúng.

          Điều 16, Luật Trợ giúp pháp lý Lít Va 2005 quy định, các cơ quan nhà nước khác đã ký kết Chương trình phối hợp với Chính quyền thành phố có quyền thực hiện trợ giúp pháp lý sơ cấp. Các cơ quan hành chính công tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền cho sinh viên Luật hội thực hành công việc có liên quan đến pháp luật.

           Theo khoản 3, Điều 15, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2005 quy định người thực hiện TGPL bao gồm:

       2.4. Trình tự thực hiện trợ giúp pháp lý sơ cấp

       Bước 1. Thể hiện yêu cầu TGPL sơ cấp

       Người muốn nhận được trợ giúp pháp lý sơ cấp có quyền yêu cầu với cơ quan hành chính của thành phố nơi người đó đăng ký hộ khẩu thường trú. Trong trường hợp, người đó không có nơi thường trú thì có quyền yêu cầu với cơ quan hành chính của thành phố nơi người đó thường xuyên sinh sống.

        Bước 2. Tiếp nhận và xử lý yêu cầu

        Sau khi tiếp nhận yêu cầu trợ giúp pháp lý, cơ quan hành chính của thành phố có trách nhiệm giải quyết ngay yêu cầu TGPL của người dân. Trong trường hợp không thể cung cấp trợ giúp pháp lý sơ cấp ngay thì người đề nghị trợ giúp pháp lý sẽ được thông báo về thời gian trả lời trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp đơn.

         Thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý sơ cấp không quá 1 giờ. Việc cung cấp trợ giúp pháp lý có thể được gia hạn thêm trong những trường hợp đặc biệt theo quyết định của Người đứng đầu chính quyền thành phố hoặc người được ủy quyền. Một người chỉ có thể đề nghị trợ giúp pháp lý 01 lần cho cùng một câu hỏi.

        Trong quá trình giải quyết yêu cầu trợ giúp pháp lý sơ cấp, Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải đưa ra các giải pháp giải quyết vụ việc trên cơ sở hòa giải nhằm ngăn chặn kịp thời tranh chấp kéo dài, phức tạp, giảm thiểu thời gian và chi phí cho các bên trong quá trình giải quyết vụ việc[2].

        Trường hợp, thấy người được trợ giúp pháp lý có nhu cầu trợ giúp pháp lý thứ cấp thì người được trợ giúp pháp lý sơ cấp sẽ giúp người được trợ giúp pháp lý soạn thảo các tài liệu hoặc đơn yêu cầu để được trợ giúp pháp lý thứ cấp.

         Để đảm bảo khách quan, công minh trong quá trình giải quyết vụ việc, Luật trợ giúp pháp lý 2005 quy định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý có quyền yêu cầu từ chối, thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý sơ cấp khi có căn cứ cho rằng nếu người đó thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi đó, cơ quan hành chính thành phố sẽ giới thiệu đến luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc cơ quan khác của thành phố trên cơ sở Chương trình phối hợp với Chính quyền thành phố để cung cấp trợ giúp pháp lý sơ cấp cho người có yêu cầu.

         3. Trợ giúp pháp lý thứ cấp

         3.1. Đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý thứ cấp

         Như vậy, đối tượng thuộc diện TGPL thứ cấp tương tự như TGPL sơ cấp. Tuy nhiên khác với TGPL thứ cấp, các đối tượng này phải đáp ứng các điều kiện về thu nhập và tài sản theo quy định của Chính phủ trừ trường hợp đối tượng được TGPL thứ cấp mà không phải xem xét điều kiện về thu nhập và tài sản quy định tại Điều 12, Luật TGPL 2005.

         3.2. Phạm vi trợ giúp pháp lý thứ cấp

         Trợ giúp pháp lý thứ cấp là việc bảo đảm sự hỗ trợ pháp lý của luật sư trong tố tụng bao gồm soạn thảo tài liệu, tham gia bào chữa và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong các vụ việc dân sự, hình sự, hành chính.

         Tuy nhiên, TGPL thứ cấp sẽ không được thực hiện trong các trường hợp sau:

3.3. Điều kiện được trợ giúp pháp lý thứ cấp

        Để được TGPL thứ cấp, người nộp đơn phải đáp ứng điều kiện về thu nhập và tài sản. Trợ giúp pháp lý thứ cấp bao gồm 2 cấp độ. Cấp độ 1 được trợ giúp pháp lý 100% và cấp độ 2 được trợ giúp pháp lý 50%.

          Đối với cấp độ 1 được TGPL 100% nghĩa là người đó được nhà nước cung cấp trợ giúp pháp lý nếu đáp ứng điều kiện về thu nhập theo quy định. Cụ thể, thu nhập được TGPL 100% của 01 người dưới hoặc bằng 243,75 EUR/1 tháng. Cứ mỗi người phụ thuộc, tăng lên thêm 81,25 EUR.

          Đối với cấp độ 2 được TGPL 50% nghĩa là TGPL vẫn được cung cấp khi điều kiện về thu nhập của người nộp đơn vượt quá điều kiện Cấp độ 1 nhưng thỏa mãn điều kiện ở cấp độ 2. Cụ thể, thu nhập được TGPL 50% của 01 người là dưới hoặc bằng 352,08 EUR/1 tháng. Cứ mỗi người phụ thuộc, tăng lên thêm 121,87 EUR. Trong trường hợp này, người có yêu cầu trợ giúp pháp lý phải cam kết hoàn trả chi phí cung cấp trợ giúp pháp lý trong đơn đề nghị trợ giúp pháp lý thứ cấp. Khi được 50% chi phí trợ giúp pháp lý thứ cấp, người được trợ giúp pháp lý sẽ phải trả 50% chi phí trợ giúp pháp lý cho luật sư cung cấp trợ giúp pháp lý khi vụ án hoàn thành. Luật sư sẽ thông báo cho các Ban về việc hoàn trả chi phí trợ giúp pháp lý thứ cấp. Ban sẽ thông báo cho người được trợ giúp pháp lý về khoản chi phí, thông tin về số tài khoản thanh toán và thời hạn thanh toán. Theo quy định của pháp luật, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người được trợ giúp pháp lý có nghĩa vụ hoàn trả các chi phí nêu trên cho luật sư. Nếu người được trợ giúp pháp lý không thực hiện nghĩa vụ này thì số tiền đã được trợ giúp pháp lý bị thu hồi[3].

Bảng thu nhập được trợ giúp pháp lý thứ cấp[4]

Trợ giúp pháp lý thứ cấp Cấp độ 1 (100%) Cấp độ 2 (50%)
Trong vòng 12 tháng (EUR) Trung bình hàng tháng (EUR) Trong vòng 12 tháng (EUR Trung bình hàng tháng (EUR)
Thu nhập 1 người 2925 EUR 243,75 EUR 4225 EUR 352,08 EUR
+ 1 người phụ thuộc 3900 EUR 325 EUR 5687,5 EUR 473,96 EUR
+ 2 người phụ thuộc 4875 EUR 406,25 EUR 7150 EUR 595,83 EUR
+ 3 người phụ thuộc 5850 EUR 487,5 EUR 8612,5 EUR 717,71 EUR
+ 4 người phụ thuộc 6825 EUR 568,75 EUR 10075 EUR 839,58 EUR

         Những đối tượng sau được trợ giúp pháp lý thứ cấp mà không cần xem xét điều kiện về thu nhập và tài sản của người nộp đơn được quy định tại Điều 12, Luật TGPL 2005:

         Theo quy định tại điều 26, Luật TGPL 2006, đối với công dân các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu, thể nhân khác cư trú hợp pháp tại Cộng hòa Lít Va và các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu có mức thu nhập, tài sản vượt quá mức do Chính phủ quy định để được trợ giúp pháp lý của nhà nước nhưng họ chứng minh rằng không có khả năng chi trả các chi phí pháp lý trong vụ việc đó, Ban sẽ đánh giá xem khả năng người đó có thể chi trả các chi phí pháp lý trong vụ việc, chi phí sinh hoạt tối thiểu phù hợp với nơi cư trú của người đó tại một quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu và ra quyết định về việc cung cấp trợ giúp pháp lý thứ cấp.

         Khoản 2, Điều 9, Luật TGPL 2005 quy định Các Ban có nhiệm vụ bảo đảm việc cung cấp TGPL thứ cấp phù hợp với quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, các Ban tổ chức việc cung cấp trợ giúp pháp lý thứ cấp trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án Quận và ban hành quyết định về việc cung cấp trợ giúp pháp lý thứ cấp; ký Hợp đồng thực hiện TGPL với Luật sư; kiểm soát việc cung cấp TGPL thứ cấp trên cơ sở hợp đồng.

         Điều 17, Luật TGPL Lít Va năm 2005 quy định: “Các Ban lựa chọn các luật sư để thực hiện trợ giúp pháp lý thứ cấp trên cơ sở tuyển chọn và ký kết hợp đồng với họ. Điều kiện tuyển chọn do Bộ trưởng Tư pháp thông qua có sự phối hợp với Đoàn Luật sư Lít Va”

       Theo quy định của Luật, để đảm bảo việc cung cấp trợ giúp pháp lý thứ cấp được thực hiện liên tục, Ban các ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Luật sư như sau:

       1. Với những luật sư cung cấp trợ giúp pháp lý thứ cấp một cách thường xuyên và chỉ đối với người thuộc diện trợ giúp pháp lý thứ cấp.

        2. Với những luật sư cung cấp trợ giúp pháp lý thứ cấp theo vụ việc khi cần thiết.

        Trên cơ sở đó, các Ban sẽ lập 02 danh sách luật sư cung cấp trợ giúp pháp lý thứ cấp riêng. Trong đó, các danh sách sẽ cho biết lĩnh vực pháp luật nào luật sư sẽ cung cấp trợ giúp pháp lý thứ cấp.

         Những người muốn trợ giúp pháp lý thứ cấp sẽ nộp đơn yêu cầu và các tài liệu chứng minh mình thuộc diện được trợ giúp pháp lý cho Ban. Bao gồm các tài liệu chứng minh điều kiện thu nhập, tài sản của người nộp đơn hoặc các tài liệu chứng minh mình thuộc diện không phải xem xét điều kiện thu nhập, tài sản (Điều 12, Luật TGPL). Ví dụ: đối với người thuộc diện trợ giúp pháp lý trong tố tụng hình sự được xác nhận bằng quyết định khởi tố vụ án của cơ quan điều tra (the decisions of a pretrial investigation officer).

         Sau khi tiếp nhận hồ sơ, tài liệu của người nộp đơn, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Ban có nhiệm vụ thẩm định hồ sơ và ban hành quyết định về việc cung cấp trợ giúp pháp lý thứ cấp.

         Quyết định về việc cung cấp trợ giúp pháp lý bao gồm nội dung sau:

          Người nộp đơn có quyền được khiếu nại quyết định cung cấp Trợ giúp pháp lý

         Điều 23, Luật TGPL 2005 quy định, trong quá trình cung cấp trợ giúp pháp lý thứ cấp, Ban có quyền chấm dứt trợ giúp pháp lý trong các trường hợp sau:

        Theo tác giả, các trường hợp chấm dứt việc cung cấp trợ giúp pháp lý thứ cấp xuất phát từ hai nhóm nguyên nhân: Chủ quan và khách quan

         Về nguyên nhân chủ quan: Có căn cứ cho thấy người yêu cầu trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin không trung thực về thu nhập, tài sản của mình; Người có yêu cầu trợ giúp pháp lý có đơn đề nghị chấm dứt việc thực hiện trợ giúp pháp lý thứ cấp

         Về nguyên nhân khách quan: Do điều kiện, hoàn cảnh thay đổi dẫn đến mức thu nhập, tài sản của người có yêu cầu trợ giúp pháp lý thay đổi làm người đó không thuộc diện được trợ giúp pháp lý thứ cấp.

       Theo khoản 5, Điều 17, Luật TGPL 2005 thì các luật sư sẽ được trả thù lao cho việc cung cấp trợ giúp pháp lý thứ cấp. Mức thù lao thực hiện theo quy định của Chính phủ.

        Đối với những luật sư cung cấp trợ giúp pháp lý thứ cấp một cách thường xuyên và chỉ với đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý thứ cấp sẽ được trả thù lao ở mức cố định mà không phải xem sét đến số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý thứ cấp được thực hiện trên thực tế.

          Đối với những luật sư cung cấp trợ giúp pháp lý thứ cấp theo vụ việc sẽ được trả thù lao cố định cho từng vụ việc, phụ thuộc vào mức độ phức tạp của vụ việc.

          Nếu việc trợ giúp pháp lý thứ cấp bị chấm dứt vì những căn cứ pháp lý sau: Phát hiện người đang được TGPL không thuộc diện trợ giúp pháp lý theo quy định; Phát hiện người đang được TGPL cung cấp thông tin không trung thực, đầy đủ về thu nhập, tài sản cũng như các tài liệu, hồ sơ liên quan đến nội dung của vụ việc; người đề nghị trợ giúp pháp lý có dấu hiệu lạm quyền của mình hoặc đề nghị luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý bằng các cách thức bất hợp pháp thì các chi phí trợ giúp pháp lý sẽ bị thu hồi lại từ người được trợ giúp pháp lý.

          Nếu trợ giúp pháp lý thứ cấp được cung cấp cho những người thuộc diện được hưởng lợi ích từ bảo hiểm pháp lý tại Tòa án mà theo các điều kiện của chính sách bảo hiểm thì số tiền bảo hiểm sẽ được trả sau khi trừ đi các chi phí phát sinh, các chi phí của việc cung cấp trợ giúp pháp lý thứ cấp sẽ được hoàn trả cho ngân sách nhà nước trong thời hạn không quá 01 tháng kể từ ngày được trả tiền bảo hiểm. Nếu người được trợ giúp pháp lý không hoàn trả số tiền này thì sẽ bị truy thu theo thủ tục luật định.

          Nếu trợ giúp pháp lý thứ cấp được cung cấp cho những người có bằng chứng chứng minh mình không có khả năng sử dụng tài sản hoặc nguồn tài chính khác vì lý do khách quan mà sau đó anh ta có thể sử dụng được tài sản của mình thì người đó có nghĩa vụ hoàn trả chi phí cung cấp trợ giúp pháp lý thứ cấp cho ngân sách nhà nước trong thời hạn do Ban quy định. Nếu người đó không hoàn trả số tiền này thì sẽ bị truy thu theo thủ tục luật định.

Bảng so sánh trợ giúp pháp lý sơ cấp và trợ giúp pháp lý thứ cấp

Tiêu chí

Trợ giúp pháp lý sơ cấp

Trợ giúp pháp lý thứ cấp

      Phạm vi

Trợ giúp pháp lý sơ cấp là việc cung cấp miễn phí thông tin pháp lý, tư vấn pháp luật và giúp người có yêu cầu soạn thảo hồ sơ, tài liệu để nộp tại cơ quan nhà nước.

Trợ giúp pháp lý thứ cấp là việc bảo đảm sự hỗ trợ pháp lý của luật sư trong tố tụng bao gồm soạn thảo tài liệu, tham gia bào chữa và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

  Đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý

Tất cả công dân của Cộng hòa Litva, công dân của quốc gia thành viên khác của Liên minh Châu Âu hoặc các thể nhân khác cư trú hợp pháp tại Cộng hòa Litva và các quốc gia thành viên khác của Liên minh Châu Âu cũng như những người khác được quy định trong các điều ước quốc tế mà Litva là thành viên thuộc diện được trợ giúp pháp lý sơ cấp

Tất cả công dân của Cộng hòa Litva, công dân của quốc gia thành viên khác của Liên minh Châu Âu hoặc các thể nhân khác cư trú hợp pháp tại Cộng hòa Litva và các quốc gia thành viên khác của Liên minh Châu Âu cũng như những người khác được quy định trong các điều ước quốc tế mà Litva là thành viên phải đáp ứng các điều kiện về thu nhập và tài sản theo quy định của Chính phủ, trừ trường hợp thuộc diện không phải xem xét điều kiện về thu nhập, tài sản

Chi phí trợ giúp pháp lý

Miễn phí

Người được trợ giúp pháp lý sơ cấp được nhà bảo đảm chi trả 100% chi phí.

 

Miễn phí

Cấp độ 1: Người được TGPL được nhà nước bảo đảm chi trả 100% chi phí

Có thu phí

Cấp độ 2: Người được TGPL được nhà nước bảo đảm chi trả 50% chi phí. Còn lại người được TGPL phải thanh toán

Tổ chức, cá nhân thực hiện trợ giúp pháp lý

      4.Vấn đề trợ giúp pháp lý trong các tranh chấp quốc tế

      4.1. Phạm vi trợ giúp pháp lý

      Trợ giúp pháp lý được áp dụng trong các vụ việc dân sự, thương mại quốc tế. Trợ giúp pháp lý không áp dụng đối với những vụ việc tranh chấp quốc tế liên quan đến thuế, hải quan, hành chính.

       4.2. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận yêu cầu và thực hiện trợ giúp pháp lý

        Bộ Tư pháp là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, thụ lý đơn đề nghị trợ giúp pháp lý của nhà nước trong các tranh chấp quốc tế từ các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu.

       Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cung cấp trợ giúp pháp lý từ các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên khác của Liên minh Châu Âu, Bộ Tư pháp sẽ chuyển hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ việc tới một cơ quan hành chính thành hóa hoặc các Ban tương ứng. Bộ Tư pháp cũng có quyền yêu cầu bổ sung hoặc từ chối nhận đơn nếu hồ sơ, tài liệu còn thiếu theo quy định.

        Các Ban hoặc cơ quan hành chính thành phố sẽ thông báo cho người đề nghị trợ giúp pháp lý về quyết định cung cấp trợ giúp pháp lý của nhà nước.

       4.3. Cách thức thực hiện

       Người đề nghị trợ giúp pháp lý có quyền gửi đơn yêu cầu cung cấp trợ giúp pháp lý tới cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu nơi người đó thường trú/nơi người đó sinh sống hoặc Bộ Tư pháp của Cộng hòa Lít Va nếu vụ việc sẽ được đưa ra xét xử tại Tòa án của Cộng hòa Lít Va hoặc bản án được thi hành trên lãnh thổ Lít Va.

        Đơn đề nghị trợ giúp pháp lý và các tài liệu chứng minh về điều kiện được trợ giúp pháp lý của nhà nước được gửi tới Bộ Tư pháp bằng ngôn ngữ chính thức của Lít Va hoặc ngôn ngữ khác được sử dụng tại Uỷ ban Liên minh Châu Âu được Lít Va chấp nhận. Những tài liệu này không đòi hỏi phải hợp pháp hóa lãnh sự.     

         Từ các nghiên cứu của người viết tại một số quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu, theo tác giả, mô hình trợ giúp pháp lý tại Lít Va có những nét tương đồng như một số quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu: Phần Lan, Hà Lan….đó là mô hình trợ giúp pháp lý hỗn hợp, trong đó Nhà nước giữ vai trò chính đồng thời huy động sự tham gia của xã hội vào hoạt động trợ giúp pháp lý góp phần đảm bảo nhu cầu tiếp cận công lý của người dân trong xã hội./.

  Lê Văn Quang

Chi đoàn Cục trợ giúp pháp lý

 

[1] Xem: http://www.mofahcm.gov.vn/mofa/cn_vakv/euro/nr040823164750/ns170830101817

[2] Xem thêm điều 15, Luật Trợ giúp pháp lý 2005

[3] Xem khoản 3, điều 19, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2005

[4] Property levels also depend on the location of your residence and number of dependents. These numbers are differing by location. Edited 2015-07-01 By V. Smirnovas.