Bình chọn sự kiện trợ giúp pháp lý được đề xuất nổi bật năm 2022 của Ngành Tư pháp
Thực hiện Quy chế bình xét các sự kiện nổi bật hàng năm của Ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2196/QĐ-BTP ngày 26/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), Lĩnh vực Trợ giúp pháp lý vinh dự đề xuất 2/15 sự kiện nổi bật năm 2022 của Ngành Tư pháp là:
Thời hạn bình chọn kết thúc trước 11h ngày 16/12/2022 (Thứ sáu)
- Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao ký kết Chương trình phối hợp về người thực hiện Trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án nhân dân (Chương trình số 1603/CTPH-BBTP- TANDTC ngày 19/5/2022)
Ngày 18/5/2022, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao đã diễn ra lễ ký kết Chương trình phối hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án nhân dân.
Chương trình người thực hiện TGPL trực tại tòa án được ký kết và triển khai thực hiện sẽ bảo đảm tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý kịp thời trong tố tụng cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thuộc diện được trợ giúp pháp lý; hạn chế việc người dân thuộc diện trợ giúp pháp lý bị bỏ lỡ cơ hội được hỗ trợ pháp lý. Đồng thời, sự phối hợp chặt chẽ và nỗ lực của cán bộ ngành tư pháp và ngành Tòa án sẽ giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại và giúp quá trình tố tụng khách quan, đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiếp cận công lý cho người dân
Việc ký kết thực hiện Chương trình phối hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án nhân dân đồng thời là hoạt động mang nhiều ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 25 năm hình thành và phát triển của hoạt động trợ giúp pháp lý đồng hành cùng người nghèo, đối tượng chính sách và đối tượng yếu thế (Số thứ 12)
- Chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng I được thêm mới
Lần đầu có chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng I trong Thông tư số 05/2022/TT-BTP ngày 05/9/2022 (đây là lần đầu tiên trong các chức danh viên chức sự nghiệp thuộc ngành tư pháp quản lý có chức danh nghề nghiệp viên chức hạng I) khẳng định vị trí, vai trò, tính chuyên nghiệp của Trợ giúp viên pháp lý trong hệ thống chức danh nghề nghiệp viên chức.
Việc bổ sung chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng I là cần thiết bởi: Thứ nhất, qua quá trình công tác, trợ giúp viên pháp lý hạng II tiếp tục tích lũy nhiều kiến thức, kinh nghiệm và sẽ đảm đương một số nhiệm vụ đòi hỏi có trình độ chuyên môn, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cao hơn với vai trò hướng dẫn, tổ chức; đồng thời đảm đương thêm một số nhiệm vụ mới có tính chất phức tạp hơn như: thẩm định chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, đánh giá hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công, tham mưu cho Trung tâm trợ giúp pháp lý kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý, thực hiện mọi vụ việc khó khăn, phức tạp tại Tòa án nhân dân cấp cao đạt được các vụ việc trợ giúp pháp lý tố tụng thành công…; Thứ hai, trợ giúp viên pháp lý là một bên tham gia hoạt động tranh tụng cùng kiểm sát viên, thẩm phán (đều có ngạch cao cấp) nên việc xây dựng chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng I sẽ bảo đảm sự tương quan. (Số thứ tự 15)
Mời quý bạn đọc bình chọn 2 sự kiện trên tại đường link:
https://moj.gov.vn/qt/vote/Pages/binh-chon-su-kien-noi-bat-2020_v1.aspx
https://baophapluat.vn/binh-chon-su-kien-noi-bat-nam-2022-cua-nganh-tu-phap-post461650.html
https://tapchitoaan.vn/binh-chon-su-kien-noi-bat-nam-2022-cua-nganh-tu-phap7691.html
Trung tâm Thông tin, dữ liệu trợ giúp pháp lý