Đối tượng áp dụng bao gồm: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan, đơn vị trực thuộc; Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, đơn vị trực thuộc; Các cơ quan: Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các tổ chức, cá nhân liên quan khác.
Phương thức gửi, nhận báo cáo
- Việc cập nhập, tổng hợp thông tin, số liệu, duyệt và gửi, nhận báo cáo quy định tại Thông tư này thực hiện thông qua các chức năng của Hệ thống thông tin báo cáo của Vãn phòng Chính phủ (hệ thống). Riêng đối với Biểu số I.4/VPCP/TH tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
- Trường hợp Hệ thống có sự cố kỹ thuật dẫn tới không thể triển khai gửi, nhận báo cáo trong thời hạn quy định, việc gửi, nhận báo cáo được thực hiện bằng hình thức văn bản điện tử thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Ký số báo cáo: Cơ quan gửi báo cáo thực hiện ký số báo cáo và các biểu mẫu kèm theo, gói tin dữ liệu báo cáo trên Hệ thống theo quy định của pháp luật.
Các chế độ báo cáo định kỳ theo quy định của Thông tư bao gồm các loại sau:
Các chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Văn phòng Chính phủ;
Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
Báo cáo công tác kiểm soát thủ tục hành chính, triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
Báo cáo về tổ chức các cuộc họp;
Báo cáo kết quả gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng;
Báo cáo kết quả chuẩn hóa, điện tử hóa chế độ báo cáo và triển khai Hệ thống thông tin báo cáo của bộ, cơ quan, địa phương;
Báo cáo tình hình tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về Công báo.
Các chức năng của Hệ thống thông tin báo cáo của Văn phòng Chính phủ
Hệ thống có các chức năng đáp ứng yêu cầu quy định tại các
Điều 17, 18 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP, được vận hành, khai thác, duy trì hoạt động tại địa chỉ:
https://baocaochinhphu.gov.vn, gồm các nhóm chức năng chính như sau:
- Quản lý báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trừ nội dung đối với Biểu số I.4/VPCP/TH tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
- Quản lý báo cáo công tác kiểm soát thủ tục hành chính, triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
- Quản lý báo cáo về tổ chức các cuộc họp.
- Quản lý báo cáo về gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng.
- Quản lý báo cáo kết quả chuẩn hóa, điện tử hóa chế độ báo cáo và triển khai Hệ thống thông tin báo cáo của bộ, cơ quan, địa phương.
- Quản lý báo cáo tình hình tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về Công báo.
- Các phân hệ phần mềm báo cáo định kỳ, chuyên đề, đột xuất khác do Văn phòng Chính phủ chủ trì xây dựng.
Thông tư còn quy định
tài khoản quản trị, sử dụng, khai thác Hệ thống;
trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong quản lý, sử dụng, khai thác Hệ thống và
trách nhiệm thi hành Thông tư.
Thông tư này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2020 và bãi bỏ quy định tại Chương VIII và các biểu mẫu báo cáo tại các Phụ lục số XI, XII kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp
vụ kiểm soát thủ tục hành chính; bãi bỏ Thông tư số 01/2019/TT-VPCP ngày 09 tháng 4 năm 2019 sửa đổi, bổ sung
điểm đ khoản 2 Điều 11 Thông tư số 01/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực hiện quy định về Công báo tại Nghị định số
34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật./.