Hơn một thập kỷ trôi qua, trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, yêu cầu triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, nhiều đạo luật quan trọng mới được Quốc hội ban hành, nhiều chính sách cải cách được thông qua, trong đó có việc tăng cường cải cách pháp luật, cải cách tư pháp theo định hướng của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và yêu cầu chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, hoạt động trợ giúp pháp lý đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu, sửa đổi. Ngày 20/6/2017, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật trợ giúp pháp lý số 11/2017/QH14 với tỉ lệ 100% đại biểu Quốc Hội có mặt tán thành, tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển bền vững công tác trợ giúp pháp lý theo một tầm cao mới, vừa phù hợp với thực tiễn yêu cầu phát triển của đất nước, vừa hội nhập với xu hướng phát triển của khu vực và quốc tế. Có thể thấy rằng, về cơ bản, hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh về trợ giúp pháp lý của Việt Nam đã nội luật hóa các cam kết có liên quan trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, như: Công ước quốc tế về kinh tế, xã hội và văn hóa (CESCR); Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị (CCPR); Công ước về loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW); Công ước quốc tế về loại bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD); Công ước về quyền trẻ em (CRC); Công ước về quyền của người khuyết tật (CRPD)...
Hệ thống pháp luật về trợ giúp pháp lý ngày càng hoàn thiện. Hiện tại có khoảng 20 văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực điều chỉnh về lĩnh vực này; bao gồm 01 Luật, 01 Nghị định, 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 08 Thông tư liên tịch, 08 Thông tư của Bộ Tư pháp[1]. Các văn bản quy phạm pháp luật này đã tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất, điều chỉnh khá toàn diện công tác trợ giúp pháp lý từ diện người được trợ giúp pháp lý đến điều kiện tiêu chuẩn, quyền và nghĩa vụ của tổ chức và người thực hiện trợ giúp pháp lý; trách nhiệm và cơ chế phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan; cơ chế tài chính; mô hình tổ chức, quản lý nhà nước và sự tham gia của xã hội...
Ngoài các văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp về trợ giúp pháp lý, hiện nay có hơn 80 văn bản QPPL pháp luật khác có những quy định liên quan đến trợ giúp pháp lý; trong đó có 19 luật, 03 pháp lệnh, 25 nghị định, 01 nghị quyết của Chính phủ... Trong đó, phải kể đến các quy định về trợ giúp pháp lý trong các Bộ luậttố tụng như: Điều 71 Bộ Luật tố tụng hình sự quy định về trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng;Điều 76 Bộ Luật tố tụng hình sự quy định quy định về chỉ định người bào chữa; Điều 72, Điều 77, Điều 83, Điều 84 Bộ Luật tố tụng hình sự quy định người bào chữa, bảo vệ là Trợ giúp viên pháp lý; Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Điều 61 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định Trợ giúp viên pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Đồng thời, Điều 9, Điều 48, Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự 2015; Điều19, Điều 38 Luật Tố tụng hành chính 2015 đã bổ sung trách nhiệm của Nhà nước, của Thẩm phán bảo đảm quyền trợ giúp pháp lý của người thuộc diện được trợ giúp pháp lý. Những quy định này cùng với hệ thống văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý đã tạo thành hệ thống pháp luật toàn diện, thống nhất và đồng bộ cho việc bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của người dân.
Theo quy định tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình, nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người được trợ giúp pháp lý phải là người có khó khăn về tài chính[2].
Ngoài ra, nạn nhân bạo lực gia đình thuộc các đối tượng sau đây cũng sẽ được các tổ chức thực hiện TGPL cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí trong các vụ việc liên quan trực tiếp đến các quyền và lợi ích hợp pháp của họ:
- Nạn nhân bạo lực gia đình có mức thu nhập thuộc hộ nghèo (Thu nhập từ 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị) theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020).
- Nạn nhân bạo lực gia đình là Người có công với cách mạng: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; người có công giúp đỡ cách mạng.
- Nạn nhân bạo lực gia đình là người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Nạn nhân bạo lực gia đình là người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
- Nạn nhân bạo lực gia đình là người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo;
- Nạn nhân bạo lực gia đình là con Liệt sĩ có khó khăn về tài chính;
- Nạn nhân bạo lực gia đình là người cao tuổi có khó khăn về tài chính;
- Nạn nhân bạo lực gia đình là khuyết tật có khó khăn về tài chính;
- Nạn nhân bạo lực gia đình là Người nhiễm chất độc da cam có khó khăn về tài chính;
- Nạn nhân bạo lực gia đình là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự có khó khăn về tài chính;
- Nạn nhân bạo lực gia đình là Người nhiễm HIV có khó khăn về tài chính.
Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý đã mở rộng hơn điều kiện được trợ giúp pháp lý so với trước đây, theo đó tất cả trẻ em được hưởng trợ giúp pháp lý mà không kèm theo các điều kiện khác. Bên cạnh đó, nhằm bảo đảm thực hiện các quy định về quyền con người tại Hiến pháp năm 2013 và phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Luật Trợ giúp pháp lý còn quy định:Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự có khó khăn về tài chính cũng được trợ giúp pháp lý miễn phí.
Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý, trong đó có nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình và trẻ em bị bạo lực giới, phân biệt đối xử, công tác truyền thông về pháp luậttrợ giúp pháp lý và các văn bản pháp luật có liên quan đã được Bộ Tư phápvà các địa phương hết sức quan tâm, đẩy mạnh thực hiện bằng nhiều hình thức, phù hợp với điều kiện thực tế. Thời gian qua, Bộ Tư pháp đã tổ chức nhiều Hội nghị tập huấn về Luật trợ giúp pháp lývà các văn bản hướng dẫn thi hành; xây dựng nhiều phóng sự, bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng (trong đó có nhiều phóng sự về các vụ việc trợ giúp pháp lý cho trẻ em, nạn nhân bị bạo lực gia đình, người khuyết tật…), góp phần nâng cao nhận thức của xã hội, của các Bộ, ngành, các địa phương và người dân về trợ giúp pháp lý; giúp người dân, trong đó có nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình và trẻ em hiểu về quyền được trợ giúp pháp lý của họ, kịp thời tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý (miễn phí) của Nhà nước để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về việc cần cung cấp dịch vụ pháp lý có chất lượng cho người được trợ giúp pháp lý, trong đó có nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình và trẻ em bị bạo lực giới, phân biệt đối xử, trong thời gian qua, Bộ và toàn Ngành tư pháp đã rất quan tâm tới việc nâng cao năng lực cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý. Bên cạnh việc kiện toàn, phát triển tổ chức thực hiện, đổi mới phương thức quản lý, đánh giá chất lượng; bố trí nguồn kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp; tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan…, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành có liên quan, các địa phương đã trú trọng tới việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng hành nghề cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý. Nhiều tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ; nhiều lớp tập huấn cập nhật kiến thức, tập huấn chuyên sâu về kỹ năng tham gia tố tụng dân sự, hình sự, hành chính và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho trẻ em, phụ nữ, nạn nhân bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực giới… đã được tổ chức ở cả trung ương và địa phương, được các học viên đánh giá cao về chất lượng. Ví dụ, các tài liệu hướng dẫn về nghiệp vụ; các lớp tập huấn về kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý cho trẻ em do tổ chức UNICEF hỗ trợ; kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới do tổ chức UNODC hỗ trợ…
Ngoài ra, thời gian qua, các tổ chức và người thực hiện trợ giúp pháp lý trong cả nước đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp chính quyền, các cơ quan tổ chức hữu quan ở Trung ương và địa phương; sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là các cơ quan tiến hành tố tụng ở Trung ương và địa phương, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội bảo vệ quyền trẻ em… trong việc thông tin, chuyển gửi vụ việc và phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý.
Theo số liệuthống kê của các địa phương, số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý cho nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình và trẻ em từ năm 2016 đến nay, như sau:
Stt | Năm | Tổng số | Trong đó | |
trẻ em | Nạn nhân bạo lực gia đình khó khăn TC | |||
1 | 2016 | 87.421 | 3478* | 315 |
2 | 2017 | 85.987 | 4736** | 114 |
3 | 2018 | 50.547 | 2684 | 197 |
4 | 05/2019 | 16.345 | 1584 | 110 |
Tổng số | 513.184 | 12482 | 736 |
* Năm 2016: chỉ trẻ em không nơi nương tựa được TGPL
** Năm 2017: gồm cả trẻ em không nơi nương tựa và trẻ em theo quy định của Luật trẻ em 2016
Từ khi triển khai thực hiện Đề án đổi mới công tác trợ giúp đến nay, Số vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng tăng lên hàng năm và chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số vụ việc trợ giúp pháp lý cho nhóm đối tượng này. Ví dụ, năm 2018, số vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng hình sự cho trẻ em chiếm hơn 80% số vụ việc trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực hình sự cho trẻ em và chiếm gần 50% tổng số vụ việc trợ giúp pháp lý cho trẻ em. Một số địa phương thực hiện nhiều vụ việc trợ giúp pháp lý cho trẻ em như thành phố Hà Nội 703 vụ, thành phố Hồ Chí Minh 549 vụ, Quảng trị 185 vụ. Một số địa phương thực hiện nhiều vụ việc trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính như: Hà Nam 66 vụ, Hà Nội 42 vụ.
Phần lớn các vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện đều đạt chất lượng và chất lượng tốt theo quy định của pháp luật, đặc biệt, các vụ việc tham gia tố tụng đều được các Trung tâmtrợ giúp pháp lýtạo điều kiện phân công các Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư có nhiều kinh nghiệm thực tế, am hiểu tâm lý phụ nữ, trẻ em để thực hiện việc trợ giúp pháp lý cho các đối tượng này. Nhiều luận cứ bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích của người thực hiện trợ giúp pháp lý đã được ghi nhận tại các bản án của Tòa án các cấp; có nhiều vụ việc thành công, mức phạt tòa tuyên thấp hơn so với mức phạt khi khởi tố hoặc chuyển khung hình phạt.
Thứ nhất, Vì nhiều lý do khác nhau nên nhiều người thuộc diện được trợ giúp pháp lý, nhất là phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, nạn nhân bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục… thường muốn giấu kín vụ việc hoặc cam chịu, không chia sẻ thông tin khi có vụ việc xảy ra;hay một số người dân tộc thiểu số không biết chữ, không nói được tiếng phổ thông; hay một số người khuyết tật không dễ dàng vượt qua mặc cảm để thể hiện ý muốn của mình… Điều này đặt ra thách thức không nhỏ trong việc phát hiện và có những biện pháp hỗ trợ phù hợp của các cơ quan, tổ chức hữu quan và cũng là thách thức cho những người thực hiện trợ giúp pháp lý tiếp cận và thực hiện vụ việc.
Thứ hai, công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý tại một số vùng miền núi, hải đảo còn chưa được thường xuyên. Nội dung truyền thông có chỗ còn chưa thật sự phong phú và hấp dẫn, chưa phù hợp với các đối tượng đặc thù,chưa chú ý yếu tố giới,tuổi tác, tâm lý, hoàn cảnh và địa bàn sinh sống của người dân; chưa phản ánh sinh động thực tế công tác trợ giúp pháp lý nên chưa thu hút sự quan tâm của xã hội, người dân về công tác này.
Thứ ba,sự thông tin, phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện một số hoạt động hay nhiệm vụ của mình có lúc, có nơi chưa được kịp thời, chưa hiệu quả. Việc chuyển, gửi vụ việc từ các cơ quan, tổ chức có liên quan đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và ngược lại đôi khi chưa được thường xuyên, đầy đủ và kịp thời. Một số tổ chức xã hội ở địa phương chưa thực sự tích cực, chủ động, phát huy các nguồn lực trong việc hỗ trợ, thông tin và phối hợp với tổ chức và người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Thứ tư, đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý của một số tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng làm việc với nạn nhân bạo lực gia đình (đặc biệt là những đối tượng đặc thù như người già, phụ nữ bị mua bán, bị nhiễm HIV, bị khuyết tật…) và trẻ em (đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như trẻ bị bỏ rơi, trẻ khuyết tật, trẻ bị nhiễm HIV/AID, trẻ bị xâm hại tình dục…).
Tăng cường công tác thông tin[3] và truyền thông[4] về trợ giúp pháp lý giúp người dân biết được những nội dung cơ bản vềtrợ giúp pháp lý, quyền được trợ giúp pháp lý để có thể chủ động yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết, đặc biệt khi nạn nhân là phụ nữ, trẻ em là một giải pháp cần thiết. Đồng thời, truyền thông về trợ giúp pháp lý còn giúp nâng cao nhận thức về hoạt động trợ giúp pháp lý của các cơ quan, tổ chức và cá nhân, từ đó họ có thể chủ động, tích cực tham gia vào quá trình giám sát, đánh giá, kiểm chứng chất lượng trợ giúp pháp lý.
Cần đa dạng các phương thức truyền thông như trang tin, tờ gấp, báo, đài phát thanh, truyền hình, loa phóng thanh xã, thôn, bản;giải thích của các cơ quan tiếp dân, văn phòng luật sư, các tổ chức chính trị - xã hội (hội nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh, đoàn thanh niên...), tổ hòa giải cơ sở, tổ dân phố; đặt các Bảng thông tin, hộp tin giới thiệu về Trung tâm và các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đặt tại trụ sở cơ quan tiến hành tố tụng, Trại tạm giam, Nhà tạm giữ, trụ sở Uỷ ban nhân dân các cấp, trường học, bệnh viện, Trạm y tế, Bưu điện Văn hoá xã…Đổi mới cách thức truyền thông như: xây dựng phóng sự, phim truyền hình, phim tài liệu; các thông điệp quảng bá, khẩu hiệu; hình ảnh, tranh minh họa; các câu hỏi, đáp về trợ giúp pháp lý, các tình huống pháp luật v.v…
Tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức trợ giúp pháp lý với các cơ quan có liên quan (cơ quan tố tụng, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là các cơ quan, tổ chức có chức năng đại diện và bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em như Hội liên hiệp phụ nữ các cấp, ...) để phát hiện và trợ giúp pháp lý kịp thời cho nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình và trẻ em bị bạo lực giới, phân biệt đối xử;Các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã chủ động tiếp cận, xử lý các thông tin liên quan đến người được TGPL là phụ nữ, trẻ em gái trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ;
Xây dựng các kênh thông tin kết nối giữa tổ chức trợ giúp pháp lý, người thiện trợ giúp pháp lý với các cơ quan hữu quan có liên quan; cần có giải pháp để khai thác, tận dụng các lợi thế của internet như facebook, Fanbook, Twitter, youtube, titok, zalo, viber…để không chỉ nạn nhân, người quen, hàng xóm, bạn bè, báo chí…có thể chuyển tải thông tin phù hợp về các vụ việc hoặc các biện pháp, cách thức phòng, chống, xử lý khi có dấu hiệu của bạo lực gia đình, bạo lực giới hoặc phân biệt đối xử. Tuy nhiên, do tính nhạy cảm của vụ việc, yếu tố đặc thù, dễ bị tổn thương của nạn nhân nên cũng cần tính đến việc tuân thủ đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật về bảo đảm an toàn thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
Có thể thành lập các đội, nhóm, tổ phản ứng nhanh tại cơ sở với sự tham gia của cán bộ tư pháp xã, công an xã, phụ nữ, thanh niên, những nhà hoạt động xã hội…kết nối với người thực hiện trợ giúp pháp lý để có thể sớm phát hiện vụ việc bạo lực gia đình, bạo lực tình dục, bạo lực trên cơ sở giới, những vụ việc liên quan đến trẻ em…và kịp thời cung cấp những dịch vụ thiết yếu bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân; kịp thời cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý cho đối tượng yếu thế này;
Thiết lập cơ chế phản ứng nhanh giữa các cơ quan, đặc biệt là những cơ quan bảo vệ trẻ em, các cơ quan tố tụng và tổ chức trợ giúp pháp lý nhằm có những giải pháp hỗ trợ kịp thời cho người được TGPL là nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình và trẻ em bị bạo lực giới, phân biệt đối xử trong mỗi giai đoạn nhất định;
Thiết lập đường dây nóng với những con số dễ nhớ, dễ sử dụng trực 24/24 được lắp đặt ở cả trung ương và địa phương.
-Tập trung thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, nhất là vụ việc tham gia tố tụng để kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích cơ bản của những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương;
- Tăng cường quản lý chất lượng;kiểm tra, thẩm định, đánh giá chất lượng vụ việc; huy động đội ngũ chuyên gia pháp luật, luật sư và người thực hiện trợ giúp pháp lý... có nhiều kinh nghiệm tham gia đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý. Đồng thời đề cao cơ chế lấy ý kiến của người được trợ giúp pháp lý hoặc người thân của họ; ý kiến của các cơ quan liên quan, nhất là các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý nhằm từng bước nâng cao chất lượng của hoạt động trợ giúp pháp lý và trách nhiệm của người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Thực hiện các biện pháp phù hợp để thu hút các nguồn lực xã hội tham gia công tác trợ giúp pháp lý thông qua việc ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với luật sư, cộng tác viên, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật; thực hiện đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý cho các tổ chức có đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác trợ giúp pháp lý của địa phương.Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo theo hướng tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trợ giúp pháp lý đặc biệt là kỹ năng trợ giúp cho các đối tượng đặc thù là phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người già... trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính.
Nâng cao trách nhiệm của luật sư với tư cách là người bảo vệ công lý khi tham gia trợ giúp pháp lý cần nhiệt tình, có trách nhiệm, bảo đảm cung cấp dịch vụ pháp lý có chất lượng khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các đối tượng dễ bị tổn thương.
Các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường việc hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra về tổ chức và hoạt động của Trung tâm và cáctổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý để bảo đảm hoạt động trợ giúp pháp lý được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm chất lượng; kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Cần quan tâm hơn nữa tới công tác khen thưởng, nêu gương người tốt, việc tốt, tôn vinh những điển hình, có đóng góp tích cực cho công tác trợ giúp pháp lý.
Xây dựng cơ chế thực hiện, kiểm tra, giám sát, phản hồi kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của người dân liên quan đến chất lượng vụ việc và tổ chức, hoạt động của Trung tâm và tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.
Phát huy hơn nữa vai trò giám sát của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cũng như các cơ quan thông tin, báo chí đối với việc triển khai Luật trợ giúp pháp lý và các văn bản pháp luật có liên quan, tổ chức và hoạt động của Trung tâm và các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.
Bảo đảmcơ sở vật chất (trụ sở làm việc và các trang thiết bị) phù hợp với tính đặc thù của người được trợ giúp pháp lý, ví dụ trụ sở làm việc dễ nhận biết, dễ tiếp cận; có lối đi cho người khuyết tật; có địa điểm tiếp thân thiện với trẻ em; có phòng riêng hoặc địa điểm phù hợp cho nạn nhân bạo lực gia đình trình bày vụ việc ...
Bảo đảmkinh phí cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý để thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý chuyên biệt cho nhóm đối tượng yếu thế, đặc biệt là phụ nữ, người già, trẻ em thông qua các biện pháp truyền thông, hỗ trợ cho việc thực hiện các vụ việc trợ giúp pháp lý đặc biệt là các vụ việc phức tạp, điển hình;tăng cường năng lực cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý cho các đối tượng này...
Mở rộng hơn nữa các mối quan hệ hợp tác quốc tế song phương, đa phương và khu vực; các diễn đàn hợp tácchuyên sâu về trợ giúp pháp lý. Tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện trợ giúp pháp lý, đặc biệt là việc trợ giúp pháp lý cho nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình và trẻ em bị bạo lực giới, phân biệt đối xử. Cần có thêm các hoạt động hợp tác cụ thể nhằm hỗ trợ cho việc tăng cường năng lực cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý; xây dựng các biện pháp huy động nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động và công tác quản lý trợ giúp pháp lý trong thời gian tới.
Trần Nguyên Tú,
Phó trưởng phòng,
Phòng Tài chính và Quản lý chất lượng, Cục Trợ giúp pháp lý
[1]Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;Thông tư 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2018 cúa Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn một số giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý;Thông tư số 09/2018/TT-BTP ngày 21/06/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình;Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng; Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28/08/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số hoạt động trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;Quyết định số 09/2008/QĐ-BTP ngày 08/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý…
[2]Người thuộc hộ cận nghèo hoặc là người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật
[3]Các thông tin về trợ giúp pháp lý như: đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý; các quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý; các quyền và nghĩa vụ của tổ chức và người thực hiện trợ giúp pháp lý; các hình thức, phạm vi, lĩnh vực trợ giúp pháp lý; thủ tục để yêu cầu trợ giúp pháp lý; các trường hợp từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý; các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý; địa chỉ, điện thoại liên hệ của các tổ chức trợ giúp pháp lý; danh sách Trợ giúp viên pháp lý, luật sư, cộng tác viên thực hiện vụ việc...
[4]Đặc biệt là các vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp điển hình, thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội đã thành công trong thời gian qua, như những vụ việc bạo lực gia đình, bạo lực tình dục, phân biệt đối xử và bạo lực trẻ em tại nhà trường, công cộng, gia đình…