1. Khái quát lịch sử trợ giúp pháp lý ở Bỉ
Từ khi Bỉ giành được độc lập, các đoàn Luật sư Bỉ thành lập văn phòng tư vấn và bảo vệ. Các văn phòng này do Hội đồng đoàn luật sư điều hành. Những người này tìm kiếm công lý cho những người có thu nhập thấp để họ có luật sư bào chữa miễn phí. Pháp luật không quy định điều kiện về thu nhập và trưởng văn phòng chỉ định luật sư miễn phí. Pháp luật không quy định quyền có luật sư miễn phí hoặc tư vấn miễn phí, đây được xem như một ân huệ, phụ thuộc vào ý kiến cá nhân của trưởng văn phòng. Các luật sư không được Chính phủ trả thù lao. Việc đại diện miễn phí trước tòa án cho người nghèo là một phần của chương trình đào tạo nghề. Khi chương trình đào tạo kết thúc thì luật sư cũng không còn nghĩa vụ giúp đỡ miễn phí cho người nghèo nữa.
Đầu thế kỷ thứ 20, Liên đoàn Luật sư cũng thực hiện tư vấn pháp luật cho thành viên của họ. Đó là sự nỗ lực quan trọng để phá bỏ thế độc quyền của luật sư. Luật sư bị các đoàn luật sư địa phương cấm hợp tác với các hiệp hội này trong việc tư vấn pháp luật.
Cuối thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70 các sinh viên luật thành lập các văn phòng pháp lý. Các tổ chức xã hội như tổ chức người tiêu dùng và hội người thuê nhà… cũng bắt đầu thực hiện tư vấn pháp lý miễn phí. Các tổ chức này chỉ trích cách mà đoàn luật sư quan tâm đến nhóm đối tượng yếu nhất trong xã hội đang kiếm tìm công lý. Thay vì tổng hợp những chỉ trích này đoàn luật sư bảo vệ mình bằng cách phủ nhận những lời phản đối này và tuyên bố rằng họ là chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý tốt nhất. Khởi đầu, đoàn luật sư không cho phép nhân viên tham gia các văn phòng pháp lý hoặc các tổ chức tiến bộ khác.
Các công việc về trợ giúp pháp lý chủ yếu vẫn do giới luật sư thực hiện, đặc biệt là những người đang tập sự. Vào năm 1980 mô hình từ thiện chính thức kết thúc và mô hình chăm sóc pháp lý ra đời. Mô hình này dựa trên nguyên tắc là Nhà nước sẽ chi trả thù lao cho luật sư tư. Mô hình này được duy trì đến năm 1984 trước khi Bộ Tư pháp dành khoản ngân sách 75 triệu Francs Bỉ để những người thực tập luật sư thực hiện công việc của họ. Luật Trợ giúp pháp lý mở rộng việc trả thù lao cho những luật sư sẵn lòng cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo đang tìm kiếm công lý. Tuy nhiên, kinh phí này được sử dụng không phù hợp. Cũng trong thời gian này Đoàn Luật sư ban hành hướng dẫn đối với tất cả các đoàn luật sư địa phương về việc xác định điều kiện thu nhập tối thiểu. Tuy nhiên, sáng kiến này không thuyết phục, năm 1994 điều 23 Hiến pháp Bỉ quy định mọi người đều có quyền được trợ giúp pháp lý.
Năm 1998, Chính phủ liên bang thông qua Luật Trợ giúp pháp lý. Đó là sự thay đổi căn bản đối với hệ thống trợ giúp pháp lý cũ, hệ thống đó được biết đến với đặc tính tùy tiện và không khả thi.
2. Hệ thống trợ giúp pháp lý
Theo Luật Trợ giúp pháp lý năm 1998 có hai cơ quan trợ giúp pháp lý được thành lập ở cấp quận là Ủy ban trợ giúp pháp lý và Văn phòng trợ giúp pháp lý.
3. Cơ quan quản lý về trợ giúp pháp lý
Ở Bỉ, trợ giúp pháp lý chủ yếu do giới luật sư quản lý. Thế kỷ thứ 19 nhấn mạnh rằng lòng từ thiện được coi là nền tảng của trợ giúp pháp lý và kéo dài cho đến năm 1993 trước khi trợ giúp pháp lý trở thành quyền cơ bản trong Luật Trợ giúp pháp lý 1998.
Trợ giúp pháp lý sơ cấp được thực hiện trong khuôn khổ của Ủy ban Trợ giúp pháp lý. Ủy ban này hoạt động dưới sự bảo trợ của Đoàn Luật sư. Việc tư vấn do luật sư thực hiện. Trợ giúp pháp lý thứ cấp hoặc tham gia tố tụng trong hoặc ngoài tòa án được giao cho Văn phòng trợ giúp pháp lý, các Văn phòng này được thành lập ở Đoàn Luật sư ở địa phương. Không có luật sư được trả lương trong hệ thống trợ giúp pháp lý. Mặt khác, việc quyết định trợ giúp pháp lý được giao cho Tòa án. Tuy nhiên, ở Bỉ Đoàn Luật sư không có vị trí độc quyền trong dịch vụ tư vấn pháp luật. Trong thực tế, nhiều nhà cung cấp dịch vụ năng động trong hoạt động trợ giúp pháp lý và thị trường thương mại trợ giúp pháp lý.
a. Ủy ban Trợ giúp pháp lý
Cơ cấu tổ chức: Ủy ban gồm có các thành viên của Đoàn Luật sư địa phương (một nửa thành viên của Ủy ban), thành viên của các tổ chức bảo trợ xã hội địa phương (25%) và thành viên của các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý như là tổ chức của người tiêu dùng, người thuê nhà (25% còn lại).
Ủy ban họp 4 lần 1 năm và do Chủ tịch điều hành (chủ tịch là luật sư tư)
Nhiệm vụ, quyền hạn: Ở mỗi quận (27 quận) có nhiệm vụ tổ chức hoạt động tư vấn của luật sư tư để tư vấn pháp luật. Ủy ban sẽ quyết định việc tổ chức tư vấn miễn phí ở đâu. Đa số thường diễn ra ở Sở Tư pháp hoặc Tòa án. 90% kinh phí do Bộ Tư pháp cấp được sử dụng để thực hiện việc tư vấn này và dùng để trả cho luật sư tư. Việc này dẫn đến kết luận là các ủy ban được thực hiện để cho phép luật sư tư cạnh tranh với các tổ chức khác trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn trên thị trường dịch vụ pháp lý.
Do sự bùng nổ của thị trường tư vấn pháp luật và thiếu sự nhìn nhận thấu đáo về việc những người này đang thực hiện việc gì, mỗi Ủy ban hỗ trợ việc điều phối và hợp tác giữa các Trung tâm trợ giúp pháp lý khác nhau. Luật Trợ giúp pháp lý 1998 thậm chí cho phép khả năng dàn xếp công việc giữa các trung tâm này hợp tác.
Nhiệm vụ thứ 3 là cung cấp thông tin về trợ giúp pháp lý đến với công dân, đặc biệt là đến với nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội.
Cuối cùng Ủy ban có nhiệm vụ giám sát báo cáo hàng năm của Ủy ban và Văn phòng trợ giúp pháp lý. Ủy ban cũng có quyền tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp các vấn đề về trợ giúp pháp lý. Sự tư vấn này không có tính bắt buộc đối với Bộ trưởng.
Các Ủy ban đều hoạt động độc lập, không có cơ quan điều phối. Các Ủy ban đều gửi báo cáo hoạt động hằng năm đến Bộ Tư pháp nhưng Bộ Tư pháp thường không quan tâm đến những báo cáo này. Các Ủy ban cho rằng Bộ Tư pháp nhận báo cáo và lưu trữ. Cho đến nay Bộ Tư pháp chưa đưa ra nhận xét gì ngoại trừ việc sử dụng kinh phí.
Như vậy, có thể thấy dịch vụ trợ giúp pháp lý rời rạc và không có hệ thống. Có nhiều nhà cung cấp nhưng không có cơ quan nào điều hành để thực hiện chức năng điều phối dịch vụ pháp lý sơ cấp hoặc để tăng cường sự phối hợp giữa những người cung cấp dịch vụ này. Cùng lúc đó, Đoàn Luật sư có cơ hội được củng cố vị trí của mình trong việc cung cấp giúp đỡ pháp lý sơ cấp. Nhiệm vụ cơ bản của Ủy ban là tổ chức trợ giúp pháp lý sơ cấp của luật sư. Ủy ban do Chính phủ liên bang cấp kinh phí hoạt động (Bộ Tư pháp), các tổ chức bảo trợ xã hội chủ yếu do Chính phủ bang tài trợ kinh phí hoạt động.
b. Văn phòng trợ giúp pháp lý
Văn phòng trợ giúp pháp lý trực thuộc Đoàn luật sư địa phương. Đoàn luật sư điều hành công việc của Văn phòng. Văn phòng chỉ định luật sư cho người không có khả năng thuê luật sư. Luật Trợ giúp pháp lý quy định phải chỉ định luật sư cho một người khi họ muốn có được tư vấn chi tiết, cần có sự trợ giúp của luật sư hoặc muốn được đại diện trước tòa. Ban đầu sự ra đời của các văn phòng này không mang tính đổi mới. Văn phòng chỉ là sự tiếp nối của Văn phòng tư vấn trước đây. Luật Trợ giúp pháp lý mô tả tường tận hơn các nguyên tắc để có và chỉ định luật sư miễn phí. Đó là sự chính thức hóa các tập quán đã tồn tại ở giai đoạn trước.
Có ba cách để nhận sự trợ giúp của luật sư. Trong trường hợp khẩn cấp luật sư có thể nhận bào chữa, tuy nhiên phải thông báo ngay cho văn phòng và phải được văn phòng chấp thuận. Tất cả luật sư có thể tham gia vào hệ thống trợ giúp pháp lý miễn phí sẽ được lập danh sách theo chuyên môn của họ. Một người có thể lựa chọn luật sư trong những danh sách này và liên lạc với họ. Trong trường hợp này luật sư sẽ thụ lý và giải quyết vụ việc miễn phí. Một số luật quy định luật sư có nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho tù nhân, người có nhược điểm về tâm thần, người chưa thành niên,…
4. Đối tượng trợ giúp pháp lý
Những người sau đây mà vụ việc có căn cứ thắng kiện và có thể chứng minh thu nhập không đủ chi trả dịch vụ pháp lý sẽ được trợ giúp pháp lý:
- Người có quốc tịch Bỉ;
- Người nước ngoài theo quy định các điều ước quốc tế;
- Công dân các nước thành viên Cộng đồng Châu Âu;
- Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Bỉ;
- Người nước ngoài tham gia tố tụng theo quy định tại Luật về tiếp cận lãnh thổ, nơi cư trú, cho nhập cảnh và xuất cảnh người nước ngoài.
Giúp đỡ pháp lý sơ cấp miễn phí và giúp đỡ pháp lý thứ cấp miễn phí toàn bộ hoặc một phần và trợ giúp pháp lý được thực hiện cho những người sau đây:
Tùy thuộc vào bằng chứng chứng minh nguồn thu nhập:
- Người độc thân có thể cung cấp tài liệu chứng cứ cho luật sư, văn phòng giúp đỡ pháp lý, Văn phòng trợ giúp pháp lý hoặc Tòa án rằng thu nhập hàng tháng sau khi trừ thuế thấp hơn 666 UER;
- Người độc thân có người phụ thuộc hoặc một người sống chung với người khác như vợ chồng hoặc một người khác như là một hộ gia đình có thể cung cấp bằng chứng cho luật sư, Văn phòng giúp đỡ pháp lý, Văn phòng trợ giúp pháp lý hoặc Tòa án rằng thu nhập hàng tháng của hộ gia đình sau khi trừ thuế là dưới 857 UER.
Những người đương nhiên được giúp đỡ pháp lý và trợ giúp pháp lý
Giúp đỡ pháp lý miễn phí hoàn toàn hoặc một phần và trợ giúp pháp lý có thể được cung cấp trong những trường hợp sau:
- Người sống một mình cung cấp bằng chứng cho luật sư, Văn phòng giúp đỡ pháp lý, Văn phòng trợ giúp pháp lý, hoặc Tòa án rằng thu nhập hàng tháng trong khoảng từ 666 UER và dưới mức này cộng với 18%
- Người sống một mình sống với người phụ thuộc hoặc một người sống chung như vợ chồng với người khác hoặc sống chung với bất kỳ ai như hộ gia đình cung cấp bằng chứng cho luật sư, Văn phòng giúp đỡ pháp lý, Văn phòng trợ giúp pháp lý, hoặc Tòa án rằng thu nhập hàng tháng trong khoảng từ 857 UER và dưới mức này cộng với 18%.
5. Thủ tục trợ giúp pháp lý
Trưởng văn phòng có quyền quyết định trợ giúp pháp lý miễn phí. Trưởng văn phòng có thể từ chối trợ giúp pháp lý hoặc rút quyết định trợ giúp pháp lý nếu đối tượng trợ giúp pháp lý không hợp tác hoặc vụ việc có khả năng không thể bào chữa.
Nếu một người bị từ chối trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại đến tòa lao động trong vòng 1 tháng kể từ khi có quyết định từ chối. Trưởng văn phòng có nghĩa vụ thông báo cho người bị từ chối về khả năng chuyển vụ việc đến tòa án cao hơn. Nếu quyết định của tòa lao động vẫn giữ nguyên như quyết định của trưởng văn phòng thì đối tượng trợ giúp pháp lý có thế khiếu nại đến Tòa phúc thẩm lao động.
Trong trường hợp có kháng cáo thì Tòa lao động/Tòa phúc thẩm lao động sẽ quyết định xem người kháng cáo quyền được trợ giúp pháp lý một phần hay toàn bộ hay không.
6. Kinh phí
Hàng năm, Bộ Tư pháp dành một khoản kinh phí để trả thù lao cho luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý. Trung bình mỗi năm kinh phí dành cho hoạt động trợ giúp pháp lý là 2,8 UER/người. Kinh phí chi trả thù lao cho luật sư rất thấp, tuy nhiên, nhiều luật sư tư vẫn tham gia trợ giúp pháp lý và một phần thu nhập của họ phụ thuộc vào hoạt động trợ giúp pháp lý.
7. Lĩnh vực trợ giúp pháp lý
Trợ giúp pháp lý được thực hiện ở tất cả các lĩnh vực.
8. Thu phí
Người đơn thân có thu nhập hàng tháng dưới từ 666 UER thì được trợ giúp pháp lý hoàn toàn miễn phí. Nếu thu nhập từ 666 đến 857 UER/tháng thì phải trả một phần phí. Tùy thuộc vào thu nhập, mức đóng góp có thể từ 50 đến 125 UER (Mức đóng góp do trưởng văn phòng trợ giúp pháp lý quyết định).
Người đã kết hôn, người có người sống chung hoặc người đơn thân có người sống phụ thuộc mà có thu nhập vượt quá 857 UER/tháng thì được trợ giúp pháp lý miễn phí hoàn toàn (mỗi người sống phụ thuộc được cộng thêm 78 UER. Nếu thu nhập của đối tượng này từ 857 - 1.011 UER/ tháng (mỗi người sống phụ thuộc được cộng thêm 78 UER) thì phải trả một phần phí trợ giúp pháp lý. Mức phí đóng góp do Trưởng văn phòng trợ giúp pháp lý quyết định.
Phan Thị Thu Hà - Trưởng phòng Phòng Chính sách và Quản lý nghiệp vụ TGPL