NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HƠN NỮA CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

24/02/2017
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Năm 2016, là năm Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Quảng Bình (TGPL) tập trung thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt được mục tiêu của Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý, trong đó trọng tâm là nâng cao chất lượng vụ việc TGPL, đặc biệt là vụ việc tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, tư vấn pháp luật; nâng cao chất lượng nguồn lực tham gia TGPL, đảm bảo chỉ tiêu tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý; tăng cường truyền thông về TGPL.

Để hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của Ngành Tư pháp nói chung và trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý nói riêng trong điều kiện rất đặc thù của địa phương, của Ngành và những khó khăn gay gắt, ngoài tầm kiểm soát như sự cố môi trường biển do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa gây ra, hạn hán và lũ chồng lũ. Tuy nhiên dưới sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Đảng ủy, Lãnh đạo Sở Tư pháp, tập thể Cấp ủy, Lãnh đạo và toàn thể CCVC-LĐ của Trung tâm đã có bản lĩnh chính trị vững vàng, đoàn kết, thống nhất, yêu Ngành, yêu nghề đặc biệt luôn xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu trên tinh thần phát huy tính chủ động sáng tạo của cá nhân và cộng đồng trách nhiệm của tập thể lãnh đạo đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao như: kiện toàn bộ máy các phòng, Chi nhánh; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho người thực hiện TGPL; chất lượng vụ việc ngày càng được nâng cao nhất là các vụ việc tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý đã giúp cho quá trình tố tụng của các cơ quan tố tụng khách quan, chính xác, giúp người tiến hành tố tụng giải quyết vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, người được TGPL yên tâm, tin tưởng, phấn khởi ( có 31/67 vụ án sơ thẩm có mức hình phạt thấp hơn hoặc bằng mức thấp nhất theo đề nghị của Kiểm sát viên; 17/22 vụ án phúc thẩm được giảm án); không có đơn thư phản ánh, khiếu nại về chất lượng vụ việc TGPL; tổ chức TGPL lưu động tại 25 thôn, bản và tư vấn pháp luật cho 184 đối tượng; các hoạt động truyền thông được triển khai với nhiều hình thức phong phú, sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân (Lắp đặt 30 Bảng thông tin, 30 Hộp tin về TGPL; phát miễn phí 34.100 tờ rơi phát luật; tuyên truyền trên Đài PT-TH tỉnh và 7 Đài Truyền thanh các huyện, thị xã, Báo Quảng Bình…) thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách hành chính, kiểm soát TTHC trong lĩnh vực TGPL; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông, xây dựng đơn vị văn hóa.

Tuy nhiên, hoạt động TGPL vẫn gặp một số khó khăn, vướng mắc như: đối tượng, địa bàn được hưởng các chính sách TGPL chủ yếu ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, bãi ngang ven biển, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn... trong khi nguồn kinh phí hỗ trợ triển khai còn hạn chế. Quá trình triển khai các hoạt động nhất là hoạt động ở cơ sở phụ thuộc nhiều vào mùa vụ của bà con, vào thiên nhiên mưa lũ thất thường. Chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm hiện nay là chưa tính đến đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập và hoạt động TGPL (đơn vị sự nghiệp không có thu nhưng không có chế độ phụ cấp công vụ). Hiện nay, Chi nhánh TGPL số 1 và số 5 chưa được UBND huyện bố trí phòng làm việc, phải mượn tạm phòng của đơn vị khác ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và người dân đi lại khó khăn. Việc xây dựng Đề án vị trí việc làm và sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế theo Đề án đổi mới công tác TGPL chưa thực hiện được do chưa có văn bản hướng dẫn và còn nhiều vướng mắc.  

Năm 2017 có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo tiền đề cho bước phát triển của cả nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Là năm thể chế về công tác TGPL có nhiều thay đổi khi Quốc hội  thông qua dự án Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi). Đặc biệt là công tác TGPL đang thực hiện chuyển hướng chiến lược, người được TGPL được đặt ở vị trí trung tâm, chất lượng vụ việc TGPL phải tương đương với dịch vụ của luật sư cung cấp trên thị trường. Điều đó đòi hỏi cần phải có đầy đủ nguồn lực và chất lượng nguồn lực (con người và kinh phí) để đảm bảo quyền được TGPL của người dân mà Quốc hội khóa XIII đã bổ sung một cách đầy đủ và triệt để trong các Bộ luật, Luật quan trong như: Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam...

 Để đáp ứng các yêu cầu trên, đảm bảo vị trí của người được TGPL luôn đặt ở trung tâm của công tác TGPL, Trung tâm TGPL cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp sau:

- Tiếp tục đổi mới phương pháp chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Trung tâm, Lãnh đạo phòng, Chi nhánh; gắn việc triển khai các nhiệm vụ cụ thể với trách nhiệm của từng cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu theo Quy định số 01-QĐ/TU ngày 03/3/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy quy định về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; quyết liệt hơn trong công tác chỉ đạo, điều hành. Tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ Nhân dân của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động đặc biệt là những Trợ giúp viên pháp lý trực tiếp thực hiện TGPL. Kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm của công chức, viên chức, người lao động theo đúng quy định. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, khơi dậy lòng tự hào nghề nghiệp, yêu ngành, yêu nghề. Xây dựng Kế hoạch toàn khóa, kế hoạch hàng năm của tập thể, cá nhân để tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về ”Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn kết chặt chẽ với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI  ”Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” vào trong từng nhiệm vụ chuyên môn cụ thể. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng với các hình thức phù hợp theo hướng chuyên sâu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng tranh tụng cho Trợ giúp viên pháp lý, tăng cường tập sự thực tiễn cho chuyên viên pháp lý; đặc biệt không ngừng rèn luyện đạo đức công vụ và bản lĩnh nghề nghiệp để vừa đảm bảo chất lượng cung cấp dịch vụ cho người dân vừa đảm bảo, vượt chỉ tiêu vụ việc TGPL.

- Tiếp tục tranh thủ sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền; kịp thời báo cáo xin ý kiến của Lãnh đạo Sở để có giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của đơn vị. Chủ động, tăng cường phối hợp với cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp và các cơ quan thực hiện chính sách về xóa đói giảm nghèo để tạo điều kiện thuận lợi hoàn thành nhiệm vụ, đặc biệt là các cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng để đảm bảo 100% người được TGPL sẽ được TGPL khi có nhu cầu. Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin, phản hồi giữa Trung tâm TGPL với các cơ quan tố tụng, Đoàn Luật sư và các tổ chức hành nghề Luật sư để kịp thời nắm bắt thông tin phản ánh về chất lượng, thái độ làm việc của người thực hiện TGPL. Quản lý, sử dụng và duy trì có hiệu quả ”Đường dây nóng” về TGPL. Phối hợp chặt chẽ với Đoàn Luật sư để lựa chọn luật sư có kinh nghiệm, uy tín, đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp để ký hợp đồng cộng tác nhằm đảm bảo yêu cầu và chất lượng dịch vụ TGPL.

- Tham mưu xây dựng Đề án vị trí, việc làm và sắp xếp tổ chức bộ máy (sau khi Luật TGPL sửa đổi có hiệu lực và có văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp) theo hướng tinh gọn, giảm bớt chi phí bộ máy hành chính, tập trung nguồn lực cho việc nâng cao chất TGPL, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội và nhu cầu TGPL của địa phương theo Kế hoạch số 1055/KH-UBND ngày 7/7/2016 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án đổi mới công tác TGPL giai đoạn 2016-2020.

- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông về TGPL với các hình thức phù hợp với đặc thù của đối tượng hướng đến; chú trọng các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật và hướng về cơ sở, đặc biệt là người dân ở các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 8/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Các cấp, các ngành phải xác định TGPL cho người dân là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ liên tục, lâu dài. 

- Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động TGPL;  rà soát, đề xuất cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực TGPL.

- Phát huy tổng thể các yếu tố nguồn lực tại địa phương, đề cao vai trò, sự tham gia của hệ thống chính trị ở cơ sở và vai trò nồng cốt, tính chuyên nghiệp của lực lượng chuyên trách là các Trợ giúp viên pháp lý.

 

                                         Phan Thủy- Trung tâm TGPL NN tỉnh Quảng Bình

Xem thêm »