29/06/2023
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Trợ giúp pháp lý cho trẻ em – Một số vụ việc thành công, hiệu quảLà nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hiệp quốc (LHQ) về Quyền trẻ em (CRC) vào năm 1990, đến nay, với những cam kết chính trị và sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cuộc sống của trẻ em Việt Nam trên mọi miền của đất nước không ngừng được bảo đảm. Ngày càng có nhiều trẻ em được bảo vệ, được sống, được chăm sóc sức khỏe, được học tập và được ưu tiên trong các chính sách phúc lợi, trong đó có hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em.Nhân hưởng ứng Tháng Hành động về Trẻ em năm 2023, bài viết xin điểm qua một số nội dung về trợ giúp pháp lý cho trẻ em và giới thiệu một vài vụ việc trợ giúp pháp lý thành công, hiệu quả cho trẻ em do các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ở địa phương thực hiện trong thời gian qua.
I. Quy định pháp luật Việt Nam về trợ giúp pháp lý đối với trẻ em
Trong những năm qua, hệ thống pháp luật về quyền trẻ em Việt Nam ngày càng được hoàn thiện. Quyền trẻ em đã tương đối đầy đủ, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, hài hòa với pháp luật quốc tế và ứng phó kịp thời với những mối quan hệ xã hội mới, tạo hành lang pháp lý toàn diện nhằm bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em ở mức cao nhất. Điều này được khẳng định bằng việc Việt Nam là một trong những nước đầu tiên trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em.
Theo Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em năm 1989 thì trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật áp dụng quy định tuổi thành niên sớm hơn. Điều 1 Luật Trẻ em 2016 của Việt Nam quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì độ tuổi của trẻ em thấp hơn so ngưỡng chung của Công ước về Quyền trẻ em. Mặc dù pháp luật quốc gia quy định độ tuổi của trẻ em như vậy, nhưng quy định trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý đã bảo đảm quyền không chỉ cho người dưới 16 tuổi (trẻ em) mà đã nội luật hoá nội dung Công ước quốc tế và thể hiện tính ưu việt hơn, cụ thể:
Theo quy định của Công ước, người dưới 18 tuổi bị tước quyền từ do có quyền được trợ giúp pháp lý[1] thì Luật TGPL Việt Nam đã nội luật hoá đầy đủ nội dung này, quy định tất cả người dưới 18 tuổi bị buộc tội[2] được trợ giúp pháp lý, không phân biệt giới tính, dân tộc, tình trạng khó khăn tài chính, có nơi nương tựa hay không... Ngoài được TGPL trong lĩnh vực tố tụng hình sự khi là người bị buộc tội, theo Luật TGPL thì người dưới 16 tuổi (trẻ em) còn được trợ giúp pháp lý khi là người bị hại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan... trong lĩnh vực tố tụng hình sự, dân sự, hành chính. Bên cạnh đó, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự có khó khăn về tài chính cũng được trợ giúp pháp lý.
Nhìn chung, về cơ bản, cho đến nay Luật TGPL và các văn bản hướng dẫn đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các hoạt động TGPL, trong đó có TGPL cho trẻ em, góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến trẻ em. Các văn bản này đã tạo điều kiện cho việc bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của người thuộc diện trợ giúp pháp lý, trong đó có trẻ em.
Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp thường xuyên, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương triển khai chính sách liên quan đến trẻ em và trợ giúp pháp lý cho trẻ em như: triển khai thực hiện Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030; Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 và Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025; triển khai Chương trình phòng, chống mua bán người trong đó có trẻ em; triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý nhân tháng hành động vì trẻ em, phòng chống bạo lực, phòng chống mua bán người… Trong những hoàn cảnh đặc biệt như bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Bộ Tư pháp đã ban hành hoặc chỉ đạo Cục Trợ giúp pháp lý ban hành công văn gửi 63 Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em trong tình hình dịch Covid-19.
Ngoài ra, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Thi hành tạm giữ tạm giam... ghi nhận nhiều điểm mới có liên quan đến trợ giúp pháp lý, như ghi nhận vai trò của Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, người bảo vệ; quy định trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền trợ giúp pháp lý của người thuộc diện được trợ giúp pháp lý, trong đó có trẻ em...
II. Giới thiệu một vài vụ việc trợ giúp pháp lý cho trẻ em thành công, hiệu quả
Trong những năm qua, cùng với sự quan tâm của các ngành, các cấp, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em. Trong hoạt động trợ giúp pháp lý, để bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho trẻ em theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, trong thời gian qua Bộ Tư pháp (Cục Trợ giúp pháp lý) và các địa phương (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước) đã chủ động, tích cực triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em và đạt được kết quả nhất định. Triển khai Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo các địa phương tích cực triển khai hoạt động trợ giúp pháp lý, tập trung thực hiện các vụ việc trợ giúp pháp lý, trong đó có trẻ em. Kết quả từ năm 2018 – 2022, có hơn 15 nghìn lượt trẻ em được trợ giúp pháp lý, trong đó có nhiều vụ việc thành công, hiệu quả như được bào chữa vô tội, được giảm hình phạt, được chuyển tội danh nhẹ hơn, được tăng mức bồi thường thiệt hại.... qua đó, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Sau đây xin giới thiệu một vài vụ việc trợ giúp pháp lý cho trẻ em thành công, hiệu quả do các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ở địa phương thực hiện.
1. Trợ giúp pháp lý cho trẻ em mồ côi
Là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số; nhận thức về các quy định pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế nên hoạt động trợ giúp pháp lý cho người dân nơi đây có vai trò rất quan trọng. Những năm qua, chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được các cấp chính quyền ở Hà Giang đặc biệt quan tâm. Các hoạt động trợ giúp pháp lý đã góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật, nhất là đối với các đối tượng yếu thế như trẻ em.
Triển khai Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND được HĐND tỉnh Hà Giang khóa XVII, Kỳ họp thứ 9 thông qua về việc hỗ trợ kinh phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hoàn tất thủ tục chế độ trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2019 – 2020, Sở Tư pháp tỉnh Hà giang đã chủ động phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phối hợp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xác minh thông tin, tiến hành lập hồ sơ tuyên bố mất tích đối với các trường hợp đủ điều kiện và chuyển hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp huyện để thụ lý vụ việc theo quy định.
Xác định việc giúp đỡ để trẻ em mồ côi kịp thời được hưởng trợ cấp xã hội là vô cùng cần thiết, Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Hà Giang cũng đã chủ động đến từng địa bàn phối hợp với chính quyền cơ sở xác minh, hoàn thiện hồ sơ đối với những trường phát sinh thực tế tại địa phương và tổ chức gặp mặt gia đình, người nuôi dưỡng trẻ em và yêu cầu gia đình cung cấp các thông tin, giấy tờ cần thiết phục vụ việc lập hồ sơ; trao đổi với công chức lao động, thương binh – xã hội, Công chức Tư pháp - Hộ tịch, Công an xã, trưởng thôn bản, gia đình và người thân của trẻ để tiến hành xác minh thông tin. Sau khi việc xác minh thông tin được hoàn tất, các cán bộ được giao phụ trách của Trung tâm TGPL đã hướng dẫn đại diện gia đình viết đơn, sao chụp các giấy tờ cần thiết có liên quan và lập biên bản làm việc có xác nhận của gia đình và UBND cấp xã để chuyển hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý vụ việc theo quy định.
Trên cơ sở danh sách rà soát của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và thực tế phát sinh đủ điều kiện,Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Hà Giang đã cử các Trợ giúp viên pháp lý tham gia phiên họp và được Tòa án nhân dân cấp huyện ra quyết định thông báo mất tích cho 180 trẻ đủ điều kiện tại các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Quản Bạ; Xín Mần; Hoàng Su Phì; Yên Minh; Quang Bình; Bắc Quang; Vị Xuyên; Bắc Mê.
Sau khi có quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án nhân dân cấp huyện, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Giang tiếp tục hỗ trợ cho trẻ mồ côi hoàn tất hồ sơ, thủ tục để giải quyết hưởng chính sách trợ giúp xã hội của Nhà nước, 180 trẻ đã được hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP, ngày 21/10/2013 của Chính phủ, quy định chính sách trợ giúp đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Có thể đơn cử một vài trường hợp sau đây: Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền là Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Hà Giang tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho D.T.D là giám hộ của cháu L.M.V trong việc dân sự: Tuyên bố một người mất tích.
Bà D.T.D và chị V.T.D có quan hệ mẹ chồng – con dâu. Anh L.M.S và chị V.T.D là vợ chồng có 01 con chung là L.M.V sinh năm 2008. Tháng 10/2010 chị V.T.D bỏ nhà đi đến nay không có tin tức gì. Tháng 4/2018, anh L.M.S chết do bệnh tật. Cháu L.M.V do bà D.T.D chăm sóc, nuôi dưỡng. Sau khi chị V.T.D bỏ đi, bà D.T.D và gia đình đã tìm kiếm nhiều nơi, báo cáo chính quyền địa phương nhưng không có tin tức gì. Ngày 5/11/2019 bà D.T.D có đơn yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Đồng Văn tuyên bố chị V.T.D mất tích để bảo đảm sự ổn định cuộc sống và quyền lợi của cháu L.M.V.
Tại phiên họp sơ thẩm giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích:
- Viện kiểm sát nhân dân huyện Đồng Văn: Đề nghị áp dụng khoản 3 Điều 27, điểm a khoản 2 Điều 35, các Điều 149,361,362, 369, 370, 387, 388 và 389 Bộ luật dân sự và điều 68 Bộ Luật dân sự chấp nhận yêu cầu của bà D.T.D, tuyên bố chị V.T.D sinh năm 198x, nơi cư trú cuối cùng: thôn Mà Lủng, xã Lủng Táo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang mất tích.
- Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm TGPL nhà nước Hà Giang: Căn cứ các tài liệu thu thập được có trong hồ sơ, có đủ cơ sở để xác định chị V.T.D đã biệt tích 02 năm trở lên và bà D.T.D đã áp dụng đầy đủ các biện pháp tìm kiếm theo quy định của pháp luật. Đến ngày 23/12/2019,Tòa án nhân dân huyện Đồng Văn đã ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đối với chị V.T.D theo quy định tại điều 388 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Tính đến thời điểm tổ chức Phiên họp đã quá thời hạn 04 tháng kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đâu tiên nhưng chị V.T.D không liện hệ với TAND huyện Đồng Văn và cũng không có thông tin nào khác về chị D. Vì vậy, việc bà D.T.D yêu cầu tuyên bố chị V.T.D mất tích là có căn cứ, phù hợp với quy định tài điều 68 Bộ luật dân sự năm 2015.
- Tòa án đã chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích của bà D.T.D, ra Quyết định tuyên bố mất tích đối với chị V.T.D sinh năm 198x, nơi cư trú cuối cùng: thôn Mà Lủng, xã Lủng Táo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
- Sau khi có quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án nhân dân cấp huyện, Trung tâm trợ giúp pháp lý tiếp tục tư vấn, hỗ trợ cho trẻ mồ côi hoàn tất hồ sơ, thủ tục để giải quyết hưởng chính sách trợ giúp xã hội của Nhà nước.
Như vậy, trên cơ sở Đơn yêu cầu của đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý, Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh cũng đã chủ động cử Trợ giúp viên pháp pháp lý tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý trong việc dân sự tuyên bố một người mất tích và phối hợp với chính quyền hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để giải quyết hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em mồ côi trên địa bàn tỉnh. Mặc dù trong quá trình thực hiện gặp không ít khó khăn nhưng Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Hà Giang luôn cố gắng triển khai các hoạt động TGPL để bảo đảm quyền được TGPL của người dân trên địa bàn, góp phần giúp người dân, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn như trẻ em mồ côi. Ngay sau khi Tòa án có quyết định, các Trợ giúp viên được phân công cũng tích cực hoàn thiện hồ sơ để các cháu được thụ hưởng chính sách xã hội, phần nào san sẻ những khó khăn trong cuộc sống thường nhật của các cháu. Kết quả, trong chuỗi vụ việc trợ giúp pháp lý cho trẻ em bị mồ côi theo Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND, Trung tâm trợ giúp pháp lý đã giúp đỡ được 180 trẻ em mồ côi trên địa bàn tỉnh được hưởng trợ cấp xã hội, góp phần giúp bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của trẻ mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn.
2. Trợ giúp pháp lý cho trẻ em là bị hại trong vụ việc hiếp dâm
Thời gian qua, nhiều vụ việc trẻ em là nạn nhân trong vụ việc bạo lực, trẻ em bị xâm hại thể chất và tình dục được phát hiện gây bức xúc trong xã hội. Nhờ việc nâng cao nhận thức của người dân và sự quan tâm vào cuộc của các cơ quan, tổ chức có liên quan đặc biệt là với sự quan tâm, chỉ đạo của Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp và các tổ chức về trợ giúp pháp lý ở địa phương, quyền trẻ em và quyền được trợ giúp pháp lý của trẻ em nhiều đối tượng yếu thế là trẻ em đã được bảo đảm.
Cuối năm 2021, em T (15 tuổi), nhân viên tại một quán karaoke ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, có đơn tố cáo gửi cơ quan công an về việc mình bị nhóm đối tượng bắt cóc, hiếp dâm. Theo đơn, khoảng 17 giờ ngày 31/10/2021, tại quán karaoke trên có một nhóm người đến hát. Khi hát, một người trong nhóm ra ngoài thấy T đang ngồi ở quầy tính tiền thì đặt vấn đề “đi qua đêm”, nhưng T không đồng ý. Do T không đồng ý nên người này đến gặp quản lý quán để hỏi cho T đi ra ngoài chơi. Quản lý cũng không đồng ý và trả lời quán không cho nhân viên đi ra ngoài. Sau đó, được sự giúp sức của người bạn, người này đã khống chế, đưa T lên ô tô đến khách sạn H.T. (khu phố 5, thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong). Tại đây, người này đã hiếp dâm em T.
Sau khi nhận được đơn tố cáo, xác định đây là vụ việc có tính chất nghiêm trọng, Công an huyện Tuy Phong đã báo cáo lãnh đạo Công an tỉnh, đồng thời khẩn trương điều tra làm rõ vụ việc, trích xuất camera quán karaoke, lấy lời khai người bị hại và những người có liên quan. Qua các biện pháp nghiệp vụ, Công an tỉnh Bình Thuận xác minh được những người liên quan đến nội dung đơn tố cáo để rõ làm việc. Kết quả giám định pháp y cho thấy T có dấu hiệu bị xâm hại, Công an tỉnh Bình Thuận xác định L.A.T là nghi phạm đã khống chế, hiếp dâm em T.
Vụ việc này đã được báo chí quan tâm và được Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp chỉ đạo, Trung tâm TGPL tỉnh Bình Thuận kịp thời cử người thực hiện TGPL cho bị hại là trẻ em. Nguyễn Trường Duy - Trợ giúp viên pháp lý thuộc Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh được cử để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại là bé T (lúc bị xâm hại 15 tuổi).
Tại phiên xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân huyện Tuy Phong đã tuyên phạt L.A.T với mức án 4 năm tù. Bị cáo T L.A.T bồi thường thiệt hại khắc phục hậu quả cho bị hại 200 triệu đồng. Tuy nhiên, bị cáo đều làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Đại diện hợp pháp của bị hại cũng làm đơn kháng cáo tăng nặng hình phạt đối với hai bị cáo và yêu cầu bồi thường thêm về thiệt hại sức khỏe, tổn hại tinh thần và các chi phí khác.
Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của các bị cáo và một phần yêu cầu kháng cáo của đại diện hợp pháp của bị hại. Theo đó đã tuyên phạt tăng mức án đối với bị cáo L.A.T từ 4 năm tù lên 6 năm tù. Về trách nhiệm bồi thường dân sự, tòa buộc các bị cáo phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả cho bị hại thêm 50 triệu đồng, trong đó L.A.T 30 triệu đồng.
Qua hai cấp xét xử, Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Bình Thuận đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cháu T đồng thời góp phần thực thi công lý, giúp Tòa án thực hiện đúng nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, đưa ra các phán quyết đúng người, đúng tội, đúng pháp luật trong các phiên tòa hình sự, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phù hợp với mục tiêu cải cách tư pháp.
3. Trợ giúp pháp lý cho trẻ em là bị hại trong vụ việc giết người
Mặc dù khi các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em xảy ra và đã được đưa ra ánh sáng để xử lý theo quy định của pháp luật nhưng hậu quả để lại thật đau lòng. Câu chuyện trợ giúp pháp lý cho trẻ em tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình là một ví dụ.
Tháng 03/2019, chị Đ.T.T được giới thiệu làm giúp việc cho gia đình chị V.T.M ở quận Tây Hồ, Hà Nội thực hiện việc chăm sóc con chị M. Do cần tiền chi tiêu, khoảng tháng 8/2019, M nói với chị T mình là cộng tác viên của Ngân hàng, cần làm làm thẻ visa để lấy doanh số, mượn CMTND, sổ hộ khẩu của chị T. M chở chị T đến Ngân hàng làm thẻ Visa hạn mức tối đa, số lãi phát sinh là 9.921.380đ. Thời gian này M làm đại lý bảo hiểm, nếu không đạt chỉ tiêu khách hàng ký hợp đồng thì Công ty sẽ chấm dứt hợp đồng đại lý. M nhiều lần thuyết phục chị T mua nhưng chị T không mua. Cùng với một số mâu thuẫn cá nhân, M đã nảy sinh ý định sử dụng thạch tín để đầu độc chị T để chị T mua bảo hiểm nhân thọ cho công ty mình. Cụ thể, trong khoảng thời gian từ 09/12/2019 đến ngày 25/11/2020, M đã 3 lần cho thạch tín và đồ ăn, nước uống để đầu độc chị T. Trong đó 02 lần cho thạch tín vào đồ ăn tại nhà M. Lần thứ 3, do chị T liên tục gọi điện nói không mua bảo hiểm nữa và yêu cầu M trả lại tiền. Do không có khả năng trả nên M nảy sinh ý định dùng thạch tín trộn vào gạo, bánh đa, nước uống của nhà chị T để đầu độc mặc dù biết nhà chị T có 02 con nhỏ là cháu Đ.B.N sinh năm 2006 và cháu Đ.V.C sinh năm 2009. Hậu quả, chị T và cháu N bị trúng độc Asen III oxit. Chị T và cháu N đã nhờ Trung tâm TGPL nhà nước tham gia bảo vệ cho mình trước cơ quan tố tụng và yêu cầu bồi thường chi phí cho hai mẹ con chị tại bệnh viện, thiệt hại do tổn thất tinh thần theo quy định cho cháu N. Trong quá trình điều tra truy tố và xét xử, V.T.M không thừa nhận hành vi phạm tội của mình, không chấp nhận các yêu cầu đòi bồi thường.
Tại phiên tòa, Viện Kiểm sát truy tố bị cáo M về tội Giết người, đề nghị xử phạt bị cáo M 18-20 năm tù. Trợ giúp viên pháp lý bảo vệ cho cháu N và chị T đã đưa ra những lập luận sắc bén về việc bị cáo đã có tính toán kỹ, hiểu rõ về chất độc, việc bị cáo khai chị T dùng thạch tín để vu oan cho bị cáo là không có cơ sở. Bị cáo không nhận tội thể hiện việc coi thường tính mạng của người khác, không thành khẩn khai báo. Để lại hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý cho bị hại là cháu N và chị T, do đó đề nghị Hội đồng xét xử xử lý nghiêm về hành vi phạm tội và đề nghị bồi thường chi phí điều chị cho mẹ con cháu N là 60 triệu đồng, bồi thường tổn thất tinh thần cho cháu N theo quy định của pháp luật.
Kết quả, tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã chấp nhận đề nghị của Trợ giúp viên pháp lý tuyên bị cáo M 20 năm tù giam về tội Giết người, buộc bị cáo bồi thường các chi phí điều trị cho mẹ con cháu N là 60tr đồng, bồi thường tổn thất tinh thần cho cháu N 20 triệu đồng. Ngoài ra, Hội đồng xét xử còn tuyên bị cáo bồi thường cho chị T tiền tổn thất tinh thần, tiền thu nhập bị mất do không lao động được trong thời gian bị bệnh.
Trên đây là vụ việc hiệu quả, thành công cho trẻ em là bị hại trong vụ án Giết người. Trong các vụ việc này, bằng các kiến thức, kỹ năng có được, trợ giúp viên pháp lý đã bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng cho bị hại là cháu N. Qua 2 cấp xét xử cháu N và gia đình đã được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình tố tụng. Bên cạnh việc được Hội đồng xét xử chấp nhận ý kiến đề xuất bị cáo bồi thường tổn hại về vật chất và tinh thần, điều mà Trợ giúp viên pháp lý nhận được còn là niềm vui, sự tin tưởng của bị hại và gia đình bị hại đối với công việc thầm lặng mà họ vẫn đang làm.
4. Trợ giúp pháp lý cho trẻ em là người bị buộc tội trong vụ việc giết người
Vụ việc xảy ra vào đầu năm 2018, tại làng quê nghèo gây xôn xao dư luận, khi đó N đang là học sinh lớp 8 bị truy tố tội Giết người.
Buổi tối khi N đi chơi cùng nhóm bạn, do tuổi còn nhỏ, suy nghĩ bốc đồng, nghe bạn mình là M, nói mình bị T vu khống bắt nạt, N hết sức bất bình. Nông nổi, kích động, N theo M và các bạn đi đánh nhau. M lao vào T đánh nhưng không trúng, ngược lại bị T đấm. Bênh vực bạn, nhìn xung quanh lại thấy có cây gậy ven đường, trong ánh sáng không rõ N đã dùng gậy đánh vào vai T, nhưng lại trúng phần đầu khiến nạn nhân tổn thương đến 54% sức khỏe. Dù không có động cơ, mục đích giết T, lại đang ở độ tuổi chưa thành niên, nhưng N đã bị truy tố về tội “Giết người”.
Bản thân gia đình khó khăn, bố mẹ N thường xuyên đau ốm, ít tiếp xúc xã hội lại kém hiểu biết pháp luật nên khi sự việc xảy ra với Nam, gia đình N tưởng chừng rơi vào bế tắc, không có hiểu biết pháp luật, lại không có tiền để thuê Luật sư bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho con mình… Trong lúc tưởng chừng như vô vọng, N được Trợ giúp viên pháp lý thuộc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh đến giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí cho trẻ em và được hướng dẫn để thực hiện yêu cầu TGPL. Gia đình N như được thắp sáng lên tia hy vọng mới, niềm tin vào Đảng, nhà nước sẽ đem lại cơ hội cho con mình được sửa chữa sai lầm, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Sau khi nhận được yêu cầu TGPL của gia đình cháu N, Trợ giúp viên pháp lý đã chủ động nghiên cứu hồ sơ vụ án, phối hợp với cán bộ điều tra thực hiện việc điều tra, thu thập chứng cứ chứng minh N không có động cơ, mục đích giết người. Đồng thời, độ tuổi của cháu chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm sinh lý nên ảnh hưởng đến hiểu biết, dễ bị kích động; phối hợp với Chính quyền địa phương, Ban Giám hiệu nhà trường nơi N theo học để có công văn đề nghị cho N được hưởng án treo… hướng dẫn gia đình cháu Nam đi lại thăm hỏi, bồi thường thiệt hại cho gia đình bị hại T đồng thời giúp gia đình bị hại và bị cáo hòa giải, hướng dẫn gia đình bị hại có đề nghị giảm án cho cháu N.
Tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, Trợ giúp viên pháp lý đã đưa ra những lập luận thuyết phục, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét chuyển tội danh cho N từ “Giết người” thành “ Cố ý gây thương tích”, đồng thời áp dụng nguyên tắc hình phạt đối với người dưới 16 tuổi phạm tội để có mức hình phạt phù hợp nhất và tuyên bị cáo N 30 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 05 năm.
Những tưởng rằng, sự việc đến đây là kết thúc thì Viện kiểm sát nhân dân tỉnh có kháng nghị phúc thẩm bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm về tội Giết người và không cho bị cáo N hưởng án treo. Tại phiên tòa hình sự phúc thẩm, Trợ giúp viên pháp lý vẫn tiếp tục bảo vệ quan điểm lập luận của mình tại phiên tòa hình sự sơ thẩm đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, giữ nguyên tội danh và khung hình phạt theo bản án sơ thẩm. Khi xảy ra vụ việc xảy ra, tương lai của cháu N tưởng chừng như đã khép lại, trợ giúp pháp lý đã giúp em tìm lại ánh sáng của cuộc đời, Quyết định tại bản án là sự răn đe cảnh tỉnh đầy khoan hồng và nhân đạo của pháp luật đối với N nói riêng và đối tượng là trẻ em nói chung./.
[1] Điều 37 (d) Công ước quy định:
“4. Mọi trẻ em bị tước tự do có quyền được nhanh chóng tiếp cận sự trợ giúp pháp lý và những trợ giúp thích hợp khác, cũng như quyền được chất vấn tính chất hợp pháp của việc tước tự do đó trước một tòa án hay cơ quan có thẩm quyền, độc lập, vô tư khác và có quyền đòi hỏi một quyết định nhanh chóng liên quan đến bất kỳ hành động nào như vậy.”
[2] Khoản 3 và khoản 5 Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017
Là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hiệp quốc (LHQ) về Quyền trẻ em (CRC) vào năm 1990, đến nay, với những cam kết chính trị và sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cuộc sống của trẻ em Việt Nam trên mọi miền của đất nước không ngừng được bảo đảm. Ngày càng có nhiều trẻ em được bảo vệ, được sống, được chăm sóc sức khỏe, được học tập và được ưu tiên trong các chính sách phúc lợi, trong đó có hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em.
Nhân hưởng ứng Tháng Hành động về Trẻ em năm 2023, bài viết xin điểm qua một số nội dung về trợ giúp pháp lý cho trẻ em và giới thiệu một vài vụ việc trợ giúp pháp lý thành công, hiệu quả cho trẻ em do các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ở địa phương thực hiện trong thời gian qua.
I. Quy định pháp luật Việt Nam về trợ giúp pháp lý đối với trẻ em
Trong những năm qua, hệ thống pháp luật về quyền trẻ em Việt Nam ngày càng được hoàn thiện. Quyền trẻ em đã tương đối đầy đủ, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, hài hòa với pháp luật quốc tế và ứng phó kịp thời với những mối quan hệ xã hội mới, tạo hành lang pháp lý toàn diện nhằm bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em ở mức cao nhất. Điều này được khẳng định bằng việc Việt Nam là một trong những nước đầu tiên trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em.
Theo Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em năm 1989 thì trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật áp dụng quy định tuổi thành niên sớm hơn. Điều 1 Luật Trẻ em 2016 của Việt Nam quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì độ tuổi của trẻ em thấp hơn so ngưỡng chung của Công ước về Quyền trẻ em. Mặc dù pháp luật quốc gia quy định độ tuổi của trẻ em như vậy, nhưng quy định trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý đã bảo đảm quyền không chỉ cho người dưới 16 tuổi (trẻ em) mà đã nội luật hoá nội dung Công ước quốc tế và thể hiện tính ưu việt hơn, cụ thể:
Theo quy định của Công ước, người dưới 18 tuổi bị tước quyền từ do có quyền được trợ giúp pháp lý[1] thì Luật TGPL Việt Nam đã nội luật hoá đầy đủ nội dung này, quy định tất cả người dưới 18 tuổi bị buộc tội[2] được trợ giúp pháp lý, không phân biệt giới tính, dân tộc, tình trạng khó khăn tài chính, có nơi nương tựa hay không... Ngoài được TGPL trong lĩnh vực tố tụng hình sự khi là người bị buộc tội, theo Luật TGPL thì người dưới 16 tuổi (trẻ em) còn được trợ giúp pháp lý khi là người bị hại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan... trong lĩnh vực tố tụng hình sự, dân sự, hành chính. Bên cạnh đó, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự có khó khăn về tài chính cũng được trợ giúp pháp lý.
Nhìn chung, về cơ bản, cho đến nay Luật TGPL và các văn bản hướng dẫn đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các hoạt động TGPL, trong đó có TGPL cho trẻ em, góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến trẻ em. Các văn bản này đã tạo điều kiện cho việc bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của người thuộc diện trợ giúp pháp lý, trong đó có trẻ em.
Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp thường xuyên, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương triển khai chính sách liên quan đến trẻ em và trợ giúp pháp lý cho trẻ em như: triển khai thực hiện Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030; Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 và Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025; triển khai Chương trình phòng, chống mua bán người trong đó có trẻ em; triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý nhân tháng hành động vì trẻ em, phòng chống bạo lực, phòng chống mua bán người… Trong những hoàn cảnh đặc biệt như bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Bộ Tư pháp đã ban hành hoặc chỉ đạo Cục Trợ giúp pháp lý ban hành công văn gửi 63 Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em trong tình hình dịch Covid-19.
Ngoài ra, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Thi hành tạm giữ tạm giam... ghi nhận nhiều điểm mới có liên quan đến trợ giúp pháp lý, như ghi nhận vai trò của Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, người bảo vệ; quy định trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền trợ giúp pháp lý của người thuộc diện được trợ giúp pháp lý, trong đó có trẻ em...
II. Giới thiệu một vài vụ việc trợ giúp pháp lý cho trẻ em thành công, hiệu quả
Trong những năm qua, cùng với sự quan tâm của các ngành, các cấp, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em. Trong hoạt động trợ giúp pháp lý, để bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho trẻ em theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, trong thời gian qua Bộ Tư pháp (Cục Trợ giúp pháp lý) và các địa phương (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước) đã chủ động, tích cực triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em và đạt được kết quả nhất định. Triển khai Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo các địa phương tích cực triển khai hoạt động trợ giúp pháp lý, tập trung thực hiện các vụ việc trợ giúp pháp lý, trong đó có trẻ em. Kết quả từ năm 2018 – 2022, có hơn 15 nghìn lượt trẻ em được trợ giúp pháp lý, trong đó có nhiều vụ việc thành công, hiệu quả như được bào chữa vô tội, được giảm hình phạt, được chuyển tội danh nhẹ hơn, được tăng mức bồi thường thiệt hại.... qua đó, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Sau đây xin giới thiệu một vài vụ việc trợ giúp pháp lý cho trẻ em thành công, hiệu quả do các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ở địa phương thực hiện.
1. Trợ giúp pháp lý cho trẻ em mồ côi
Là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số; nhận thức về các quy định pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế nên hoạt động trợ giúp pháp lý cho người dân nơi đây có vai trò rất quan trọng. Những năm qua, chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được các cấp chính quyền ở Hà Giang đặc biệt quan tâm. Các hoạt động trợ giúp pháp lý đã góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật, nhất là đối với các đối tượng yếu thế như trẻ em.
Triển khai Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND được HĐND tỉnh Hà Giang khóa XVII, Kỳ họp thứ 9 thông qua về việc hỗ trợ kinh phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hoàn tất thủ tục chế độ trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2019 – 2020, Sở Tư pháp tỉnh Hà giang đã chủ động phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phối hợp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xác minh thông tin, tiến hành lập hồ sơ tuyên bố mất tích đối với các trường hợp đủ điều kiện và chuyển hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp huyện để thụ lý vụ việc theo quy định.
Xác định việc giúp đỡ để trẻ em mồ côi kịp thời được hưởng trợ cấp xã hội là vô cùng cần thiết, Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Hà Giang cũng đã chủ động đến từng địa bàn phối hợp với chính quyền cơ sở xác minh, hoàn thiện hồ sơ đối với những trường phát sinh thực tế tại địa phương và tổ chức gặp mặt gia đình, người nuôi dưỡng trẻ em và yêu cầu gia đình cung cấp các thông tin, giấy tờ cần thiết phục vụ việc lập hồ sơ; trao đổi với công chức lao động, thương binh – xã hội, Công chức Tư pháp - Hộ tịch, Công an xã, trưởng thôn bản, gia đình và người thân của trẻ để tiến hành xác minh thông tin. Sau khi việc xác minh thông tin được hoàn tất, các cán bộ được giao phụ trách của Trung tâm TGPL đã hướng dẫn đại diện gia đình viết đơn, sao chụp các giấy tờ cần thiết có liên quan và lập biên bản làm việc có xác nhận của gia đình và UBND cấp xã để chuyển hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý vụ việc theo quy định.
Trên cơ sở danh sách rà soát của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và thực tế phát sinh đủ điều kiện,Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Hà Giang đã cử các Trợ giúp viên pháp lý tham gia phiên họp và được Tòa án nhân dân cấp huyện ra quyết định thông báo mất tích cho 180 trẻ đủ điều kiện tại các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Quản Bạ; Xín Mần; Hoàng Su Phì; Yên Minh; Quang Bình; Bắc Quang; Vị Xuyên; Bắc Mê.
Sau khi có quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án nhân dân cấp huyện, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Giang tiếp tục hỗ trợ cho trẻ mồ côi hoàn tất hồ sơ, thủ tục để giải quyết hưởng chính sách trợ giúp xã hội của Nhà nước, 180 trẻ đã được hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP, ngày 21/10/2013 của Chính phủ, quy định chính sách trợ giúp đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Có thể đơn cử một vài trường hợp sau đây: Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền là Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Hà Giang tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho D.T.D là giám hộ của cháu L.M.V trong việc dân sự: Tuyên bố một người mất tích.
Bà D.T.D và chị V.T.D có quan hệ mẹ chồng – con dâu. Anh L.M.S và chị V.T.D là vợ chồng có 01 con chung là L.M.V sinh năm 2008. Tháng 10/2010 chị V.T.D bỏ nhà đi đến nay không có tin tức gì. Tháng 4/2018, anh L.M.S chết do bệnh tật. Cháu L.M.V do bà D.T.D chăm sóc, nuôi dưỡng. Sau khi chị V.T.D bỏ đi, bà D.T.D và gia đình đã tìm kiếm nhiều nơi, báo cáo chính quyền địa phương nhưng không có tin tức gì. Ngày 5/11/2019 bà D.T.D có đơn yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Đồng Văn tuyên bố chị V.T.D mất tích để bảo đảm sự ổn định cuộc sống và quyền lợi của cháu L.M.V.
Tại phiên họp sơ thẩm giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích:
- Viện kiểm sát nhân dân huyện Đồng Văn: Đề nghị áp dụng khoản 3 Điều 27, điểm a khoản 2 Điều 35, các Điều 149,361,362, 369, 370, 387, 388 và 389 Bộ luật dân sự và điều 68 Bộ Luật dân sự chấp nhận yêu cầu của bà D.T.D, tuyên bố chị V.T.D sinh năm 198x, nơi cư trú cuối cùng: thôn Mà Lủng, xã Lủng Táo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang mất tích.
- Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm TGPL nhà nước Hà Giang: Căn cứ các tài liệu thu thập được có trong hồ sơ, có đủ cơ sở để xác định chị V.T.D đã biệt tích 02 năm trở lên và bà D.T.D đã áp dụng đầy đủ các biện pháp tìm kiếm theo quy định của pháp luật. Đến ngày 23/12/2019,Tòa án nhân dân huyện Đồng Văn đã ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đối với chị V.T.D theo quy định tại điều 388 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Tính đến thời điểm tổ chức Phiên họp đã quá thời hạn 04 tháng kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đâu tiên nhưng chị V.T.D không liện hệ với TAND huyện Đồng Văn và cũng không có thông tin nào khác về chị D. Vì vậy, việc bà D.T.D yêu cầu tuyên bố chị V.T.D mất tích là có căn cứ, phù hợp với quy định tài điều 68 Bộ luật dân sự năm 2015.
- Tòa án đã chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích của bà D.T.D, ra Quyết định tuyên bố mất tích đối với chị V.T.D sinh năm 198x, nơi cư trú cuối cùng: thôn Mà Lủng, xã Lủng Táo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
- Sau khi có quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án nhân dân cấp huyện, Trung tâm trợ giúp pháp lý tiếp tục tư vấn, hỗ trợ cho trẻ mồ côi hoàn tất hồ sơ, thủ tục để giải quyết hưởng chính sách trợ giúp xã hội của Nhà nước.
Như vậy, trên cơ sở Đơn yêu cầu của đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý, Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh cũng đã chủ động cử Trợ giúp viên pháp pháp lý tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý trong việc dân sự tuyên bố một người mất tích và phối hợp với chính quyền hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để giải quyết hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em mồ côi trên địa bàn tỉnh. Mặc dù trong quá trình thực hiện gặp không ít khó khăn nhưng Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Hà Giang luôn cố gắng triển khai các hoạt động TGPL để bảo đảm quyền được TGPL của người dân trên địa bàn, góp phần giúp người dân, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn như trẻ em mồ côi. Ngay sau khi Tòa án có quyết định, các Trợ giúp viên được phân công cũng tích cực hoàn thiện hồ sơ để các cháu được thụ hưởng chính sách xã hội, phần nào san sẻ những khó khăn trong cuộc sống thường nhật của các cháu. Kết quả, trong chuỗi vụ việc trợ giúp pháp lý cho trẻ em bị mồ côi theo Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND, Trung tâm trợ giúp pháp lý đã giúp đỡ được 180 trẻ em mồ côi trên địa bàn tỉnh được hưởng trợ cấp xã hội, góp phần giúp bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của trẻ mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn.
2. Trợ giúp pháp lý cho trẻ em là bị hại trong vụ việc hiếp dâm
Thời gian qua, nhiều vụ việc trẻ em là nạn nhân trong vụ việc bạo lực, trẻ em bị xâm hại thể chất và tình dục được phát hiện gây bức xúc trong xã hội. Nhờ việc nâng cao nhận thức của người dân và sự quan tâm vào cuộc của các cơ quan, tổ chức có liên quan đặc biệt là với sự quan tâm, chỉ đạo của Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp và các tổ chức về trợ giúp pháp lý ở địa phương, quyền trẻ em và quyền được trợ giúp pháp lý của trẻ em nhiều đối tượng yếu thế là trẻ em đã được bảo đảm.
Cuối năm 2021, em T (15 tuổi), nhân viên tại một quán karaoke ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, có đơn tố cáo gửi cơ quan công an về việc mình bị nhóm đối tượng bắt cóc, hiếp dâm. Theo đơn, khoảng 17 giờ ngày 31/10/2021, tại quán karaoke trên có một nhóm người đến hát. Khi hát, một người trong nhóm ra ngoài thấy T đang ngồi ở quầy tính tiền thì đặt vấn đề “đi qua đêm”, nhưng T không đồng ý. Do T không đồng ý nên người này đến gặp quản lý quán để hỏi cho T đi ra ngoài chơi. Quản lý cũng không đồng ý và trả lời quán không cho nhân viên đi ra ngoài. Sau đó, được sự giúp sức của người bạn, người này đã khống chế, đưa T lên ô tô đến khách sạn H.T. (khu phố 5, thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong). Tại đây, người này đã hiếp dâm em T.
Sau khi nhận được đơn tố cáo, xác định đây là vụ việc có tính chất nghiêm trọng, Công an huyện Tuy Phong đã báo cáo lãnh đạo Công an tỉnh, đồng thời khẩn trương điều tra làm rõ vụ việc, trích xuất camera quán karaoke, lấy lời khai người bị hại và những người có liên quan. Qua các biện pháp nghiệp vụ, Công an tỉnh Bình Thuận xác minh được những người liên quan đến nội dung đơn tố cáo để rõ làm việc. Kết quả giám định pháp y cho thấy T có dấu hiệu bị xâm hại, Công an tỉnh Bình Thuận xác định L.A.T là nghi phạm đã khống chế, hiếp dâm em T.
Vụ việc này đã được báo chí quan tâm và được Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp chỉ đạo, Trung tâm TGPL tỉnh Bình Thuận kịp thời cử người thực hiện TGPL cho bị hại là trẻ em. Nguyễn Trường Duy - Trợ giúp viên pháp lý thuộc Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh được cử để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại là bé T (lúc bị xâm hại 15 tuổi).
Tại phiên xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân huyện Tuy Phong đã tuyên phạt L.A.T với mức án 4 năm tù. Bị cáo T L.A.T bồi thường thiệt hại khắc phục hậu quả cho bị hại 200 triệu đồng. Tuy nhiên, bị cáo đều làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Đại diện hợp pháp của bị hại cũng làm đơn kháng cáo tăng nặng hình phạt đối với hai bị cáo và yêu cầu bồi thường thêm về thiệt hại sức khỏe, tổn hại tinh thần và các chi phí khác.
Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của các bị cáo và một phần yêu cầu kháng cáo của đại diện hợp pháp của bị hại. Theo đó đã tuyên phạt tăng mức án đối với bị cáo L.A.T từ 4 năm tù lên 6 năm tù. Về trách nhiệm bồi thường dân sự, tòa buộc các bị cáo phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả cho bị hại thêm 50 triệu đồng, trong đó L.A.T 30 triệu đồng.
Qua hai cấp xét xử, Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Bình Thuận đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cháu T đồng thời góp phần thực thi công lý, giúp Tòa án thực hiện đúng nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, đưa ra các phán quyết đúng người, đúng tội, đúng pháp luật trong các phiên tòa hình sự, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phù hợp với mục tiêu cải cách tư pháp.
3. Trợ giúp pháp lý cho trẻ em là bị hại trong vụ việc giết người
Mặc dù khi các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em xảy ra và đã được đưa ra ánh sáng để xử lý theo quy định của pháp luật nhưng hậu quả để lại thật đau lòng. Câu chuyện trợ giúp pháp lý cho trẻ em tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình là một ví dụ.
Tháng 03/2019, chị Đ.T.T được giới thiệu làm giúp việc cho gia đình chị V.T.M ở quận Tây Hồ, Hà Nội thực hiện việc chăm sóc con chị M. Do cần tiền chi tiêu, khoảng tháng 8/2019, M nói với chị T mình là cộng tác viên của Ngân hàng, cần làm làm thẻ visa để lấy doanh số, mượn CMTND, sổ hộ khẩu của chị T. M chở chị T đến Ngân hàng làm thẻ Visa hạn mức tối đa, số lãi phát sinh là 9.921.380đ. Thời gian này M làm đại lý bảo hiểm, nếu không đạt chỉ tiêu khách hàng ký hợp đồng thì Công ty sẽ chấm dứt hợp đồng đại lý. M nhiều lần thuyết phục chị T mua nhưng chị T không mua. Cùng với một số mâu thuẫn cá nhân, M đã nảy sinh ý định sử dụng thạch tín để đầu độc chị T để chị T mua bảo hiểm nhân thọ cho công ty mình. Cụ thể, trong khoảng thời gian từ 09/12/2019 đến ngày 25/11/2020, M đã 3 lần cho thạch tín và đồ ăn, nước uống để đầu độc chị T. Trong đó 02 lần cho thạch tín vào đồ ăn tại nhà M. Lần thứ 3, do chị T liên tục gọi điện nói không mua bảo hiểm nữa và yêu cầu M trả lại tiền. Do không có khả năng trả nên M nảy sinh ý định dùng thạch tín trộn vào gạo, bánh đa, nước uống của nhà chị T để đầu độc mặc dù biết nhà chị T có 02 con nhỏ là cháu Đ.B.N sinh năm 2006 và cháu Đ.V.C sinh năm 2009. Hậu quả, chị T và cháu N bị trúng độc Asen III oxit. Chị T và cháu N đã nhờ Trung tâm TGPL nhà nước tham gia bảo vệ cho mình trước cơ quan tố tụng và yêu cầu bồi thường chi phí cho hai mẹ con chị tại bệnh viện, thiệt hại do tổn thất tinh thần theo quy định cho cháu N. Trong quá trình điều tra truy tố và xét xử, V.T.M không thừa nhận hành vi phạm tội của mình, không chấp nhận các yêu cầu đòi bồi thường.
Tại phiên tòa, Viện Kiểm sát truy tố bị cáo M về tội Giết người, đề nghị xử phạt bị cáo M 18-20 năm tù. Trợ giúp viên pháp lý bảo vệ cho cháu N và chị T đã đưa ra những lập luận sắc bén về việc bị cáo đã có tính toán kỹ, hiểu rõ về chất độc, việc bị cáo khai chị T dùng thạch tín để vu oan cho bị cáo là không có cơ sở. Bị cáo không nhận tội thể hiện việc coi thường tính mạng của người khác, không thành khẩn khai báo. Để lại hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý cho bị hại là cháu N và chị T, do đó đề nghị Hội đồng xét xử xử lý nghiêm về hành vi phạm tội và đề nghị bồi thường chi phí điều chị cho mẹ con cháu N là 60 triệu đồng, bồi thường tổn thất tinh thần cho cháu N theo quy định của pháp luật.
Kết quả, tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã chấp nhận đề nghị của Trợ giúp viên pháp lý tuyên bị cáo M 20 năm tù giam về tội Giết người, buộc bị cáo bồi thường các chi phí điều trị cho mẹ con cháu N là 60tr đồng, bồi thường tổn thất tinh thần cho cháu N 20 triệu đồng. Ngoài ra, Hội đồng xét xử còn tuyên bị cáo bồi thường cho chị T tiền tổn thất tinh thần, tiền thu nhập bị mất do không lao động được trong thời gian bị bệnh.
Trên đây là vụ việc hiệu quả, thành công cho trẻ em là bị hại trong vụ án Giết người. Trong các vụ việc này, bằng các kiến thức, kỹ năng có được, trợ giúp viên pháp lý đã bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng cho bị hại là cháu N. Qua 2 cấp xét xử cháu N và gia đình đã được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình tố tụng. Bên cạnh việc được Hội đồng xét xử chấp nhận ý kiến đề xuất bị cáo bồi thường tổn hại về vật chất và tinh thần, điều mà Trợ giúp viên pháp lý nhận được còn là niềm vui, sự tin tưởng của bị hại và gia đình bị hại đối với công việc thầm lặng mà họ vẫn đang làm.
4. Trợ giúp pháp lý cho trẻ em là người bị buộc tội trong vụ việc giết người
Vụ việc xảy ra vào đầu năm 2018, tại làng quê nghèo gây xôn xao dư luận, khi đó N đang là học sinh lớp 8 bị truy tố tội Giết người.
Buổi tối khi N đi chơi cùng nhóm bạn, do tuổi còn nhỏ, suy nghĩ bốc đồng, nghe bạn mình là M, nói mình bị T vu khống bắt nạt, N hết sức bất bình. Nông nổi, kích động, N theo M và các bạn đi đánh nhau. M lao vào T đánh nhưng không trúng, ngược lại bị T đấm. Bênh vực bạn, nhìn xung quanh lại thấy có cây gậy ven đường, trong ánh sáng không rõ N đã dùng gậy đánh vào vai T, nhưng lại trúng phần đầu khiến nạn nhân tổn thương đến 54% sức khỏe. Dù không có động cơ, mục đích giết T, lại đang ở độ tuổi chưa thành niên, nhưng N đã bị truy tố về tội “Giết người”.
Bản thân gia đình khó khăn, bố mẹ N thường xuyên đau ốm, ít tiếp xúc xã hội lại kém hiểu biết pháp luật nên khi sự việc xảy ra với Nam, gia đình N tưởng chừng rơi vào bế tắc, không có hiểu biết pháp luật, lại không có tiền để thuê Luật sư bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho con mình… Trong lúc tưởng chừng như vô vọng, N được Trợ giúp viên pháp lý thuộc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh đến giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí cho trẻ em và được hướng dẫn để thực hiện yêu cầu TGPL. Gia đình N như được thắp sáng lên tia hy vọng mới, niềm tin vào Đảng, nhà nước sẽ đem lại cơ hội cho con mình được sửa chữa sai lầm, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Sau khi nhận được yêu cầu TGPL của gia đình cháu N, Trợ giúp viên pháp lý đã chủ động nghiên cứu hồ sơ vụ án, phối hợp với cán bộ điều tra thực hiện việc điều tra, thu thập chứng cứ chứng minh N không có động cơ, mục đích giết người. Đồng thời, độ tuổi của cháu chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm sinh lý nên ảnh hưởng đến hiểu biết, dễ bị kích động; phối hợp với Chính quyền địa phương, Ban Giám hiệu nhà trường nơi N theo học để có công văn đề nghị cho N được hưởng án treo… hướng dẫn gia đình cháu Nam đi lại thăm hỏi, bồi thường thiệt hại cho gia đình bị hại T đồng thời giúp gia đình bị hại và bị cáo hòa giải, hướng dẫn gia đình bị hại có đề nghị giảm án cho cháu N.
Tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, Trợ giúp viên pháp lý đã đưa ra những lập luận thuyết phục, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét chuyển tội danh cho N từ “Giết người” thành “ Cố ý gây thương tích”, đồng thời áp dụng nguyên tắc hình phạt đối với người dưới 16 tuổi phạm tội để có mức hình phạt phù hợp nhất và tuyên bị cáo N 30 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 05 năm.
Những tưởng rằng, sự việc đến đây là kết thúc thì Viện kiểm sát nhân dân tỉnh có kháng nghị phúc thẩm bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm về tội Giết người và không cho bị cáo N hưởng án treo. Tại phiên tòa hình sự phúc thẩm, Trợ giúp viên pháp lý vẫn tiếp tục bảo vệ quan điểm lập luận của mình tại phiên tòa hình sự sơ thẩm đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, giữ nguyên tội danh và khung hình phạt theo bản án sơ thẩm. Khi xảy ra vụ việc xảy ra, tương lai của cháu N tưởng chừng như đã khép lại, trợ giúp pháp lý đã giúp em tìm lại ánh sáng của cuộc đời, Quyết định tại bản án là sự răn đe cảnh tỉnh đầy khoan hồng và nhân đạo của pháp luật đối với N nói riêng và đối tượng là trẻ em nói chung./.
[1] Điều 37 (d) Công ước quy định:
“4. Mọi trẻ em bị tước tự do có quyền được nhanh chóng tiếp cận sự trợ giúp pháp lý và những trợ giúp thích hợp khác, cũng như quyền được chất vấn tính chất hợp pháp của việc tước tự do đó trước một tòa án hay cơ quan có thẩm quyền, độc lập, vô tư khác và có quyền đòi hỏi một quyết định nhanh chóng liên quan đến bất kỳ hành động nào như vậy.”
[2] Khoản 3 và khoản 5 Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017