17/01/2022
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Kết quả thực hiện Kế hoạch phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2021 Ngày 03/3/2021, Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng ở Trung ương ban hành Quyết định số 292/QĐ-HĐPH về kế hoạch phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2021. Dưới đây là một số kết quả đã đạt được về công tác phối hợp trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng năm 2021:Về xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao về việc người thực hiện TGPL trực tại Tòa án: trong năm 2021, Cục TGPL đã phối hợp với Vụ Pháp chế và quản lý khoa học, Tòa án nhân dân tối cao hoàn thiện dự thảo Chương trình phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao về người thực hiện TGPL trực tại Tòa án, đồng thời tham mưu để Lãnh đạo Bộ thống nhất với Tòa án án nhân dân tối cao về việc ký kết Chương trình (hiện đã hoàn tất thủ tục ký nháy, chuẩn bị các nội dung để tổ chức lễ ký trực tiếp).
Hướng dẫn, giải đáp, kiểm tra, theo dõi và đánh giá việc thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về phối hợp thực hiện TGPL trong hoạt động tố tụng (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 10): Ở Trung ương: Cục TGPL (cơ quan thường trực của Hội đồng) đã có hướng dẫn, giải đáp trả lời vướng mắc của Trà Vinh, Phú Thọ về mẫu văn bản thông tin dành cho Trung tâm TGPL trong trường hợp người do cơ quan tiến hành tố tụng gửi đến để xác nhận diện được hưởng trợ giúp mà không thuộc đối tượng hoặc không có yêu cầu trợ giúp. Ngoài ra, Cục TGPL còn thường xuyên hướng dẫn, giải đáp những vướng mắc trong quá trình triển khai hoạt động phối hợp thông qua việc nắm bắt, theo dõi hoạt động hàng năm của địa phương, qua báo cáo của Hội đồng phối hợp (HĐPH) địa phương, trao đổi trực tiếp qua điện thoại…
Ở địa phương, HĐPH một số tỉnh cũng thường xuyên có sự đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị rà soát, phát hiện những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 10 để có sự hướng dẫn, giải đáp kịp thời. Một số địa phương, Hội đồng đã đề nghị các ngành thành viên hội đồng có chỉ đạo các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ thực hiện đầy đủ trách nhiệm quy định tại các Điều 7 - Điều 11 của Thông tư liên tịch số 10 (Tây Ninh, Lào Cai, Gia Lai…). Một số địa phương, Sở Tư pháp ký kết văn bản phối hợp với các ngành thành viên như: với cơ quan Công an có các tỉnh: Quảng Trị, Bạc Liêu, Cần Thơ, Tuyên Quang, Điện Biên; với Tòa án có các tỉnh: Bạc Liêu, Lạng Sơn; với nhiều ngành có các tỉnh: Thái Bình, Hải Phòng, Cần Thơ. Các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương đã nghiêm túc thực hiện việc giải thích, thông báo, thông tin về TGPL theo quy định. Người tiến hành tố tụng đã giải thích về quyền và nghĩa vụ của người được TGPL, ghi vào biên bản tố tụng và lưu tại hồ sơ vụ án. Khi phát hiện có đối tượng thuộc diện TGPL đã thông báo cho Trung tâm để Trung tâm xác minh nếu đúng diện người được TGPL thì cử trợ giúp viên pháp lý hoặc luật sư ký kết hợp đồng với Trung tâm tham gia bào chữa hoặc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL.
Tổ chức kiểm tra, theo dõi, đánh giá việc thực hiện Thông tư liên tịch số 10: theo Kế hoạch, năm 2021, HĐPH Trung ương dự kiến tổ chức 03 đoàn kiểm tra tại Lào Cai, Yên Bái; Hà Tĩnh, Quảng Bình; Khánh Hòa, Lâm Đồng, tuy nhiên do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên HĐPH Trung ương không thể tổ chức các đoàn kiểm tra trực tiếp mặc dù đã có kế hoạch và các ngành thành viên đã cử người tham gia đoàn kiểm tra tại các địa phương. Để bảo đảm công tác phòng chống dịch Covid-19, kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động của HĐPH địa phương, HĐPH Trung ương đã có Công văn đề nghị HĐPH 6 tỉnh dự kiến được kiểm tra (Lào Cai, Yên Bái, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Khánh Hòa, Lâm Đồng) gửi báo cáo về hoạt động phối hợp TGPL trong hoạt động tố tụng tại địa phương. Trên cơ sở báo cáo của địa phương, HĐPH Trung ương đã tổng hợp và đánh giá những kết quả đạt được, giải đáp đề xuất, kiến nghị của địa phương. Ngoài ra, trong các đoàn công tác kiểm tra về tổ chức và hoạt động tại các tỉnh, thành phố nói chung (Hà Nam, Ninh Bình…), tại buổi làm việc với Sở Tư pháp, Cục TGPL đều yêu cầu mời các thành viên của HĐPH địa phương để trao đổi, nắm bắt về công tác phối hợp TGPL trong hoạt động tố tụng ở địa phương.
Ở các địa phương: các HĐPH địa phương đều xây dựng Kế hoạch kế hoạch kiểm tra công tác phối hợp tại địa phương, có một số địa phương thực hiện việc kiểm tra trực tiếp (Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Thuận, Cao Bằng, Điện Biên, Gia Lai, Hòa Bình, Hưng Yên, Sóc Trăng, Trà Vinh...). Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19, một số địa phương không thể tổ chức kiểm tra trực tiếp, vì vậy đã đề nghị các đơn vị được kiểm tra theo kế hoạch từ đầu năm tự kiểm tra và gửi báo cáo về HĐPH địa phương (An Giang, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Hà Giang, Hải Dương, Nam Định, Ninh Thuận, Quảng Bình, Tây Ninh, Tiền Giang). Trên cơ sở báo cáo của các đơn vị được kiểm tra ở cấp huyện, HĐPH địa phương kịp thời nắm bắt công tác phối hợp, giải đáp vướng mắc trong quá trình triển khai phối hợp.
Theo số liệu thống kê năm 2021, tổng số người bị buộc tội, người bị hại, đương sự trong các vụ án là người thuộc diện được TGPL được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông tin, thông báo là: 27.000 người (tăng 3.921 người so với năm 2020), trong đó cơ quan Công an giới thiệu là: 13.172 người, Tòa án: 9.614 người, Viện kiểm sát: 3.900 người, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là 314 người.
Củng cố, kiện toàn Hội đồng và Tổ giúp việc cho Hội đồng: trong năm 2021, các địa phương thường xuyên rà soát, kịp thời trình cơ quan có thẩm quyền quyết định kiện toàn Hội đồng và Tổ giúp việc cho Hội đồng khi có sự thay thế, bổ sung thành viên do một số thành viên nghỉ hưu hoặc chuyển công tác như: Hà Giang, Hà Nội, Lào Cai, Thái Nguyên, Kiên Giang, Hải Dương, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Hải Phòng, Lai Châu, Sơn La, Quảng Ninh, Bắc Giang, Điện Biên, Bình Định. Các quyết định kiện toàn HĐPH, Tổ giúp việc đều gửi HĐPH Trung ương để tổng hợp, theo dõi.
Đẩy mạnh truyền thông về TGPL để nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về hoạt động TGPL: thực hiện Kế hoạch 2021, Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL nhà nước) đã phối hợp với các ngành thành viên của HĐPH địa phương trong việc lắp đặt, kiểm tra, thay thế Bảng thông tin về TGPL, Tờ thông tin về TGPL, Hộp tin TGPL, tờ gấp pháp luật tại trụ sở các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ở cấp tỉnh, cấp huyện, cơ sở giam giữ và trại giam (đặt tại nơi người dân có thể dễ dàng đọc được thông tin về TGPL, bảo đảm hiệu quả truyền thông). Ngoài ra, Sở Tư pháp còn cung cấp đơn yêu cầu TGPL; Biên bản giải thích về quyền được TGPL miễn phí của người bị buộc tội, người bị hại, đương sự thuộc diện được TGPL; Thông báo về TGPL; cung cấp băng ghi âm, đĩa ghi âm, USB hoặc phương tiện khác có chứa nội dung thông tin về TGPL dạng âm thanh để truyền thông về TGPL qua các phương tiện truyền thanh của cơ sở giam giữ. Trung tâm TGPL nhà nước cung cấp danh sách, số điện thoại của trợ giúp viên pháp lý, luật sư ký hợp đồng với Trung tâm TGPL nhà nước và người thực hiện TGPL khác cho các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp tỉnh, cấp huyện, cơ sở giam giữ và trại giam để khi phát hiện các vụ việc có đối tượng TGPL thì cơ quan tiến hành tố tụng liên hệ để thực hiện TGPL kịp thời. Danh sách, số điện thoại của trợ giúp viên pháp lý và luật sư ký kết hợp đồng với các Trung tâm, các tổ chức ký hợp dồng, tổ chức đăng ký tham gia TGPL cũng được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của địa phương và Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp để người dân thuận lợi trong việc tiếp cận và liên lạc khi có vướng mắc pháp luật cần giúp đỡ.
Tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao năng lực, nhận thức về hoạt động TGPL: trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, thông qua các phần mềm kỹ thuật, Cục TGPL đã xây dựng tài liệu và tổ chức được 06 lớp tập huấn kỹ năng thực hiện TGPL trong một số lĩnh vực như hình sự, dân sự, lao động bằng hình thức trực tuyến để cập nhật cho người thực hiện TGPL ở địa phương những kiến thức, kỹ năng mới, trong đó tập trung vào những vấn đề, mối quan hệ có thể phát sinh trong và sau dịch bệnh Covid-19… Ở các địa phương, Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL nhà nước) phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng tổ chức tọa đàm, hội nghị, giao ban trao đổi, rút kinh nghiệm giữa người thực hiện TGPL và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mỗi cơ quan, tổ chức (một số loại án khó tại địa phương, kỹ năng của người thực hiện TGPL, những nội dung phối hợp liên ngành còn vướng mắc…).
Kết quả thực hiện vụ việc TGPL trong lĩnh vực tố tụng: theo báo cáo của 63 địa phương, trong năm 2021, toàn quốc đã thực hiện TGPL được 33.127 vụ việc (tăng 20,48% so với cùng kỳ năm 2020), trong đó tổng số vụ việc tham gia tố tụng kết thúc trong năm 2021 là: 16.976 vụ việc (tăng 11,35% so với năm 2020). Hầu hết các vụ việc được thẩm định, đánh giá đều đạt chất lượng trở lên. Số vụ việc tham gia tố tụng thành công, hiệu quả là: 4.087 vụ việc (chiếm 24% trong tổng số vụ việc tham gia tố tụng)... Những địa phương có số vụ việc tham gia tố tụng lớn là Hà Nội (984 vụ việc), Điện Biên (795 vụ việc), Thanh Hóa (760 vụ việc), Gia Lai (549 vụ việc), Cao Bằng (503 vụ việc), Phú Thọ (502 vụ việc)... Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên số lượng vụ việc tham gia tố tụng ở một số địa phương có giảm, đặc biệt là các tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh covid, số lượng vụ việc tham gia tố tụng không nhiều như: Bình Thuận (53 vụ việc), Hà Nam (73 vụ việc), Khánh Hòa (82 vụ việc), Long An (92 vụ việc), Đắk Nông (99 vụ việc).
ĐÁNH GIÁ CHUNG: trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các ngành là thành viên của Hội đồng đã quan tâm, chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành mình triển khai, thực hiện có hiệu quả Thông tư liên tịch số 10, Kế hoạch hoạt động của HĐPH năm 2021 và các văn bản hướng dẫn về thực hiện các quy định của pháp luật về TGPL. HĐPH Trung ương đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai, hướng dẫn các ngành tham gia thực hiện tốt công tác phối hợp TGPL trong hoạt động tố tụng. Các ngành là thành viên HĐPH ngày càng quan tâm đến việc giải thích quyền được TGPL, thông báo, thông tin về TGPL, chính vì thế mà số đối tượng được TGPL do các cơ quan tiến hành tố tụng thông báo, giới thiệu đến các Trung tâm TGPL ngày càng tăng (Theo số liệu thống kê, năm 2021, tổng số người bị buộc tội, người bị hại, đương sự trong các vụ án là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông tin, thông báo là 27.000 người (tăng 4301 người so với năm 2020) trong đó cơ quan Công an giới thiệu là: 13.172 người, Tòa án: 9.614 người ,Viện kiểm sát: 3.900 người), đặc biệt tại địa phương, một số ngành khi kiểm tra các mặt công tác của ngành mình đã chủ động lồng ghép kiểm tra công tác phối hợp thực hiện TGPL trong hoạt động tố tụng nhằm thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động TGPL đảm bảo quyền con người, quyền công dân, nhờ đó số vụ việc TGPL trong tố tụng của các địa phương đã tăng lên so với năm 2020. Sự phối hợp giữa các cơ quan, người có thẩm quyền tiền hành tố tụng với Trung tâm TGPL nhà nước ngày càng nhịp nhàng, hiệu quả; công tác truyền thông về TGPL và Thông tư liên tịch số 10 đã được HĐPH địa phương triển khai phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19.
Trong năm 2021, công tác phối hợp TGPL trong tố tụng gặp những thuận lợi sau: được sự quan tâm của Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách nên hầu hết các nội dung trong kế hoạch năm 2021 đã được triển khai đồng bộ và đạt được hiệu quả. Nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với công tác TGPL nói chung, triển khai Thông tư liên tịch số 10 nói riêng được nâng lên rõ rệt, vì vậy mà số lượng vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng giới thiệu, chuyển gửi hàng năm đều tăng. Tòa án đã tạo điều kiện thuận lợi cho trợ giúp viên pháp lý, luật sư ký kết hợp đồng với Trung tâm tham gia phiên tòa… Công tác truyền thông được thực hiện bài bản, vì thế mà các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, cũng như các cơ quan, tổ chức khác, người dân biết nhiều hơn đến công tác TGPL. Nhiều địa phương chủ động xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch kiểm tra, thành lập Đoàn kiểm tra và trực tiếp đi kiểm tra, nắm bắt tình hình, giải đáp khó khăn, vướng mắc từ cơ sở.
Bên cạnh đó, công tác phối hợp TGPL trong tố tụng gặp khó khăn: do tình hình Covib-19 diễn biến phức tạp nên một số hoạt động của HĐPH Trung ương bị ảnh hưởng: công tác kiểm tra liên ngành không thực hiện trực tiếp được, chưa họp hội đồng; một số địa phương cũng phải cắt giảm các đoàn kiểm tra. Do Covid-19 nhiều Tòa án hoãn phiên xét xử tạo áp lực cho trợ giúp viên pháp lý, làm giảm số lượng vụ việc hoàn thành trong kỳ báo cáo; công tác tập huấn kiến thức, trao đổi kinh nghiệm TGPL cho người tham gia hoạt động tố tụng trong năm tại một số địa phương cũng chưa thực hiện được. Việc giải thích cho người thuộc diện được TGPL trong quá trình thụ lý, giải quyết vụ án của người tiến hành tố tụng tập trung chủ yếu đến các đối tượng là bị can, bị cáo trong vụ án hình sự; các đối tượng khác như bị hại, người liên quan trong vụ án hình sự, đương sự và người liên quan trong vụ án dân sự, hành chính chưa được quan tâm chú ý. Số vụ việc mà các cơ quan tiến hành tố tụng thông báo, thông tin về TGPL đến Trung tâm TGPL nhà nước để tham gia tố tụng, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích cho người được TGPL chưa nhiều, nhất là các vụ việc về dân sự, hành chính. Còn một số người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chưa thật sự quan tâm đến việc giải thích về quyền được TGPL, không thể hiện rõ việc giải thích trong biên bản tố tụng theo quy định của Thông tư liên tịch số 10... Việc lập Biên bản giải thích về quyền được TGPL miễn phí cho người thuộc diện được TGPL chưa đầy đủ, chủ yếu thực hiện đối với người bị buộc tội, còn các đối tượng khác thuộc diện được TGPL trong các vụ án hình sự, dân sự và các vụ án thụ lý để giải quyết theo thủ tục phúc thẩm chưa được quan tâm, thực hiện theo quy định. Việc lập sổ theo dõi chưa chặt chẽ dẫn đến việc đối chiếu số liệu chưa thống nhất về số người thuộc diện được TGPL nhất là trong các vụ việc dân sự. Một số người dân chưa hiểu hoặc không hiểu đúng vị trí, vai trò, ý nghĩa của TGPL nên họ không yêu cầu TGPL mặc dù đã được cán bộ Tòa án giải thích, hướng dẫn. Công tác phối hợp ở một số nơi còn chưa được tốt như: một số Tòa án chưa gửi Bản án hoặc Quyết định của Toà án cho Trợ giúp viên, luật sư đối với những vụ việc họ đã tham gia và các trợ giúp viên pháp lý, luật sư phải tự liên hệ với các Toà án để lấy Bản án hoặc Quyết định. Việc gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong giai đoạn phúc thẩm và bản án cho Trung tâm TGPL nhà nước đối với các vụ việc có sự tham gia của trợ giúp viên pháp lý, luật sư ký hợp đồng với Trung tâm trong một số trường hợp chưa kịp thời. Ở một số địa phương, việc tổng hợp báo cáo thống kê của một số ngành thành viên theo quy định còn chậm so với thời hạn quy định.
Phòng Chính sách và QLNV TGPL - Cục TGPL
Ngày 03/3/2021, Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng ở Trung ương ban hành Quyết định số 292/QĐ-HĐPH về kế hoạch phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2021. Dưới đây là một số kết quả đã đạt được về công tác phối hợp trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng năm 2021:
Về xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao về việc người thực hiện TGPL trực tại Tòa án: trong năm 2021, Cục TGPL đã phối hợp với Vụ Pháp chế và quản lý khoa học, Tòa án nhân dân tối cao hoàn thiện dự thảo Chương trình phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao về người thực hiện TGPL trực tại Tòa án, đồng thời tham mưu để Lãnh đạo Bộ thống nhất với Tòa án án nhân dân tối cao về việc ký kết Chương trình (hiện đã hoàn tất thủ tục ký nháy, chuẩn bị các nội dung để tổ chức lễ ký trực tiếp).
Hướng dẫn, giải đáp, kiểm tra, theo dõi và đánh giá việc thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về phối hợp thực hiện TGPL trong hoạt động tố tụng (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 10): Ở Trung ương: Cục TGPL (cơ quan thường trực của Hội đồng) đã có hướng dẫn, giải đáp trả lời vướng mắc của Trà Vinh, Phú Thọ về mẫu văn bản thông tin dành cho Trung tâm TGPL trong trường hợp người do cơ quan tiến hành tố tụng gửi đến để xác nhận diện được hưởng trợ giúp mà không thuộc đối tượng hoặc không có yêu cầu trợ giúp. Ngoài ra, Cục TGPL còn thường xuyên hướng dẫn, giải đáp những vướng mắc trong quá trình triển khai hoạt động phối hợp thông qua việc nắm bắt, theo dõi hoạt động hàng năm của địa phương, qua báo cáo của Hội đồng phối hợp (HĐPH) địa phương, trao đổi trực tiếp qua điện thoại…
Ở địa phương, HĐPH một số tỉnh cũng thường xuyên có sự đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị rà soát, phát hiện những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 10 để có sự hướng dẫn, giải đáp kịp thời. Một số địa phương, Hội đồng đã đề nghị các ngành thành viên hội đồng có chỉ đạo các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ thực hiện đầy đủ trách nhiệm quy định tại các Điều 7 - Điều 11 của Thông tư liên tịch số 10 (Tây Ninh, Lào Cai, Gia Lai…). Một số địa phương, Sở Tư pháp ký kết văn bản phối hợp với các ngành thành viên như: với cơ quan Công an có các tỉnh: Quảng Trị, Bạc Liêu, Cần Thơ, Tuyên Quang, Điện Biên; với Tòa án có các tỉnh: Bạc Liêu, Lạng Sơn; với nhiều ngành có các tỉnh: Thái Bình, Hải Phòng, Cần Thơ. Các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương đã nghiêm túc thực hiện việc giải thích, thông báo, thông tin về TGPL theo quy định. Người tiến hành tố tụng đã giải thích về quyền và nghĩa vụ của người được TGPL, ghi vào biên bản tố tụng và lưu tại hồ sơ vụ án. Khi phát hiện có đối tượng thuộc diện TGPL đã thông báo cho Trung tâm để Trung tâm xác minh nếu đúng diện người được TGPL thì cử trợ giúp viên pháp lý hoặc luật sư ký kết hợp đồng với Trung tâm tham gia bào chữa hoặc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL.
Tổ chức kiểm tra, theo dõi, đánh giá việc thực hiện Thông tư liên tịch số 10: theo Kế hoạch, năm 2021, HĐPH Trung ương dự kiến tổ chức 03 đoàn kiểm tra tại Lào Cai, Yên Bái; Hà Tĩnh, Quảng Bình; Khánh Hòa, Lâm Đồng, tuy nhiên do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên HĐPH Trung ương không thể tổ chức các đoàn kiểm tra trực tiếp mặc dù đã có kế hoạch và các ngành thành viên đã cử người tham gia đoàn kiểm tra tại các địa phương. Để bảo đảm công tác phòng chống dịch Covid-19, kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động của HĐPH địa phương, HĐPH Trung ương đã có Công văn đề nghị HĐPH 6 tỉnh dự kiến được kiểm tra (Lào Cai, Yên Bái, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Khánh Hòa, Lâm Đồng) gửi báo cáo về hoạt động phối hợp TGPL trong hoạt động tố tụng tại địa phương. Trên cơ sở báo cáo của địa phương, HĐPH Trung ương đã tổng hợp và đánh giá những kết quả đạt được, giải đáp đề xuất, kiến nghị của địa phương. Ngoài ra, trong các đoàn công tác kiểm tra về tổ chức và hoạt động tại các tỉnh, thành phố nói chung (Hà Nam, Ninh Bình…), tại buổi làm việc với Sở Tư pháp, Cục TGPL đều yêu cầu mời các thành viên của HĐPH địa phương để trao đổi, nắm bắt về công tác phối hợp TGPL trong hoạt động tố tụng ở địa phương.
Ở các địa phương: các HĐPH địa phương đều xây dựng Kế hoạch kế hoạch kiểm tra công tác phối hợp tại địa phương, có một số địa phương thực hiện việc kiểm tra trực tiếp (Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Thuận, Cao Bằng, Điện Biên, Gia Lai, Hòa Bình, Hưng Yên, Sóc Trăng, Trà Vinh...). Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19, một số địa phương không thể tổ chức kiểm tra trực tiếp, vì vậy đã đề nghị các đơn vị được kiểm tra theo kế hoạch từ đầu năm tự kiểm tra và gửi báo cáo về HĐPH địa phương (An Giang, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Hà Giang, Hải Dương, Nam Định, Ninh Thuận, Quảng Bình, Tây Ninh, Tiền Giang). Trên cơ sở báo cáo của các đơn vị được kiểm tra ở cấp huyện, HĐPH địa phương kịp thời nắm bắt công tác phối hợp, giải đáp vướng mắc trong quá trình triển khai phối hợp.
Theo số liệu thống kê năm 2021, tổng số người bị buộc tội, người bị hại, đương sự trong các vụ án là người thuộc diện được TGPL được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông tin, thông báo là: 27.000 người (tăng 3.921 người so với năm 2020), trong đó cơ quan Công an giới thiệu là: 13.172 người, Tòa án: 9.614 người, Viện kiểm sát: 3.900 người, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là 314 người.
Củng cố, kiện toàn Hội đồng và Tổ giúp việc cho Hội đồng: trong năm 2021, các địa phương thường xuyên rà soát, kịp thời trình cơ quan có thẩm quyền quyết định kiện toàn Hội đồng và Tổ giúp việc cho Hội đồng khi có sự thay thế, bổ sung thành viên do một số thành viên nghỉ hưu hoặc chuyển công tác như: Hà Giang, Hà Nội, Lào Cai, Thái Nguyên, Kiên Giang, Hải Dương, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Hải Phòng, Lai Châu, Sơn La, Quảng Ninh, Bắc Giang, Điện Biên, Bình Định. Các quyết định kiện toàn HĐPH, Tổ giúp việc đều gửi HĐPH Trung ương để tổng hợp, theo dõi.
Đẩy mạnh truyền thông về TGPL để nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về hoạt động TGPL: thực hiện Kế hoạch 2021, Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL nhà nước) đã phối hợp với các ngành thành viên của HĐPH địa phương trong việc lắp đặt, kiểm tra, thay thế Bảng thông tin về TGPL, Tờ thông tin về TGPL, Hộp tin TGPL, tờ gấp pháp luật tại trụ sở các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ở cấp tỉnh, cấp huyện, cơ sở giam giữ và trại giam (đặt tại nơi người dân có thể dễ dàng đọc được thông tin về TGPL, bảo đảm hiệu quả truyền thông). Ngoài ra, Sở Tư pháp còn cung cấp đơn yêu cầu TGPL; Biên bản giải thích về quyền được TGPL miễn phí của người bị buộc tội, người bị hại, đương sự thuộc diện được TGPL; Thông báo về TGPL; cung cấp băng ghi âm, đĩa ghi âm, USB hoặc phương tiện khác có chứa nội dung thông tin về TGPL dạng âm thanh để truyền thông về TGPL qua các phương tiện truyền thanh của cơ sở giam giữ. Trung tâm TGPL nhà nước cung cấp danh sách, số điện thoại của trợ giúp viên pháp lý, luật sư ký hợp đồng với Trung tâm TGPL nhà nước và người thực hiện TGPL khác cho các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp tỉnh, cấp huyện, cơ sở giam giữ và trại giam để khi phát hiện các vụ việc có đối tượng TGPL thì cơ quan tiến hành tố tụng liên hệ để thực hiện TGPL kịp thời. Danh sách, số điện thoại của trợ giúp viên pháp lý và luật sư ký kết hợp đồng với các Trung tâm, các tổ chức ký hợp dồng, tổ chức đăng ký tham gia TGPL cũng được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của địa phương và Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp để người dân thuận lợi trong việc tiếp cận và liên lạc khi có vướng mắc pháp luật cần giúp đỡ.
Tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao năng lực, nhận thức về hoạt động TGPL: trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, thông qua các phần mềm kỹ thuật, Cục TGPL đã xây dựng tài liệu và tổ chức được 06 lớp tập huấn kỹ năng thực hiện TGPL trong một số lĩnh vực như hình sự, dân sự, lao động bằng hình thức trực tuyến để cập nhật cho người thực hiện TGPL ở địa phương những kiến thức, kỹ năng mới, trong đó tập trung vào những vấn đề, mối quan hệ có thể phát sinh trong và sau dịch bệnh Covid-19… Ở các địa phương, Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL nhà nước) phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng tổ chức tọa đàm, hội nghị, giao ban trao đổi, rút kinh nghiệm giữa người thực hiện TGPL và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mỗi cơ quan, tổ chức (một số loại án khó tại địa phương, kỹ năng của người thực hiện TGPL, những nội dung phối hợp liên ngành còn vướng mắc…).
Kết quả thực hiện vụ việc TGPL trong lĩnh vực tố tụng: theo báo cáo của 63 địa phương, trong năm 2021, toàn quốc đã thực hiện TGPL được 33.127 vụ việc (tăng 20,48% so với cùng kỳ năm 2020), trong đó tổng số vụ việc tham gia tố tụng kết thúc trong năm 2021 là: 16.976 vụ việc (tăng 11,35% so với năm 2020). Hầu hết các vụ việc được thẩm định, đánh giá đều đạt chất lượng trở lên. Số vụ việc tham gia tố tụng thành công, hiệu quả là: 4.087 vụ việc (chiếm 24% trong tổng số vụ việc tham gia tố tụng)... Những địa phương có số vụ việc tham gia tố tụng lớn là Hà Nội (984 vụ việc), Điện Biên (795 vụ việc), Thanh Hóa (760 vụ việc), Gia Lai (549 vụ việc), Cao Bằng (503 vụ việc), Phú Thọ (502 vụ việc)... Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên số lượng vụ việc tham gia tố tụng ở một số địa phương có giảm, đặc biệt là các tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh covid, số lượng vụ việc tham gia tố tụng không nhiều như: Bình Thuận (53 vụ việc), Hà Nam (73 vụ việc), Khánh Hòa (82 vụ việc), Long An (92 vụ việc), Đắk Nông (99 vụ việc).
ĐÁNH GIÁ CHUNG: trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các ngành là thành viên của Hội đồng đã quan tâm, chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành mình triển khai, thực hiện có hiệu quả Thông tư liên tịch số 10, Kế hoạch hoạt động của HĐPH năm 2021 và các văn bản hướng dẫn về thực hiện các quy định của pháp luật về TGPL. HĐPH Trung ương đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai, hướng dẫn các ngành tham gia thực hiện tốt công tác phối hợp TGPL trong hoạt động tố tụng. Các ngành là thành viên HĐPH ngày càng quan tâm đến việc giải thích quyền được TGPL, thông báo, thông tin về TGPL, chính vì thế mà số đối tượng được TGPL do các cơ quan tiến hành tố tụng thông báo, giới thiệu đến các Trung tâm TGPL ngày càng tăng (Theo số liệu thống kê, năm 2021, tổng số người bị buộc tội, người bị hại, đương sự trong các vụ án là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông tin, thông báo là 27.000 người (tăng 4301 người so với năm 2020) trong đó cơ quan Công an giới thiệu là: 13.172 người, Tòa án: 9.614 người ,Viện kiểm sát: 3.900 người), đặc biệt tại địa phương, một số ngành khi kiểm tra các mặt công tác của ngành mình đã chủ động lồng ghép kiểm tra công tác phối hợp thực hiện TGPL trong hoạt động tố tụng nhằm thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động TGPL đảm bảo quyền con người, quyền công dân, nhờ đó số vụ việc TGPL trong tố tụng của các địa phương đã tăng lên so với năm 2020. Sự phối hợp giữa các cơ quan, người có thẩm quyền tiền hành tố tụng với Trung tâm TGPL nhà nước ngày càng nhịp nhàng, hiệu quả; công tác truyền thông về TGPL và Thông tư liên tịch số 10 đã được HĐPH địa phương triển khai phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19.
Trong năm 2021, công tác phối hợp TGPL trong tố tụng gặp những thuận lợi sau: được sự quan tâm của Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách nên hầu hết các nội dung trong kế hoạch năm 2021 đã được triển khai đồng bộ và đạt được hiệu quả. Nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với công tác TGPL nói chung, triển khai Thông tư liên tịch số 10 nói riêng được nâng lên rõ rệt, vì vậy mà số lượng vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng giới thiệu, chuyển gửi hàng năm đều tăng. Tòa án đã tạo điều kiện thuận lợi cho trợ giúp viên pháp lý, luật sư ký kết hợp đồng với Trung tâm tham gia phiên tòa… Công tác truyền thông được thực hiện bài bản, vì thế mà các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, cũng như các cơ quan, tổ chức khác, người dân biết nhiều hơn đến công tác TGPL. Nhiều địa phương chủ động xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch kiểm tra, thành lập Đoàn kiểm tra và trực tiếp đi kiểm tra, nắm bắt tình hình, giải đáp khó khăn, vướng mắc từ cơ sở.
Bên cạnh đó, công tác phối hợp TGPL trong tố tụng gặp khó khăn: do tình hình Covib-19 diễn biến phức tạp nên một số hoạt động của HĐPH Trung ương bị ảnh hưởng: công tác kiểm tra liên ngành không thực hiện trực tiếp được, chưa họp hội đồng; một số địa phương cũng phải cắt giảm các đoàn kiểm tra. Do Covid-19 nhiều Tòa án hoãn phiên xét xử tạo áp lực cho trợ giúp viên pháp lý, làm giảm số lượng vụ việc hoàn thành trong kỳ báo cáo; công tác tập huấn kiến thức, trao đổi kinh nghiệm TGPL cho người tham gia hoạt động tố tụng trong năm tại một số địa phương cũng chưa thực hiện được. Việc giải thích cho người thuộc diện được TGPL trong quá trình thụ lý, giải quyết vụ án của người tiến hành tố tụng tập trung chủ yếu đến các đối tượng là bị can, bị cáo trong vụ án hình sự; các đối tượng khác như bị hại, người liên quan trong vụ án hình sự, đương sự và người liên quan trong vụ án dân sự, hành chính chưa được quan tâm chú ý. Số vụ việc mà các cơ quan tiến hành tố tụng thông báo, thông tin về TGPL đến Trung tâm TGPL nhà nước để tham gia tố tụng, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích cho người được TGPL chưa nhiều, nhất là các vụ việc về dân sự, hành chính. Còn một số người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chưa thật sự quan tâm đến việc giải thích về quyền được TGPL, không thể hiện rõ việc giải thích trong biên bản tố tụng theo quy định của Thông tư liên tịch số 10... Việc lập Biên bản giải thích về quyền được TGPL miễn phí cho người thuộc diện được TGPL chưa đầy đủ, chủ yếu thực hiện đối với người bị buộc tội, còn các đối tượng khác thuộc diện được TGPL trong các vụ án hình sự, dân sự và các vụ án thụ lý để giải quyết theo thủ tục phúc thẩm chưa được quan tâm, thực hiện theo quy định. Việc lập sổ theo dõi chưa chặt chẽ dẫn đến việc đối chiếu số liệu chưa thống nhất về số người thuộc diện được TGPL nhất là trong các vụ việc dân sự. Một số người dân chưa hiểu hoặc không hiểu đúng vị trí, vai trò, ý nghĩa của TGPL nên họ không yêu cầu TGPL mặc dù đã được cán bộ Tòa án giải thích, hướng dẫn. Công tác phối hợp ở một số nơi còn chưa được tốt như: một số Tòa án chưa gửi Bản án hoặc Quyết định của Toà án cho Trợ giúp viên, luật sư đối với những vụ việc họ đã tham gia và các trợ giúp viên pháp lý, luật sư phải tự liên hệ với các Toà án để lấy Bản án hoặc Quyết định. Việc gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong giai đoạn phúc thẩm và bản án cho Trung tâm TGPL nhà nước đối với các vụ việc có sự tham gia của trợ giúp viên pháp lý, luật sư ký hợp đồng với Trung tâm trong một số trường hợp chưa kịp thời. Ở một số địa phương, việc tổng hợp báo cáo thống kê của một số ngành thành viên theo quy định còn chậm so với thời hạn quy định.
Phòng Chính sách và QLNV TGPL - Cục TGPL