12/08/2019
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Trợ giúp pháp lý ở Trung QuốcTrung Quốc là một quốc gia ở khu vực Đông Á có diện tích đứng thứ ba (9.6 triệu km²) và đông dân nhất thế giới (1,4 tỷ người); là một cường quốc và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới theo GDP (PPP) (năm 2019 ước tính là 27.449 tỷ USD; bình quân 19.559 USD/người, xếp thứ 79 trên thế giới). Trung Quốc gồm 22 tỉnh, 05 khu tự trị, 04 thành phố trực thuộc trung ương (Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Trùng Khánh) và 02 đặc khu hành chính (Hồng Kông và Ma Cao) Vào những năm 50, Trung Quốc đã thành lập hệ thống thực hiện bào chữa hình sự với sự tham gia của các luật sư bào chữa miễn phí. Năm 1994, Chính phủ Trung Quốc đã chỉ đạo việc nghiên cứu và thành lập hệ thống trợ giúp pháp lý (TGPL) đặc trưng của Trung Quốc, sau đó, những nỗ lực thiết lập các cơ quan TGPL trên cả nước nhằm mục đích thực hiện TGPL miễn phí cho người tham gia tố tụng thuộc diện nghèo đã được bắt đầu vào năm 1996. Ngày 01/9/2003, Quy tắc TGPL đã được Quốc vụ việc Trung Quốc ban hành, quy định rõ TGPL thuộc về trách nhiệm của Chính phủ và thiết lập cơ cấu tổ chức và các nguyên tắc chung của hệ thống TGPL ở Trung Quốc.
1. Hệ thống tổ chức TGPL
- Tổ chức TGPL của Nhà nước:
Hệ thống tổ chức TGPL của Nhà nước Trung Quốc thành lập theo cấp xét xử của Toà án:
Ở Trung ương (ngang cấp xét xử của TANDTC), Bộ Tư pháp thành lập Trung tâm TGPL thuộc Bộ.
Ở khu tự trị, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Trung tâm TGPL/Phòng TGPL thuộc Sở Tư pháp.
Ở cấp huyện có Trung tâm TGPL trực thuộc các Trung tâm TGPL/Phòng TGPL cấp tỉnh và Trung tâm TGPL trực thuộc các Phòng Tư pháp cấp huyện.
Ngoài ra, có các Trạm/Điểm TGPL ở các xã, thị trấn, khu phố, thôn, xóm; tại các cơ quan tiến hành tố tụng.
- Tổ chức TGPL của xã hội:
Trung tâm TGPL của đoàn thể, xã hội: công đoàn, Hội phụ nữ, Hội người tàn tật… để giúp đỡ cho các thành viên, hội viên của đoàn thể đó. Hoạt động của các Trung tâm thông qua các hình thức: Tư vấn pháp luật cho đối tượng đến trụ sở của Trung tâm hoặc qua đường dây điện thoại nóng; đại diện, bào chữa cho đối tượng trợ giúp trong các vụ việc.
Một số trường Đại học có khoa luật hoặc trường Đại học chuyên ngành về luật (Đại học Hoa Đông, Phúc Đán…) cũng thành lập Trung tâm TGPL cho các đối tượng đủ điều kiện TGPL. Các trường đại học luật hoặc có khoa luật thường kết hợp dạy đại học với công tác TGPL và thường xuyên cử sinh viên luật có trình độ chuyên môn vững đến Trung tâm TGPL thuộc các tổ chức đoàn thể tham gia công tác TGPL.
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể, rõ ràng. Lãnh đạo Bộ Tư pháp mới chỉ quán triệt Trung tâm TGPL ở địa phương phải có kiểm soát về việc thành lập và hoạt động của Trung tâm TGPL thuộc các tổ chức đoàn thể.
Kinh phí hoạt động: tận dụng nguồn lực của bản thân, sự tài trợ của các tổ chức quốc tế. Các Trung tâm TGPL thuộc các tổ chức đoàn thể không nhận được kinh phí từ nguồn ngân sách của Nhà nước mà chỉ nhận được kinh phí hỗ trợ thông qua việc thực hiện các vụ việc TGPL.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về TGPL
- Mô hình cơ quan quản lý nhà nước về TGPL:
Theo Điều 4 và 5 Quy tắc về TGPL, các cơ quan quản lý hành chính các cấp chịu trách nhiệm quản lý về công tác TGPL.
Tại cấp Bộ: Bộ Tư pháp là đơn vị thực hiện quản lý nhà nước về TGPL trong toàn quốc. Bộ có hai đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ: (1) Trung tâm TGPL: được thành lập từ năm 1996. Trước thời điểm cuối năm 2008, Trung tâm đại diện Bộ Tư pháp thực hiện việc giám sát và chỉ đạo công tác TGPL trên phạm vi toàn quốc. Nhằm tăng cường công tác giám sát và quản lý TGPL, Bộ Tư pháp đã thành lập Cục TGPL năm 2008. Hiện tại, vai trò của Cục TGPL là hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện pháp luật luật, hướng dẫn và chính sách về TGPL; giám sát và quản lý công tác TGPL của các tổ chức TGPL (Trung tâm TGPL và Phòng TGPL) và cán bộ TGPL; hướng dẫn công tác TGPL của các tổ chức xã hội và cộng tác viên TGPL... Trong khi Trung tâm TGPL thuộc Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm về việc truyền thông về TGPL, tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ TGPL, đánh giá chất lượng vụ việc TGPL, thực hiện các nghiên cứu về TGPL, hợp tác và quảng bá với các tổ chức nước ngoài về các chương trình TGPL...
Tại cấp tỉnh: Sở Tư pháp các khu tự trị/tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý nhà nước về TGPL tại địa phương. Các Sở thành lập Trung tâm TGPL/Phòng TGPL trực thuộc làm nhiệm vụ quản lý hoạt động TGPL tại địa phương và quản lý Trung tâm TGPL cấp huyện và/hoặc thực hiện hoạt động TGPL. Các Trung tâm chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng chính sách, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát công tác TGPL tại địa phương.
Tại cấp huyện: có các Trung tâm TGPL trực thuộc Trung tâm TGPL/Phòng TGPL cấp tỉnh và Trung tâm TGPL trực thuộc Phòng Tư pháp. Các Trung tâm vừa có chức năng giám sát, quản lý (giống như ở cấp tỉnh) và thực hiện TGPL. Các Trung tâm đóng vai trò chính trong việc nhận các đơn TGPL, xét duyệt TGPL và tổ chức cung cấp dịch vụ TGPL. Thường các Trung tâm có quy mô rất nhỏ, khoảng từ 2-4 người.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm TGPL của Nhà nước: thực hiện tư vấn, đại diện, bào chữa bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân (nghèo); đảm bảo sự công bằng của pháp luật, góp phần ổn định xã hội. Nếu cơ quan công quyền của Nhà nước giải quyết vụ việc vi phạm quyền lợi của đối tượng, Trung tâm sẽ kiến nghị cơ quan đó giải quyết. Việc giải quyết những vụ việc kiến nghị thường phức tạp vì liên quan các cơ quan hành chính của Chính phủ, do vậy cách giải quyết tốt nhất là thương lượng.
- Việc quản lý, điều phối kinh phí, nhân lực thực hiện TGPL:
Tại cấp Bộ, Bộ Tư pháp (Cục TGPL) quản lý Quỹ TGPL Trung Quốc là quỹ lớn nhất cung cấp tài chính cho hoạt động TGPL trong cả nước; chỉ đạo và giám sát hoạt động hành nghề của luật sư, tư vấn viên pháp luật và công tác TGPL trên cả nước; trực tiếp quản lý cán bộ TGPL thuộc Trung tâm TGPL trực thuộc Bộ. Trung tâm TGPL thuộc Bộ Tư pháp thực hiện việc hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với tổ chức thực hiện TGPL.
Tại cấp tỉnh, Uỷ ban hành chính các khu tự trị/tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương quản lý các Quỹ TGPL của địa phương; Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL) quản lý, điều phối con người, tổ chức, cá nhân tham gia TGPL.
3. Đối tượng TGPL
- TGPL được thực hiện trong các vụ việc hình sự, dân sự và hành chính. Lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, tranh chấp thương mại bị loại trừ.
- Theo Điều 2 Quy tắc TGPL, các đối tượng sau được TGPL miễn phí hoàn toàn:
+ Theo Điều 10 Quy tắc TGPL, trong các vụ án hình sự, những người bị nghi ngờ phạm tội, bị can, bị cáo, nạn nhân và nguyên đơn trong các vụ án mà họ là bên buộc tội là người nghèo là đối tượng được TGPL. Nếu vụ việc được đưa ra tòa bởi công tố viên và bị cáo không có ai bào chữa do khó khăn về kinh tế hoặc nguyên nhân khác, tổ chức TGPL có thể cung cấp TGPL nếu tòa án nhân dân chỉ định người bào chữa cho bị can, bị cáo. Nếu bị cáo bị mù, điếc, câm hoặc là người chưa thành niên không có người bào chữa, hoặc bị cáo bị áp dụng hình phạt tử hình và không có người bào chữa, các tổ chức TGPL có thể cung cấp TGPL không cần xem xét điều kiện kinh tế của bị can, bị cáo khi tòa án nhân dân chỉ định người bào chữa cho bị can, bị cáo.
Trường hợp khi phạm tội bị cáo là người chưa thành niên nhưng khi xét xử đã 19 hoặc 20 tuổi cũng xem xét TGPL với điều kiện người đó kinh tế khó khăn, tính chất vụ việc phức tạp, đối tượng phải có chứng cứ cơ bản chứng minh quyền lợi của họ bị vi phạm.
+ Trong các vụ việc dân sự và hành chính: theo quy định của các luật liên quan và Quy tắc về TGPL (Điều 10), bất cứ công dân nào không có khả năng có được luật sư có thể được TGPL trong các trường hợp sau:
(1) Yêu cầu Nhà nước bồi thường theo quy định của luật pháp; (2) yêu cầu được hưởng bảo hiểm xã hội hoặc trợ cấp tối thiểu; (3) yêu cầu trợ cấp cho các gia đình hoặc trợ cấp xã hội; (4) yêu cầu chi trả cho việc chăm sóc cha, mẹ, con, chồng, vợ hoặc các đối tượng phụ thuộc khác; (5) yêu cầu trả tiền lương, tiền công; (6) yêu cầu các quyền và lợi ích dân sự phát sinh ngoài nghĩa vụ; yêu cầu bồi thường do bị thương tại nơi làm việc.
Quy tắc TGPL đã cho phép chính quyền các tỉnh/thành phố/khu tự trị bổ sung phạm vi TGPL và một số tỉnh/thành phố/khu tự trị đã bổ sung các vụ việc như bạo lực gia đình và bồi thường thiệt hại do tại nạn giao thông và tai biến do dược phẩm trong phạm vi TGPL.
Về đối tượng đáp ứng điều kiện về tài chính, thực tế cho thấy điều kiện tài chính tại cấp tỉnh là rất khác nhau nên rất khó quy định phạm vi chung trong cả nước, Quy tắc TGPL (Điều 13) cho phép chính quyền cấp tỉnh xác định phạm vi đối tượng đáp ứng yêu cầu về tài chính trong phạm vi quản lý của mình. Nguyên tắc là công dân có thu nhập nằm dưới mức bảo đảm đảm cho sinh hoạt tối thiểu (hoặc chuẩn nghèo) có thể được TGPL. Trên thực tế, một số tỉnh/thành phố/khu tự trị như Quảng Đông, phạm vi khó khăn về tài chính được quy định chung như trên để bảo đảm thêm nhiều người được TGPL.
Ngoài ra, đối với một số vụ việc cụ thể, không cần kiểm tra điều kiện tài chính (Điều 12 Quy tắc TGPL). Thứ nhất, trong các vụ án hình sự nêu trên khi luật sư được tòa án chỉ định trong các trường hợp bị cáo là người mù, điếc, câm hoặc là người chưa thành niên không có luật sư bào chữa hoặc bị cáo bị áp dụng hình phạt tử hình và không có người bào chữa hoặc vụ việc được đưa ra tòa bởi công tố viên và bị cáo không có ai bào chữa do khó khăn về kinh tế hoặc nguyên nhân khác, các tổ chức TGPL có thể thực hiện TGPL không cần xem xét điều kiện tài chính của bị cáo. Thứ hai, lao động di cư đòi trả lương hoặc bồi thường do bị thương trong khi làm việc thì cần kiểm tra điều kiện về tài chính.
Hiện tại, người được TGPL chủ yếu là công dân Trung Quốc. Tuy nhiên, TGPL bao gồm cả cho người nước ngoài trong các trường hợp cụ thể, đặc biệt là tại khu vực biên giới. Khi bị cáo là người nước ngoài hoặc không quốc tịch không có luật sư và bị đưa ra xét xử trong vụ án hình sự tại Trung Quốc, tòa án nhân dân sẽ gửi vụ việc cho các tổ chức TGPL địa phương để chỉ định luật sư bào chữa cho bị cáo. Trong vụ việc dân sự, người nước ngoài và người không quốc tịch có thể yêu cầu các dịch vụ TGPL cần thiết và vụ việc của họ phải thuộc phạm vi của chương trình TGPL căn cứ vào các luật và quy định có liên quan và hiệp định tương trợ tư pháp giữa Trung Quốc và các nước.
4. Tổ chức thực hiện TGPL
- Hệ thống Nhà nước:
+ Trung tâm TGPL thuộc Bộ Tư pháp: trực tiếp thực hiện hoạt động TGPL; chịu trách nhiệm về việc truyền thông về TGPL, tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ TGPL, đánh giá chất lượng vụ việc TGPL, thực hiện các nghiên cứu về TGPL, hợp tác và quảng bá với các tổ chức nước ngoài về các chương trình TGPL...
+ Trung tâm TGPL/Phòng TGPL thuộc Sở Tư pháp: làm nhiệm vụ quản lý hoạt động TGPL tại địa phương và quản lý Trung tâm TGPL cấp huyện và/hoặc thực hiện hoạt động TGPL. Các Trung tâm chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng chính sách, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát công tác TGPL tại địa phương.
+ Trung tâm TGPL trực thuộc các Trung tâm TGPL/Phòng TGPL cấp tỉnh: vừa có chức năng giám sát, quản lý (giống như ở cấp tỉnh) và thực hiện TGPL. Các Trung tâm đóng vai trò chính trong việc nhận các đơn TGPL, xét duyệt TGPL và tổ chức cung cấp dịch vụ TGPL.
+ Trạm/điểm TGPL tại cấp xã: trực tiếp thực hiện vụ việc TGPL tại cơ sở.
Ví dụ, ở một số thành phố thiếu luật sư, các cơ quan TGPL đã nỗ lực tổ chức các luật sư có kinh nghiệm và chuyên môn ở trong vùng để thành lập các đội và sau đó giao các loại vụ việc cho họ hoặc các công ty luật liên quan để giải quyết.
- Hệ thống của xã hội: Trung tâm TGPL thuộc tổ chức đoàn thể, xã hội (Công đoàn, Hội phụ nữ, Hội người tàn tật...) có chức năng thực hiện TGPL cho thành viên của tổ chức đoàn thể, xã hội; Trung tâm TGPL thuộc trường Đại học có khoa luật hoặc trường Đại học chuyên ngành về luật: có chức năng tư vấn pháp luật cho các đối tượng được TGPL.
Về việc thành lập, hoạt động của các Trung tâm TGPL thuộc các tổ chức đoàn thể xã hội phải tuân theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể, rõ ràng. Lãnh đạo Bộ Tư pháp mới chỉ quán triệt Trung tâm TGPL ở địa phương phải có kiểm soát về việc thành lập và hoạt động của Trung tâm TGPL thuộc các tổ chức đoàn thể.
5. Người thực hiện TGPL
Về phân loại, người thực hiện TGPL ở Trung Quốc gồm những nhóm chủ yếu sau: cán bộ TGPL làm việc tại các tổ chức TGPL (luật sư và cán bộ pháp lý); Luật sư hành nghề tư; Cán bộ pháp lý ở cơ sở (cán bộ các Phòng Tư pháp, Văn phòng phục vụ pháp luật; thành viên tổ chức xã hội (hiệp hội lao động, giáo viên), sinh viên khoa luật của các trường đại học...).
Các địa phương khác nhau có các mô hình cung cấp dịch vụ TGPL khác nhau. Một số Trung tâm TGPL như ở tỉnh Hà Nam, Cát Lâm, An Huy và thành phố tự trị Trùng Khánh, sử dụng cán bộ TGPL trong việc giải quyết các vụ việc TGPL. Một số thành phố lớn khác như Bắc Kinh, Thượng Hải sử dụng luật sư tư. Một số trung tâm TGPL sử dụng hỗn hợp. Tuy nhiên, ở một số huyện không có luật sư nên các Trung tâm TGPL phải sử dụng các cán bộ TGPL ở cơ sở để giải quyết các vụ việc TGPL.
Về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, luật sư làm việc tại các tổ chức TGPL, luật sư tư theo tiêu chuẩn của luật sư quy định tại Luật Luật sư. Cán đối tượng khác không không yêu cầu chứng chỉ luật sư, chỉ cần có kiến thức pháp luật và dưới sự tổ chức của các tổ chức TGPL. Các cá nhân trên, mặc dù họ nhìn chung không có chứng chỉ luật sư, nhưng được trang bị kiến thức về luật pháp, công tác chung ở các vùng nông thôn và thực hiện trợ giúp cho nông dân… Một số cá nhân thuộc tổ chức xã hội như hiệp hội lao động, giáo viên và sinh viên khoa luật của các trường đại học có thể giải quyết một lượng nhỏ các vụ việc TGPL thông qua việc tổ chức của các tổ chức TGPL. Họ phải nộp lại các tài liệu liên quan đến vụ việc sau khi vụ việc kết thúc và sau đó họ có thể được hưởng thù lao khi các tổ chức TGPL kiểm tra và chấp nhận công việc của họ.
Về nhiệm vụ, quyền hạn, luật sư được thực hiện TGPL dưới mọi hình thức; các đối tượng khác được thực hiện TGPL trừ hình thức tham gia tố tụng.
Về chế độ đãi ngộ, cán bộ TGPL được hưởng lương từ ngân sách; luật sư và các đối tượng khác được chi bồi dưỡng theo vụ việc.
Về trách nhiệm bồi thường khi thực hiện vụ việc TGPL gây thiệt hại, cán bộ TGPL thực hiện theo chế độ công vụ; luật sư hành nghề tư khi tham gia TGPL gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường. Trung tâm TGPL không chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, các luật sư Trung Quốc đều mua bảo hiểm, do vậy nếu luật sư thiệt hại cho đối tượng thì hãng bảo hiểm chi trả.
Về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, người thực hiện TGPL được Trung tâm TGPL thuộc Bộ Tư pháp thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng.
6. Hình thức và phương thức thực hiện TGPL
- Về hình thức TGPL: Theo Điều 2 Quy tắc TGPL, công dân đáp ứng quy định của Quy tắc này có thể được cung cấp dịch vụ TGPL miễn phí như tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa trong các vụ việc hình sự… theo quy định.
Các tổ chức TGPL có thể cung cấp các dịch vụ TGPL như: tư vấn pháp luật miễn phí; Soạn thảo văn bản pháp luật; Đại diện pháp lý tại Tòa án trong các vụ việc dân sự và hành chính; Bào chữa trong các vụ việc hình sự tại Tòa án.
Đối với tư vấn pháp luật, người dân có thể được cung cấp thông qua các kênh sau và không cần kiểm tra điều kiện tài chính: (1) Tới các tổ chức TGPL hoặc các Trạm/Điểm TGPL của tổ chức. Tại các tổ chức TGPL hoặc Trạm/Điểm TGPL, dịch vụ TGPL miễn phí được cung cấp cho tất cả mọi người tại trụ sở. (2) Nhận tư vấn miễn phí qua đường dây nóng. Đối với các tổ chức TGPL đều có đường dây nóng về TGPL. Ở một số tỉnh, số điện thoại là giống nhau là 148, với người Trung Quốc, nó được phát âm tương tự với cụm từ “tôi cần công lý”. (3) Nhận tư vấn miễn phí qua internet. Và một số địa điểm mà người dân có thể nhận tư vấn pháp lý miễn phí thông qua internet.
Đối với việc soạn thảo các văn bản, người dân có thể tới tổ chức TGPL hoặc Trạm/Điểm TGPL của tổ chức và cũng không cần phải kiểm tra điều kiện tài chính.
Nếu người dân cần hỗ trợ thêm như đại diện pháp lý tại tòa án, truyền thông…, họ phải điền vào mẫu đơn yêu cầu tại trụ sở của tổ chức TGPL.
- Về phương thức thực hiện TGPL:
Tại các tổ chức thực hiện TGPL, dịch vụ được cung cấp theo phương thức trực tiếp tại trụ sở của các tổ chức hoặc gián tiếp qua qua tổng đài đường dây nóng, internet.
Ngoài ra, TGPL còn được cung cấp tại các đơn vị cơ sở: Tổ chức TGPL tổ chức các luật sư, cán bộ pháp lý ở cơ sở thành nhóm (Trạm/Điểm TGPL) hoặc giao việc cho từng cá nhân để thực hiện TGPL; Trung tâm TGPL thuộc các tổ chức đoàn thể hoặc cơ sở nghiên cứu, đào tạo luật tự tổ chức hoạt động TGPL tại cộng đồng.
7. Quản lý và đánh giá chất lượng vụ việc TGPL
Quy tắc TGPL quy định các luật sư phải cung cấp dịch vụ TGPL có chất lượng, nếu vi phạm các nguyên tắc liên quan, luật sư có thể bị phạt hành chính theo Luật Luật sư, hoặc bị Hiệp hội Luật sư kỷ luật nếu họ vi phạm quy tắc hành nghề. Bộ trưởng bộ Tư pháp ban hành Quy tắc về thủ tục TGPL quy định cụ thể về việc giám sát and chịu trách nhiệm pháp lý. Việc quản lý chất lượng vụ việc TGPL do Trung tâm TGPL thuộc Bộ Tư pháp thực hiện.
Việc đánh giá chất lượng vụ việc TGPL do:
+ Trung tâm TGPL thuộc Bộ Tư pháp đánh giá thành công vụ việc TGPL thông qua các biện pháp: (1) Phát bảng biểu câu hỏi cho đối tượng sau khi đã thực hiện xong TGPL. Qua bảng biểu biết được luật sư làm việc có hiệu quả không. Trung tâm có thể gửi bảng biểu câu hỏi cho Hội đồng xét xử để họ đánh giá về việc thực hiện TGPL của luật sư; (2) Kiểm tra đột xuất các hồ sơ vụ việc TGPL tại các VPLS để đánh giá hoạt động của Văn phòng luật sư có theo đúng quy định và có hiệu quả không.
+ Các tổ chức TGPL thực hiện: Các tổ chức TGPL nhìn chung đã được nâng cao chất lượng giám sát về hai mặt: Một là để nắm bắt ý kiến của xã hội về chất lượng dịch vụ thông qua các phương pháp như tổ chức hội thảo và tuyển dụng các giám sát viên; hai là thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giám sát đối với các vụ việc do các cá nhân thực hiện, như nắm được phản hồi của các chuyên gia thông qua kiểm toán các vụ việc… Trên thực tế, hai số liệu là phần trăm các ý kiến đồng tình của luật sư và phần trăm những người được TGPL hài lòng thường được coi như là minh chứng cho chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp.
Đối với các vụ việc TGPL không đạt chất lượng, luật sư, cán bộ pháp lý ở cơ sở có thể không được Trung tâm chấp nhận kết quả và thanh toán kinh phí. Trường hợp luật sư vi phạm các nguyên tắc liên quan, luật sư có thể bị phạt hành chính theo Luật Luật sư hoặc bị Hiệp hội Luật sư kỷ luật nếu họ vi phạm quy tắc hành nghề.
8. Trình tự, thủ tục thực hiện vụ việc TGPL
- Nộp đơn: Đơn yêu cầu TGPL phải được nộp trực tiếp hoặc cho tổ chức TGPL hoặc Trạm/Điểm TGPL của tổ chức TGPL. Người nộp đơn phải điền vào mẫu đơn TGPL, nộp chứng nhận về điều kiện kinh tế khó khăn các tài liệu liên quan đến vụ việc. Nếu đơn được nộp tại các Trạm/Điểm TGPL, các Trạm/Điểm TGPL phải gửi đơn lên tổ chức TGPL để xét duyệt.
Đối tượng là người vãng lai đến xin TGPL, Trung tâm yêu cầu họ trở về nơi cư trú xin giấy xác nhận. Nếu người vãng lai không có điều kiện để về quê thì Trung tâm có thể gọi điện thoại. Trung tâm ký thỏa thuận hợp tác với các Trung tâm TGPL địa phương về điều tra tình hình kinh tế của đối tượng. Nếu đối tượng khó khăn không về địa phương xin được xác nhận khó khăn thì Trung tâm có thể liên hệ Trung tâm ở địa phương người đó cư trú xác nhận (uỷ thác xác nhận điều kiện được TGPL). Trường hợp đối tượng khiếu kiện UBND xã và không xin được giấy xác nhận thì có thể đến Hội nông dân, Hội phụ nữ để xin xác nhận.
Trong quá trình khởi tố, điều tra vụ án hình sự, nếu người bị tình nghi, bị can, bị cáo thuộc diện được TGPL thì cơ quan điều tra, VKS sẽ thay đương sự đề nghị TGPL, còn ở giai đoạn xét xử TAND sẽ chỉ định luật sư TGPL. Cơ quan tiến hành tố tụng sẽ thông báo cho người nhà đối tượng làm giấy xác nhận nghèo. Trung tâm căn cứ vào Danh sách do Hiệp hội luật sư cung cấp để cử luật sư thực hiện TGPL.
Hồ sơ vụ việc tư vấn có Đơn xin TGPL ghi rõ nội dung vụ việc, lĩnh vực pháp luật, phạm vi tư vấn, văn bản tư vấn... Hồ sơ bào chữa: có thêm phiếu hướng dẫn, bản bào chữa do luật sư thực hiện. Việc trả thù lao cho luật sư căn cứ vào ý kiến biện hộ của luật sư, kết quả của vụ án. Trong trường hợp luật sư yêu cầu thanh toán thù lao ở mức cao nhất thì Trung tâm yêu cầu phải có bảng kê thời gian hoạt động của luật sư.
- Xét duyệt và chấp thuận: Khi nhận được đơn yêu cầu TGPL, tổ chức TGPL sẽ xem xét trong 03 ngày làm việc và đưa ra quyết định. Quyết định bằng văn bản sẽ được gửi cho người nộp đơn. Nếu người nộp đơn không đồng ý với quyết định từ chối, họ có thể gửi đơn khiếu nại lên cơ quan quản lý nhà nước về tư pháp là cơ quan quản lý của các tổ chức TGPL. Các cơ quan quản lý nhà nước về tư pháp sẽ xem xét đơn khiếu nại vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn và sẽ yêu cầu các tổ chức TGPL thực hiện TGPL cho người nộp đơn nếu cơ quan cho rằng việc chấp thuận TGPL cho người nộp đơn là đúng.
Chỉ định người thực hiện TGPL: Tổ chức TGPL có thể yêu cầu công ty luật sắp cử luật sư hành nghề tư hoặc nhân viên của mình giải quyết vụ việc TGPL, hoặc trên cơ sở yêu cầu của các tổ chức xã hội khác, công ty có tránh nhiệm cử nhân viên giải quyết vụ việc TGPL.
- Chấm dứt TGPL: Người thực hiện TGPL phải báo cáo tổ chức TGPL trong các trường hợp dưới đây và tổ chức TGPL sau khi kiểm tra và xác nhận phải chấm dứt TGPL:
(1) Nếu tiêu chuẩn, điều kiện của người được TGPL thay đổi nên họ không thuộc đối tượng được TGPL;
(2) Nếu vụ án bị chấm dứt hoặc hủy bỏ;
(3) Nếu người được TGPL được chỉ định luật sư bào chữa; hoặc
(4) Nếu người được TGPL nộp đơn yêu cầu chấm dứt TGPL.
Giải quyết vụ việc và bồi dưỡng: Người thực hiện TGPL có thể yêu cầu tổ chức TGPL hỗ trợ khi trong quá trình giải quyết vụ việc TGPL. Nếu kết thúc vụ việc, họ nộp cho tổ chức TGPL bản sao hoặc bản phô tô các tài liệu liên quan và báo cáo tài chính về vụ việc.
Khi nhận được các tài liệu nêu trên, tổ chức TGPL sẽ trả chi phí cho việc thực hiện TGPL cho luật sư hành nghề tư hoặc người thực hiện TGPL khác được cử giải quyết vụ việc TGPL.
Định mức chi phí cho việc thực hiện TGPL do cơ quan quản lý nhà nước về tư pháp quyết đinh trên cơ sở thống nhất ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về tài chính. Tuy nhiên, hiện tại, các định mức này rất thấp.
9. Huy động các nguồn lực xã hội tham gia TGPL
Theo Luật Luật sư, Quy tắc TGPL, Quy tắc Hội luật sư năm 1980, luật sư có nghĩa vụ thực hiện TGPL. Trong từng loại vụ việc cụ thể Văn phòng luật sư hoặc luật sư phải giảm hoặc miễn phí cho khách hàng là người nghèo. Ngoài nghĩa vụ luật sư làm từ 1 đến 2 vụ, Hiệp hội luật sư khuyến khích các luật sư thực hiện các công việc khác không thu phí của khách hàng.
Ngoài ra, các đối tượng khác như Trung tâm TGPL thuộc các tổ chức đoàn thể xã hội, trường đại học chuyên ngành luật, cán bộ pháp lý bán chuyên… được khuyến khích tham gia TGPL.
10. Luật sư trực tại cơ quan tiến hành tố tụng
Do Quy tắc TGPL không quy định nên trên cơ sở bảo vệ quyền của các bị cáo và nghi phạm trong các vụ án hình sự đã được ghi vào Hiến pháp và Luật Tố tụng Hình sự, liên ngành Tòa án tối cao, Viện kiểm sát, Cơ quan Công an thống nhất quy định việc luật sư trực tại các cơ quan.
Tại các Trạm TGPL tại cơ quan công an, Trung tâm thực thi pháp luật công an, Viện kiểm sát và tòa án nhân dân, được bố trí Luật sư trực TGPL để cung cấp miễn phí dịch vụ TGPL cho các bị cáo không đáp ứng điều kiện về tài chính và nghi phạm bị nghi ngờ là phạm tội và nạn nhân. Luật sư trực do Trung tâm TGPL cử đến làm nhiệm vụ hoặc đến từ các Văn phòng Luật sư. Người trực ban thực hiện vấn pháp luật, thay người được TGPL tiến hành các thủ tục liên quan, tiến hành các kiến nghị liên quan đến lĩnh vực pháp luật được yêu cầu trợ giúp. Kinh phí thực hiện trực chủ yếu do nhà nước chi trả, tuy nhiên, tùy từng điều kiện của các tỉnh/thành phố và cơ chế hỗ trợ về TGPL của địa phương để chi trả thù lao cho Luật sư trực../
Nguyễn Thị Pha, Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp
Trung Quốc là một quốc gia ở khu vực Đông Á có diện tích đứng thứ ba (9.6 triệu km²) và đông dân nhất thế giới (1,4 tỷ người); là một cường quốc và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới theo GDP (PPP) (năm 2019 ước tính là 27.449 tỷ USD; bình quân 19.559 USD/người, xếp thứ 79 trên thế giới). Trung Quốc gồm 22 tỉnh, 05 khu tự trị, 04 thành phố trực thuộc trung ương (Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Trùng Khánh) và 02 đặc khu hành chính (Hồng Kông và Ma Cao)
Vào những năm 50, Trung Quốc đã thành lập hệ thống thực hiện bào chữa hình sự với sự tham gia của các luật sư bào chữa miễn phí. Năm 1994, Chính phủ Trung Quốc đã chỉ đạo việc nghiên cứu và thành lập hệ thống trợ giúp pháp lý (TGPL) đặc trưng của Trung Quốc, sau đó, những nỗ lực thiết lập các cơ quan TGPL trên cả nước nhằm mục đích thực hiện TGPL miễn phí cho người tham gia tố tụng thuộc diện nghèo đã được bắt đầu vào năm 1996. Ngày 01/9/2003, Quy tắc TGPL đã được Quốc vụ việc Trung Quốc ban hành, quy định rõ TGPL thuộc về trách nhiệm của Chính phủ và thiết lập cơ cấu tổ chức và các nguyên tắc chung của hệ thống TGPL ở Trung Quốc.
1. Hệ thống tổ chức TGPL
- Tổ chức TGPL của Nhà nước:
Hệ thống tổ chức TGPL của Nhà nước Trung Quốc thành lập theo cấp xét xử của Toà án:
Ở Trung ương (ngang cấp xét xử của TANDTC), Bộ Tư pháp thành lập Trung tâm TGPL thuộc Bộ.
Ở khu tự trị, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Trung tâm TGPL/Phòng TGPL thuộc Sở Tư pháp.
Ở cấp huyện có Trung tâm TGPL trực thuộc các Trung tâm TGPL/Phòng TGPL cấp tỉnh và Trung tâm TGPL trực thuộc các Phòng Tư pháp cấp huyện.
Ngoài ra, có các Trạm/Điểm TGPL ở các xã, thị trấn, khu phố, thôn, xóm; tại các cơ quan tiến hành tố tụng.
- Tổ chức TGPL của xã hội:
Trung tâm TGPL của đoàn thể, xã hội: công đoàn, Hội phụ nữ, Hội người tàn tật… để giúp đỡ cho các thành viên, hội viên của đoàn thể đó. Hoạt động của các Trung tâm thông qua các hình thức: Tư vấn pháp luật cho đối tượng đến trụ sở của Trung tâm hoặc qua đường dây điện thoại nóng; đại diện, bào chữa cho đối tượng trợ giúp trong các vụ việc.
Một số trường Đại học có khoa luật hoặc trường Đại học chuyên ngành về luật (Đại học Hoa Đông, Phúc Đán…) cũng thành lập Trung tâm TGPL cho các đối tượng đủ điều kiện TGPL. Các trường đại học luật hoặc có khoa luật thường kết hợp dạy đại học với công tác TGPL và thường xuyên cử sinh viên luật có trình độ chuyên môn vững đến Trung tâm TGPL thuộc các tổ chức đoàn thể tham gia công tác TGPL.
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể, rõ ràng. Lãnh đạo Bộ Tư pháp mới chỉ quán triệt Trung tâm TGPL ở địa phương phải có kiểm soát về việc thành lập và hoạt động của Trung tâm TGPL thuộc các tổ chức đoàn thể.
Kinh phí hoạt động: tận dụng nguồn lực của bản thân, sự tài trợ của các tổ chức quốc tế. Các Trung tâm TGPL thuộc các tổ chức đoàn thể không nhận được kinh phí từ nguồn ngân sách của Nhà nước mà chỉ nhận được kinh phí hỗ trợ thông qua việc thực hiện các vụ việc TGPL.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về TGPL
- Mô hình cơ quan quản lý nhà nước về TGPL:
Theo Điều 4 và 5 Quy tắc về TGPL, các cơ quan quản lý hành chính các cấp chịu trách nhiệm quản lý về công tác TGPL.
Tại cấp Bộ: Bộ Tư pháp là đơn vị thực hiện quản lý nhà nước về TGPL trong toàn quốc. Bộ có hai đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ: (1) Trung tâm TGPL: được thành lập từ năm 1996. Trước thời điểm cuối năm 2008, Trung tâm đại diện Bộ Tư pháp thực hiện việc giám sát và chỉ đạo công tác TGPL trên phạm vi toàn quốc. Nhằm tăng cường công tác giám sát và quản lý TGPL, Bộ Tư pháp đã thành lập Cục TGPL năm 2008. Hiện tại, vai trò của Cục TGPL là hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện pháp luật luật, hướng dẫn và chính sách về TGPL; giám sát và quản lý công tác TGPL của các tổ chức TGPL (Trung tâm TGPL và Phòng TGPL) và cán bộ TGPL; hướng dẫn công tác TGPL của các tổ chức xã hội và cộng tác viên TGPL... Trong khi Trung tâm TGPL thuộc Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm về việc truyền thông về TGPL, tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ TGPL, đánh giá chất lượng vụ việc TGPL, thực hiện các nghiên cứu về TGPL, hợp tác và quảng bá với các tổ chức nước ngoài về các chương trình TGPL...
Tại cấp tỉnh: Sở Tư pháp các khu tự trị/tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý nhà nước về TGPL tại địa phương. Các Sở thành lập Trung tâm TGPL/Phòng TGPL trực thuộc làm nhiệm vụ quản lý hoạt động TGPL tại địa phương và quản lý Trung tâm TGPL cấp huyện và/hoặc thực hiện hoạt động TGPL. Các Trung tâm chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng chính sách, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát công tác TGPL tại địa phương.
Tại cấp huyện: có các Trung tâm TGPL trực thuộc Trung tâm TGPL/Phòng TGPL cấp tỉnh và Trung tâm TGPL trực thuộc Phòng Tư pháp. Các Trung tâm vừa có chức năng giám sát, quản lý (giống như ở cấp tỉnh) và thực hiện TGPL. Các Trung tâm đóng vai trò chính trong việc nhận các đơn TGPL, xét duyệt TGPL và tổ chức cung cấp dịch vụ TGPL. Thường các Trung tâm có quy mô rất nhỏ, khoảng từ 2-4 người.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm TGPL của Nhà nước: thực hiện tư vấn, đại diện, bào chữa bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân (nghèo); đảm bảo sự công bằng của pháp luật, góp phần ổn định xã hội. Nếu cơ quan công quyền của Nhà nước giải quyết vụ việc vi phạm quyền lợi của đối tượng, Trung tâm sẽ kiến nghị cơ quan đó giải quyết. Việc giải quyết những vụ việc kiến nghị thường phức tạp vì liên quan các cơ quan hành chính của Chính phủ, do vậy cách giải quyết tốt nhất là thương lượng.
- Việc quản lý, điều phối kinh phí, nhân lực thực hiện TGPL:
Tại cấp Bộ, Bộ Tư pháp (Cục TGPL) quản lý Quỹ TGPL Trung Quốc là quỹ lớn nhất cung cấp tài chính cho hoạt động TGPL trong cả nước; chỉ đạo và giám sát hoạt động hành nghề của luật sư, tư vấn viên pháp luật và công tác TGPL trên cả nước; trực tiếp quản lý cán bộ TGPL thuộc Trung tâm TGPL trực thuộc Bộ. Trung tâm TGPL thuộc Bộ Tư pháp thực hiện việc hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với tổ chức thực hiện TGPL.
Tại cấp tỉnh, Uỷ ban hành chính các khu tự trị/tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương quản lý các Quỹ TGPL của địa phương; Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL) quản lý, điều phối con người, tổ chức, cá nhân tham gia TGPL.
3. Đối tượng TGPL
- TGPL được thực hiện trong các vụ việc hình sự, dân sự và hành chính. Lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, tranh chấp thương mại bị loại trừ.
- Theo Điều 2 Quy tắc TGPL, các đối tượng sau được TGPL miễn phí hoàn toàn:
+ Theo Điều 10 Quy tắc TGPL, trong các vụ án hình sự, những người bị nghi ngờ phạm tội, bị can, bị cáo, nạn nhân và nguyên đơn trong các vụ án mà họ là bên buộc tội là người nghèo là đối tượng được TGPL. Nếu vụ việc được đưa ra tòa bởi công tố viên và bị cáo không có ai bào chữa do khó khăn về kinh tế hoặc nguyên nhân khác, tổ chức TGPL có thể cung cấp TGPL nếu tòa án nhân dân chỉ định người bào chữa cho bị can, bị cáo. Nếu bị cáo bị mù, điếc, câm hoặc là người chưa thành niên không có người bào chữa, hoặc bị cáo bị áp dụng hình phạt tử hình và không có người bào chữa, các tổ chức TGPL có thể cung cấp TGPL không cần xem xét điều kiện kinh tế của bị can, bị cáo khi tòa án nhân dân chỉ định người bào chữa cho bị can, bị cáo.
Trường hợp khi phạm tội bị cáo là người chưa thành niên nhưng khi xét xử đã 19 hoặc 20 tuổi cũng xem xét TGPL với điều kiện người đó kinh tế khó khăn, tính chất vụ việc phức tạp, đối tượng phải có chứng cứ cơ bản chứng minh quyền lợi của họ bị vi phạm.
+ Trong các vụ việc dân sự và hành chính: theo quy định của các luật liên quan và Quy tắc về TGPL (Điều 10), bất cứ công dân nào không có khả năng có được luật sư có thể được TGPL trong các trường hợp sau:
(1) Yêu cầu Nhà nước bồi thường theo quy định của luật pháp; (2) yêu cầu được hưởng bảo hiểm xã hội hoặc trợ cấp tối thiểu; (3) yêu cầu trợ cấp cho các gia đình hoặc trợ cấp xã hội; (4) yêu cầu chi trả cho việc chăm sóc cha, mẹ, con, chồng, vợ hoặc các đối tượng phụ thuộc khác; (5) yêu cầu trả tiền lương, tiền công; (6) yêu cầu các quyền và lợi ích dân sự phát sinh ngoài nghĩa vụ; yêu cầu bồi thường do bị thương tại nơi làm việc.
Quy tắc TGPL đã cho phép chính quyền các tỉnh/thành phố/khu tự trị bổ sung phạm vi TGPL và một số tỉnh/thành phố/khu tự trị đã bổ sung các vụ việc như bạo lực gia đình và bồi thường thiệt hại do tại nạn giao thông và tai biến do dược phẩm trong phạm vi TGPL.
Về đối tượng đáp ứng điều kiện về tài chính, thực tế cho thấy điều kiện tài chính tại cấp tỉnh là rất khác nhau nên rất khó quy định phạm vi chung trong cả nước, Quy tắc TGPL (Điều 13) cho phép chính quyền cấp tỉnh xác định phạm vi đối tượng đáp ứng yêu cầu về tài chính trong phạm vi quản lý của mình. Nguyên tắc là công dân có thu nhập nằm dưới mức bảo đảm đảm cho sinh hoạt tối thiểu (hoặc chuẩn nghèo) có thể được TGPL. Trên thực tế, một số tỉnh/thành phố/khu tự trị như Quảng Đông, phạm vi khó khăn về tài chính được quy định chung như trên để bảo đảm thêm nhiều người được TGPL.
Ngoài ra, đối với một số vụ việc cụ thể, không cần kiểm tra điều kiện tài chính (Điều 12 Quy tắc TGPL). Thứ nhất, trong các vụ án hình sự nêu trên khi luật sư được tòa án chỉ định trong các trường hợp bị cáo là người mù, điếc, câm hoặc là người chưa thành niên không có luật sư bào chữa hoặc bị cáo bị áp dụng hình phạt tử hình và không có người bào chữa hoặc vụ việc được đưa ra tòa bởi công tố viên và bị cáo không có ai bào chữa do khó khăn về kinh tế hoặc nguyên nhân khác, các tổ chức TGPL có thể thực hiện TGPL không cần xem xét điều kiện tài chính của bị cáo. Thứ hai, lao động di cư đòi trả lương hoặc bồi thường do bị thương trong khi làm việc thì cần kiểm tra điều kiện về tài chính.
Hiện tại, người được TGPL chủ yếu là công dân Trung Quốc. Tuy nhiên, TGPL bao gồm cả cho người nước ngoài trong các trường hợp cụ thể, đặc biệt là tại khu vực biên giới. Khi bị cáo là người nước ngoài hoặc không quốc tịch không có luật sư và bị đưa ra xét xử trong vụ án hình sự tại Trung Quốc, tòa án nhân dân sẽ gửi vụ việc cho các tổ chức TGPL địa phương để chỉ định luật sư bào chữa cho bị cáo. Trong vụ việc dân sự, người nước ngoài và người không quốc tịch có thể yêu cầu các dịch vụ TGPL cần thiết và vụ việc của họ phải thuộc phạm vi của chương trình TGPL căn cứ vào các luật và quy định có liên quan và hiệp định tương trợ tư pháp giữa Trung Quốc và các nước.
4. Tổ chức thực hiện TGPL
- Hệ thống Nhà nước:
+ Trung tâm TGPL thuộc Bộ Tư pháp: trực tiếp thực hiện hoạt động TGPL; chịu trách nhiệm về việc truyền thông về TGPL, tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ TGPL, đánh giá chất lượng vụ việc TGPL, thực hiện các nghiên cứu về TGPL, hợp tác và quảng bá với các tổ chức nước ngoài về các chương trình TGPL...
+ Trung tâm TGPL/Phòng TGPL thuộc Sở Tư pháp: làm nhiệm vụ quản lý hoạt động TGPL tại địa phương và quản lý Trung tâm TGPL cấp huyện và/hoặc thực hiện hoạt động TGPL. Các Trung tâm chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng chính sách, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát công tác TGPL tại địa phương.
+ Trung tâm TGPL trực thuộc các Trung tâm TGPL/Phòng TGPL cấp tỉnh: vừa có chức năng giám sát, quản lý (giống như ở cấp tỉnh) và thực hiện TGPL. Các Trung tâm đóng vai trò chính trong việc nhận các đơn TGPL, xét duyệt TGPL và tổ chức cung cấp dịch vụ TGPL.
+ Trạm/điểm TGPL tại cấp xã: trực tiếp thực hiện vụ việc TGPL tại cơ sở.
Ví dụ, ở một số thành phố thiếu luật sư, các cơ quan TGPL đã nỗ lực tổ chức các luật sư có kinh nghiệm và chuyên môn ở trong vùng để thành lập các đội và sau đó giao các loại vụ việc cho họ hoặc các công ty luật liên quan để giải quyết.
- Hệ thống của xã hội: Trung tâm TGPL thuộc tổ chức đoàn thể, xã hội (Công đoàn, Hội phụ nữ, Hội người tàn tật...) có chức năng thực hiện TGPL cho thành viên của tổ chức đoàn thể, xã hội; Trung tâm TGPL thuộc trường Đại học có khoa luật hoặc trường Đại học chuyên ngành về luật: có chức năng tư vấn pháp luật cho các đối tượng được TGPL.
Về việc thành lập, hoạt động của các Trung tâm TGPL thuộc các tổ chức đoàn thể xã hội phải tuân theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể, rõ ràng. Lãnh đạo Bộ Tư pháp mới chỉ quán triệt Trung tâm TGPL ở địa phương phải có kiểm soát về việc thành lập và hoạt động của Trung tâm TGPL thuộc các tổ chức đoàn thể.
5. Người thực hiện TGPL
Về phân loại, người thực hiện TGPL ở Trung Quốc gồm những nhóm chủ yếu sau: cán bộ TGPL làm việc tại các tổ chức TGPL (luật sư và cán bộ pháp lý); Luật sư hành nghề tư; Cán bộ pháp lý ở cơ sở (cán bộ các Phòng Tư pháp, Văn phòng phục vụ pháp luật; thành viên tổ chức xã hội (hiệp hội lao động, giáo viên), sinh viên khoa luật của các trường đại học...).
Các địa phương khác nhau có các mô hình cung cấp dịch vụ TGPL khác nhau. Một số Trung tâm TGPL như ở tỉnh Hà Nam, Cát Lâm, An Huy và thành phố tự trị Trùng Khánh, sử dụng cán bộ TGPL trong việc giải quyết các vụ việc TGPL. Một số thành phố lớn khác như Bắc Kinh, Thượng Hải sử dụng luật sư tư. Một số trung tâm TGPL sử dụng hỗn hợp. Tuy nhiên, ở một số huyện không có luật sư nên các Trung tâm TGPL phải sử dụng các cán bộ TGPL ở cơ sở để giải quyết các vụ việc TGPL.
Về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, luật sư làm việc tại các tổ chức TGPL, luật sư tư theo tiêu chuẩn của luật sư quy định tại Luật Luật sư. Cán đối tượng khác không không yêu cầu chứng chỉ luật sư, chỉ cần có kiến thức pháp luật và dưới sự tổ chức của các tổ chức TGPL. Các cá nhân trên, mặc dù họ nhìn chung không có chứng chỉ luật sư, nhưng được trang bị kiến thức về luật pháp, công tác chung ở các vùng nông thôn và thực hiện trợ giúp cho nông dân… Một số cá nhân thuộc tổ chức xã hội như hiệp hội lao động, giáo viên và sinh viên khoa luật của các trường đại học có thể giải quyết một lượng nhỏ các vụ việc TGPL thông qua việc tổ chức của các tổ chức TGPL. Họ phải nộp lại các tài liệu liên quan đến vụ việc sau khi vụ việc kết thúc và sau đó họ có thể được hưởng thù lao khi các tổ chức TGPL kiểm tra và chấp nhận công việc của họ.
Về nhiệm vụ, quyền hạn, luật sư được thực hiện TGPL dưới mọi hình thức; các đối tượng khác được thực hiện TGPL trừ hình thức tham gia tố tụng.
Về chế độ đãi ngộ, cán bộ TGPL được hưởng lương từ ngân sách; luật sư và các đối tượng khác được chi bồi dưỡng theo vụ việc.
Về trách nhiệm bồi thường khi thực hiện vụ việc TGPL gây thiệt hại, cán bộ TGPL thực hiện theo chế độ công vụ; luật sư hành nghề tư khi tham gia TGPL gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường. Trung tâm TGPL không chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, các luật sư Trung Quốc đều mua bảo hiểm, do vậy nếu luật sư thiệt hại cho đối tượng thì hãng bảo hiểm chi trả.
Về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, người thực hiện TGPL được Trung tâm TGPL thuộc Bộ Tư pháp thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng.
6. Hình thức và phương thức thực hiện TGPL
- Về hình thức TGPL: Theo Điều 2 Quy tắc TGPL, công dân đáp ứng quy định của Quy tắc này có thể được cung cấp dịch vụ TGPL miễn phí như tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa trong các vụ việc hình sự… theo quy định.
Các tổ chức TGPL có thể cung cấp các dịch vụ TGPL như: tư vấn pháp luật miễn phí; Soạn thảo văn bản pháp luật; Đại diện pháp lý tại Tòa án trong các vụ việc dân sự và hành chính; Bào chữa trong các vụ việc hình sự tại Tòa án.
Đối với tư vấn pháp luật, người dân có thể được cung cấp thông qua các kênh sau và không cần kiểm tra điều kiện tài chính: (1) Tới các tổ chức TGPL hoặc các Trạm/Điểm TGPL của tổ chức. Tại các tổ chức TGPL hoặc Trạm/Điểm TGPL, dịch vụ TGPL miễn phí được cung cấp cho tất cả mọi người tại trụ sở. (2) Nhận tư vấn miễn phí qua đường dây nóng. Đối với các tổ chức TGPL đều có đường dây nóng về TGPL. Ở một số tỉnh, số điện thoại là giống nhau là 148, với người Trung Quốc, nó được phát âm tương tự với cụm từ “tôi cần công lý”. (3) Nhận tư vấn miễn phí qua internet. Và một số địa điểm mà người dân có thể nhận tư vấn pháp lý miễn phí thông qua internet.
Đối với việc soạn thảo các văn bản, người dân có thể tới tổ chức TGPL hoặc Trạm/Điểm TGPL của tổ chức và cũng không cần phải kiểm tra điều kiện tài chính.
Nếu người dân cần hỗ trợ thêm như đại diện pháp lý tại tòa án, truyền thông…, họ phải điền vào mẫu đơn yêu cầu tại trụ sở của tổ chức TGPL.
- Về phương thức thực hiện TGPL:
Tại các tổ chức thực hiện TGPL, dịch vụ được cung cấp theo phương thức trực tiếp tại trụ sở của các tổ chức hoặc gián tiếp qua qua tổng đài đường dây nóng, internet.
Ngoài ra, TGPL còn được cung cấp tại các đơn vị cơ sở: Tổ chức TGPL tổ chức các luật sư, cán bộ pháp lý ở cơ sở thành nhóm (Trạm/Điểm TGPL) hoặc giao việc cho từng cá nhân để thực hiện TGPL; Trung tâm TGPL thuộc các tổ chức đoàn thể hoặc cơ sở nghiên cứu, đào tạo luật tự tổ chức hoạt động TGPL tại cộng đồng.
7. Quản lý và đánh giá chất lượng vụ việc TGPL
Quy tắc TGPL quy định các luật sư phải cung cấp dịch vụ TGPL có chất lượng, nếu vi phạm các nguyên tắc liên quan, luật sư có thể bị phạt hành chính theo Luật Luật sư, hoặc bị Hiệp hội Luật sư kỷ luật nếu họ vi phạm quy tắc hành nghề. Bộ trưởng bộ Tư pháp ban hành Quy tắc về thủ tục TGPL quy định cụ thể về việc giám sát and chịu trách nhiệm pháp lý. Việc quản lý chất lượng vụ việc TGPL do Trung tâm TGPL thuộc Bộ Tư pháp thực hiện.
Việc đánh giá chất lượng vụ việc TGPL do:
+ Trung tâm TGPL thuộc Bộ Tư pháp đánh giá thành công vụ việc TGPL thông qua các biện pháp: (1) Phát bảng biểu câu hỏi cho đối tượng sau khi đã thực hiện xong TGPL. Qua bảng biểu biết được luật sư làm việc có hiệu quả không. Trung tâm có thể gửi bảng biểu câu hỏi cho Hội đồng xét xử để họ đánh giá về việc thực hiện TGPL của luật sư; (2) Kiểm tra đột xuất các hồ sơ vụ việc TGPL tại các VPLS để đánh giá hoạt động của Văn phòng luật sư có theo đúng quy định và có hiệu quả không.
+ Các tổ chức TGPL thực hiện: Các tổ chức TGPL nhìn chung đã được nâng cao chất lượng giám sát về hai mặt: Một là để nắm bắt ý kiến của xã hội về chất lượng dịch vụ thông qua các phương pháp như tổ chức hội thảo và tuyển dụng các giám sát viên; hai là thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giám sát đối với các vụ việc do các cá nhân thực hiện, như nắm được phản hồi của các chuyên gia thông qua kiểm toán các vụ việc… Trên thực tế, hai số liệu là phần trăm các ý kiến đồng tình của luật sư và phần trăm những người được TGPL hài lòng thường được coi như là minh chứng cho chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp.
Đối với các vụ việc TGPL không đạt chất lượng, luật sư, cán bộ pháp lý ở cơ sở có thể không được Trung tâm chấp nhận kết quả và thanh toán kinh phí. Trường hợp luật sư vi phạm các nguyên tắc liên quan, luật sư có thể bị phạt hành chính theo Luật Luật sư hoặc bị Hiệp hội Luật sư kỷ luật nếu họ vi phạm quy tắc hành nghề.
8. Trình tự, thủ tục thực hiện vụ việc TGPL
- Nộp đơn: Đơn yêu cầu TGPL phải được nộp trực tiếp hoặc cho tổ chức TGPL hoặc Trạm/Điểm TGPL của tổ chức TGPL. Người nộp đơn phải điền vào mẫu đơn TGPL, nộp chứng nhận về điều kiện kinh tế khó khăn các tài liệu liên quan đến vụ việc. Nếu đơn được nộp tại các Trạm/Điểm TGPL, các Trạm/Điểm TGPL phải gửi đơn lên tổ chức TGPL để xét duyệt.
Đối tượng là người vãng lai đến xin TGPL, Trung tâm yêu cầu họ trở về nơi cư trú xin giấy xác nhận. Nếu người vãng lai không có điều kiện để về quê thì Trung tâm có thể gọi điện thoại. Trung tâm ký thỏa thuận hợp tác với các Trung tâm TGPL địa phương về điều tra tình hình kinh tế của đối tượng. Nếu đối tượng khó khăn không về địa phương xin được xác nhận khó khăn thì Trung tâm có thể liên hệ Trung tâm ở địa phương người đó cư trú xác nhận (uỷ thác xác nhận điều kiện được TGPL). Trường hợp đối tượng khiếu kiện UBND xã và không xin được giấy xác nhận thì có thể đến Hội nông dân, Hội phụ nữ để xin xác nhận.
Trong quá trình khởi tố, điều tra vụ án hình sự, nếu người bị tình nghi, bị can, bị cáo thuộc diện được TGPL thì cơ quan điều tra, VKS sẽ thay đương sự đề nghị TGPL, còn ở giai đoạn xét xử TAND sẽ chỉ định luật sư TGPL. Cơ quan tiến hành tố tụng sẽ thông báo cho người nhà đối tượng làm giấy xác nhận nghèo. Trung tâm căn cứ vào Danh sách do Hiệp hội luật sư cung cấp để cử luật sư thực hiện TGPL.
Hồ sơ vụ việc tư vấn có Đơn xin TGPL ghi rõ nội dung vụ việc, lĩnh vực pháp luật, phạm vi tư vấn, văn bản tư vấn... Hồ sơ bào chữa: có thêm phiếu hướng dẫn, bản bào chữa do luật sư thực hiện. Việc trả thù lao cho luật sư căn cứ vào ý kiến biện hộ của luật sư, kết quả của vụ án. Trong trường hợp luật sư yêu cầu thanh toán thù lao ở mức cao nhất thì Trung tâm yêu cầu phải có bảng kê thời gian hoạt động của luật sư.
- Xét duyệt và chấp thuận: Khi nhận được đơn yêu cầu TGPL, tổ chức TGPL sẽ xem xét trong 03 ngày làm việc và đưa ra quyết định. Quyết định bằng văn bản sẽ được gửi cho người nộp đơn. Nếu người nộp đơn không đồng ý với quyết định từ chối, họ có thể gửi đơn khiếu nại lên cơ quan quản lý nhà nước về tư pháp là cơ quan quản lý của các tổ chức TGPL. Các cơ quan quản lý nhà nước về tư pháp sẽ xem xét đơn khiếu nại vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn và sẽ yêu cầu các tổ chức TGPL thực hiện TGPL cho người nộp đơn nếu cơ quan cho rằng việc chấp thuận TGPL cho người nộp đơn là đúng.
Chỉ định người thực hiện TGPL: Tổ chức TGPL có thể yêu cầu công ty luật sắp cử luật sư hành nghề tư hoặc nhân viên của mình giải quyết vụ việc TGPL, hoặc trên cơ sở yêu cầu của các tổ chức xã hội khác, công ty có tránh nhiệm cử nhân viên giải quyết vụ việc TGPL.
- Chấm dứt TGPL: Người thực hiện TGPL phải báo cáo tổ chức TGPL trong các trường hợp dưới đây và tổ chức TGPL sau khi kiểm tra và xác nhận phải chấm dứt TGPL:
(1) Nếu tiêu chuẩn, điều kiện của người được TGPL thay đổi nên họ không thuộc đối tượng được TGPL;
(2) Nếu vụ án bị chấm dứt hoặc hủy bỏ;
(3) Nếu người được TGPL được chỉ định luật sư bào chữa; hoặc
(4) Nếu người được TGPL nộp đơn yêu cầu chấm dứt TGPL.
Giải quyết vụ việc và bồi dưỡng: Người thực hiện TGPL có thể yêu cầu tổ chức TGPL hỗ trợ khi trong quá trình giải quyết vụ việc TGPL. Nếu kết thúc vụ việc, họ nộp cho tổ chức TGPL bản sao hoặc bản phô tô các tài liệu liên quan và báo cáo tài chính về vụ việc.
Khi nhận được các tài liệu nêu trên, tổ chức TGPL sẽ trả chi phí cho việc thực hiện TGPL cho luật sư hành nghề tư hoặc người thực hiện TGPL khác được cử giải quyết vụ việc TGPL.
Định mức chi phí cho việc thực hiện TGPL do cơ quan quản lý nhà nước về tư pháp quyết đinh trên cơ sở thống nhất ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về tài chính. Tuy nhiên, hiện tại, các định mức này rất thấp.
9. Huy động các nguồn lực xã hội tham gia TGPL
Theo Luật Luật sư, Quy tắc TGPL, Quy tắc Hội luật sư năm 1980, luật sư có nghĩa vụ thực hiện TGPL. Trong từng loại vụ việc cụ thể Văn phòng luật sư hoặc luật sư phải giảm hoặc miễn phí cho khách hàng là người nghèo. Ngoài nghĩa vụ luật sư làm từ 1 đến 2 vụ, Hiệp hội luật sư khuyến khích các luật sư thực hiện các công việc khác không thu phí của khách hàng.
Ngoài ra, các đối tượng khác như Trung tâm TGPL thuộc các tổ chức đoàn thể xã hội, trường đại học chuyên ngành luật, cán bộ pháp lý bán chuyên… được khuyến khích tham gia TGPL.
10. Luật sư trực tại cơ quan tiến hành tố tụng
Do Quy tắc TGPL không quy định nên trên cơ sở bảo vệ quyền của các bị cáo và nghi phạm trong các vụ án hình sự đã được ghi vào Hiến pháp và Luật Tố tụng Hình sự, liên ngành Tòa án tối cao, Viện kiểm sát, Cơ quan Công an thống nhất quy định việc luật sư trực tại các cơ quan.
Tại các Trạm TGPL tại cơ quan công an, Trung tâm thực thi pháp luật công an, Viện kiểm sát và tòa án nhân dân, được bố trí Luật sư trực TGPL để cung cấp miễn phí dịch vụ TGPL cho các bị cáo không đáp ứng điều kiện về tài chính và nghi phạm bị nghi ngờ là phạm tội và nạn nhân. Luật sư trực do Trung tâm TGPL cử đến làm nhiệm vụ hoặc đến từ các Văn phòng Luật sư. Người trực ban thực hiện vấn pháp luật, thay người được TGPL tiến hành các thủ tục liên quan, tiến hành các kiến nghị liên quan đến lĩnh vực pháp luật được yêu cầu trợ giúp. Kinh phí thực hiện trực chủ yếu do nhà nước chi trả, tuy nhiên, tùy từng điều kiện của các tỉnh/thành phố và cơ chế hỗ trợ về TGPL của địa phương để chi trả thù lao cho Luật sư trực../
Nguyễn Thị Pha, Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp