09/06/2020
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bạo lực gia đình (phần 8)2.1.2. Kiểm tra, sử dụng và đánh giá chứng cứTrong một vụ án hình sự, để thực hiện tốt nhất vai trò của mình, người thực hiện TGPL cần quan tâm đến kỹ năng thu thập chứng cứ, bởi càng tìm ra được nhiều chứng cứ có lợi thì khả năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nạn nhân BLGĐ càng cao. Do vậy, người thực hiện TGPL không nên thụ động, dựa dẫm vào các tài liệu, chứng cứ sao chụp được từ cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá của mình, mà cần phải triệt để tận dụng những quyền mà pháp luật trao cho, cần phát huy khả năng vận dụng, nắm bắt và xác định mục tiêu hướng đến của vụ án để thu thập, phát hiện những yếu tố, chứng cứ cần thiết phục vụ cho việc bảo vệ cho người được TGPL
Tuy nhiên, người thực hiện TGPL cần lưu ý không nên quá chú trọng, lấn sâu vào việc tìm kiếm chứng cứ phục vụ cho bào chữa mà xem nhẹ các tài liệu, chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp, bởi trong hồ sơ của cơ quan điều tra có thể chứa đựng nhiều thông tin có lợi cho việc bảo vệ.
2.1.3. Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ
Nghiên cứu Hồ sơ là công việc có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho người được TGPL. Do vậy, người thực hiện TGPL cần phải có phương pháp nghiên cứu khoa học; đầu tư thời gian, công sức để nghiên cứu, đối chiếu, so sánh,... các tài liệu có trong hồ sơ để xác định được những vấn đề mấu chốt phục vụ cho việc bảo vệ của mình.
Nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự là một kỹ năng đặc biệt quan trọng của người thực hiện TGPL, có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành phương án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL trong các giai đoạn tố tụng. Đây là sự kết hợp khả năng bao quát, đánh giá toàn diện với sự nhạy cảm, cẩn trọng và hiểu biết đến từng chi tiết, sự kiện của người thực hiện TGPL đối với vụ án. Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án có được thực hiện nhuần nhuyễn hay không còn tùy thuộc vào kinh nghiệm của người thực hiện TGPL trong việc tìm ra những vấn đề thuộc về bản chất của vụ án như: các căn cứ buộc tội, các căn cứ liên quan đến bồi thường thiệt hại để bảo vệ quyền lợi của bị hại, v.v.. Ngoài ra, việc nghiên cứu hồ sơ còn giúp cho người thực hiện TGPL có thể nắm bắt các sự kiện, tình tiết để có cơ sở đề xuất, kiến nghị với các cơ quan và người tiến hành tố tụng những giải pháp để ngăn chặn, xác minh, thu thập tài liệu, tổ chức đối chất, thực hiện một số hoạt động điều tra khác nhằm làm sáng tỏ sự thật vụ án.
Để chuẩn bị cho việc nghiên cứu hồ sơ được chu đáo, thuận lợi, người thực hiện TGPL cần quan tâm những vấn đề sau:
Thứ nhất, chủ động liên hệ với cơ quan, người tiến hành tố tụng sắp xếp lịch và địa điểm nghiên cứu hồ sơ. Tùy theo loại hồ sơ vụ án, khối lượng nhiều hay ít, người thực hiện TGPL có thể đăng ký thứ tự hồ sơ nghiên cứu. Trước hết, cần xem xét danh mục tổng thể các tài liệu có trong hồ sơ vụ án (thống kê bút lục), sau đó, lựa chọn nghiên cứu, sao chụp những hồ sơ liên quan trực tiếp đến bị hại mà mình bảo vệ. Trong điều kiện được phép sao chụp hồ sơ, tài liệu trong ngày, người thực hiện TGPL cần trang bị máy ảnh kỹ thuật số để tranh thủ thời gian, sau đó lưu về máy tính cá nhân để xử lý.
Thứ hai, về phương pháp trình và nghiên cứu hồ sơ, người thực hiện TGPL cần quan tâm các vấn đề liên quan tới thủ tục tố tụng được thể hiện trong hồ sơ, cụ thể:
- Thủ tục khởi tố vụ án, khởi tố và bắt tạm giam bị can, thẩm quyền giữ, khám xét, thu giữ vật chứng, tài liệu, kê biên tài sản, v.v.. Trong một vụ án, người thực hiện TGPL cần quan tâm cả thủ tục về trích lục tiền án, tiền sự, việc đình chỉ chức vụ, tạm đình chỉ sinh hoạt Đảng, v.v.;
- Các thủ tục liên quan đến việc trưng cầu và tiến hành giám định
(sức khỏe, tài liệu, chữ ký, giám định kế toán - tài chính, v.v.);
- Các thủ tục liên quan tới việc đối chất, xác minh và các tài liệu trao đổi về tố tụng giữa các cơ quan có thẩm quyền.
Thứ ba, về phạm vi nghiên cứu hồ sơ, người thực hiện TGPL cần chú ý những vấn đề cụ thể sau đây:
- Kiểm tra, đối chiếu lại nội dung giữa Cáo trạng và Kết luận điều tra, Kết luận điều tra bổ sung; xác định tội danh, các hành vi bị coi là tội phạm, khung hình phạt, v.v.;
- Nghiên cứu các văn bản trao đổi giữa cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, với các cơ quan khác về việc đánh giá ban đầu hành vi của bị can, cơ sở của việc đề nghị phê chuẩn bắt tạm giam (trong một số trường hợp, những nhận định ban đầu này không chính xác, nên sau đó cơ quan điều tra phải thay đổi quyết định khởi tố bị can);
- Nghiên cứu các kết luận giám định (tài sản, tài chính - kế toán, tỷ lệ thương tật, nguyên nhân gây ra cái chết hoặc bị thương, v.v.), các biên bản khám nghiệm hiện trường, nhận dạng, đối chất, thực nghiệm điều tra;
- Nghiên cứu lời khai của các bị can khác, nhân chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người bị hại mà mình bảo vệ...;
- Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; trích lục tiền án, tiền sự.
Thứ tư, người thực hiện TGPL đồng thời cần tuân thủ một số nguyên tắc trong xử lý thông tin, trong đó có việc bảo đảm những thông tin về bí mật điều tra, cách thức trao đổi thông tin, tài liệu với người được TGPL.
2.1.4. Chuẩn bị các tài liệu liên quan phục vụ cho việc bảo vệ
Trước khi thực hiện việc chuẩn bị viết bài bảo vệ cho bị hại người thực hiện TGPL đã có những hoạt động, thu thập chứng cứ, gặp gỡ bị hại để trao đổi về những vấn đề liên quan đến nội dung vụ án, những yêu cầu của bị hại đưa ra kiểm tra tính phù hợp, mâu thuẫn giữa các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án; giữa các đồ vật, tài liệu liên quan mà luật sư đã thu thập được với chứng cứ trong hồ sơ vụ án. Do vậy, người thực hiện TGPL cần chuẩn bị tốt một số tài liệu sau:
- Văn bản pháp luật: bao gồm Bộ luật hình sự; bộ luật tố tụng hình sự; các văn bản pháp luật liên quan, đặc biệt là các văn bản như Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán hoặc các công văn hướng dẫn có liên quan đến hoạt động bảo vệ cho bị hại tại Toà án.
- Các tài liệu khác: các tại liệu liên quan đến nhân thân của bị cáo, bị hại và các tài liệu khác liên quan đến tình tiết của vụ án hoặc để phục vụ cho việc chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ cô đọng và đi vào lòng người.
2.1.5. Chuẩn bị luật cứ bảo vệ
Dù Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư giỏi đến đâu chăng nữa, trước khi tham dự phiên toà đều phải chuẩn bị đề cương chi tiết bài bào chữa, trong đó đặc biệt chú ý luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích cho bị hại trên cơ sở những nhận định, đánh giá, buộc tội bị cáo trong hồ sơ vụ án và các tài liệu, chứng cứ, vật chứng có liên quan đến vụ án.
Kết quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý phụ thuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị luận cứ bảo vệ. Nó giúp cho người thực hiện TGPL tự tin, giữ được tâm lý chủ động trong quá trình tranh tụng và kịp thời bổ sung thêm những luận cứ mới phát sinh trong quá trình tranh tụng. Nếu không chuẩn bị tốt bài luận cứ bảo vệ, Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư sẽ rơi vào tình thế bị động, tản mạn, dài dòng, lập luận không lôgic, chặt chẽ, thậm chí dùng những thuật ngữ không chính xác, bỏ sót những tình tiết có lợi cho người được TGPL, không tập trung vào những vấn đề mang tính bản chất nhằm buộc tội hoặc nâng mức bồi thường thiệt hại.
Để xây dựng được một bài luận cứ bảo vệ ngắn gọn, xúc tích, lập luận chặt chẽ, lôgic và có sức thuyết phục, người thực hiện TGPL phải tập trung trí tuệ phân tích các quan điểm, nhận định, đánh giá luận cứ buộc tội của Kiểm sát viên về diễn biến vụ án, đặc điểm phạm tội, các dấu hiệu của cấu thành tội phạm và các luận cứ buộc tội. Trên cơ sở đó, so sánh với nhận định, đánh giá, quan điểm của mình sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, xem xét hiện trường, tài liệu, chứng cứ, vật chứng có liên quan,,... để đưa ra luận cứ của mình.
Thông thường nội dung của bài luận cứ bảo vêh gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
- Phần mở đầu: Có nhiều cách để mở đầu khác nhau nhưng nhìn chung, phần mở đầu phải giới thiệu để Hội đồng xét xử, những người tham gia phiên toà biết được người bảo vệ là ai, lý do tham gia bảo vệ và bảo vệ cho người được trợ giúp pháp lý là ai. Yêu cầu của phần mở đầu là phải gây được sự chú ý của người nghe, kích thích được sự quan tâm của tất cả những người có mặt tại phiên toà và định hướng cho họ tiếp nhận những quan điểm, ý kiến tranh luận của sau này. Vì vậy, phần mở đầu cần ngắn gọn, rõ ràng, khúc triết, gây chú ý cho người nghe ngay từ đầu.
- Phần nội dung: cần tập trung phân tích được các chứng cứ, phân tích được các tình tiết có lợi cho người được trợ giúp, phải viện dẫn các căn cứ pháp luật theo hướng có lợi cho người được trợ giúp pháp lý để từ đó chứng minh cho định hướng bảo vệ của mình.
Thông thường định hướng bảo vệ như sau:
+ Cáo buộc hành vi phạm tội của bị cáo
Việc buộc tội bị cáo đòi hỏi bản luận cứ bảo vệ phải chỉ ra được:
++ Nguyên nhân, bối cảnh xảy ra vụ án, tính chất nghiêm trọng cho xã hội và hành vi thực hiện tội phạm, mối quan hệ giữa bị hại và bị cáo;
++ Các hậu quả thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra, kèm theo các tài liệu, chứng cứ, kết quả giám định tổn hại về sức khoẻ do Hội đồng giám định pháp y kết luận, kết quả giám định thiệt hại về tài sản, giám định tài chính kế toán, những tổn hại về mặt tinh thần, gia cảnh của bị hại vào thời điểm xét xử sơ thẩm, thái độ của bị cáo trong việc xử lý mối quan hệ sau khi thực hiện hành vi phạm tội đối với bị hại, từ đó đánh giá về bản chất hành vi, tư cách và thái độ ăn năn, hối cải, có khả năng phục thiện hay không của bị cáo;
++ Yêu cầu xử lý nghiêm khắc hành vi phạm tội theo tính chất mức độ và các tình tiết định tội và khung hình phạt;
++ Những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định, các tình tiết định khung tăng nặng hơn so với khung mà viện kiểm sát truy tố.
+ Yêu cầu bị cáo thực hiện trách nhiệm dân sự
++ Đề xuất và nêu các căn cứ pháp lý trong việc yêu cầu các mức bồi thường và trách nhiệm về mặt dân sự đối với bị cáo, đồng thời yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo đảm bồi thường như kê biên tài sản, phong toả tài khoản cá nhân…
++ Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại luật sư phải xác định được bao gồm: Có thiệt hại xảy ra ( thiệt hại bảo gồm cả thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần); Phải có hành vi trái pháp luật ; thiệt hại xảy ra là do hành vi trái pháp luật; người gây thiệt hại phải có lỗi ( lỗi cố ý và lỗi vô ý).
Người thực hiện TGPL cần đưa ra các lập luận, chứng minh rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý, về thu nhập của người bị thiệt hại:
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm: Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường là những chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó; Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;
Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. Khoản chi phí bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm có thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm bao gồm những chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị giảm sút; Bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại.
- Phần kết luận: cần ngắn gọn và biểu cảm, trong đó khẳng định quan điểm, nhận định cuối cùng của người bảo vệ với những chứng cứ pháp lý rõ ràng và đưa ra những đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng các điểm, khoản, điều của các luật tương ứng để từ đó đưa ra những kết luận có lợi cho người được trợ giúp pháp lý cũng như việc giải quyết vấn đề khác của vụ án. Cuối cùng, Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư thể hiện sự tin tưởng vào sự phán quyết công minh, bình đẳng, khách quan và đúng pháp luật của Hội đồng xét xử và chân thành cảm ơn.
2.1.6. Các kỹ năng cần lưu ý khi tham gia tố tụng hình sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nạn nhân của BLGĐ
Người thực hiện TGPL tham gia tố tụng trong vụ án hình sự với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nạn nhân BLGĐ có mục đích là bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng mình đang bảo vệ trong vụ án đó. Vì vậy cần lưu ý một số kỹ năng như:
- Xác định rõ những thiệt hại trên thực tế đã xảy ra cũng như những chi phí để khắc phục những thiệt hại đó nhằm đảm bảo quyền lợi nạn nhân
- Đề xuất cơ quan có thẩm quyền xác minh làm rõ hành vi của người gây thiệt hại, hậu quả của hành vi đó (như giám định thương tật,....) để làm cơ sở xác định, chứng minh thiệt hại trong trường hợp cần thiết;
- Thay mặt nạn nhân thực hiện quyền kiến nghị khởi tố vụ án, khởi tố bị can; nếu vụ án thuộc các trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì tư vấn và hỗ trợ thân chủ trong việc thực hiện quyền yêu cầu khởi tố tụ án hình sự. Nếu các cơ quan có thẩm quyền không khởi tố theo quy định pháp luật thì người thực hiện TGPL thực hiện quyền kiến nghị khởi tố vụ án và nêu rõ căn cứ xác định yêu cầu của người bị hại là hoàn toàn có cơ sở.
- Trong quá trình thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL cần hỗ trợ nạn nhân BLGĐ đề xuất mức bồi thường căn cứ vào các tài liệu, hồ sơ và các căn cứ chứng minh thiệt hại thực tế theo quy định của pháp luật.
- Sau khi khởi tố vụ án: cần tập trung thu thập tài liệu, hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ để xem xét, kiến nghị các vấn đề như:
+ Căn cứ vào dạng bạo lực mà nạn nhân đang gặp phải để xuất với cơ quan có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra để xác định rõ thiệt hại thực tế xảy ra đối với người bị hại như: giám định, giám định bổ sung, giám định lại tỷ lệ mất sức lao động, tổn thất tinh thần hay thành lập hội đồng định giá tài sản để định giá tài sản thiệt hại (nếu có),...;
+ Kiến nghị cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người bị buộc tội để tránh nguy cơ nạn nhân tiếp tục bị bạo lực hoặc người bị buộc tội có ý định bỏ trốn; áp dụng biện khác như kê biên tài sản, niêm phong tài sản của bị can để bảo đảm cho thi hành án,.. khi thấy người bị buộc tội có ý định tẩu tán tài sản.
- Trong trường hợp cần thiết, cần kiến nghị, đề xuất cơ quan điều tra tiến hành thêm một số hoạt động điều tra khác như: lấy lời khai người làm chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan,.... để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nạn nhân BLGĐ.
* Bảo đảm thu thập chứng cứ toàn diện
Với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nạn nhân, người thực hiện TGPL cần chú ý:
- Đánh giá việc thu thập chứng cứ liên quan đã bảo đảm tính khách quan, toàn diện và đầy hay chưa để kịp thời đề xuất, kiến nghị cơ quan tiến hành tố tụng thu thập thêm các chứng cứ cần thiết. Nên chú ý nhiều hơn đến các chứng cứ liên quan đến lịch sử của hành vi bạo lực đối với nạn nhân như: có bản sao hồ sơ bệnh án hoặc sổ khám bệnh…;
- Trong những trường hợp cần phải có xác nhận của cơ sở y tế hay kết quả giám định thương tật như là một chứng cứ buộc tội thì cần chú ý đến:
+ Kết quả giám định thương tật chỉ xác định mức độ thương tổn mà nạn nhân phải chịu do hành vi bạo lực gây ra; tại thời điểm giám định mức độ tổn thương có thể không được đánh giá một cách đầy đủ;
+ Phân tích, đánh giá các dữ kiện một cách logic để chứng minh mối liên quan giữa ảnh hưởng của những tổn thương, tần suất gây thương tích,… đến những thiệt hại về tinh thần mà nạn nhân phải chịu
- Cần xem xét bản cáo trạng đúng người, đúng tội hay chưa? Trong các vụ các vụ án hình sự liên quan đến bạo lực gia đình thì người thực hiện TGPL nên xem xét kỹ cáo trạng để bảo đảm rằng những lý do dẫn đến hành vi phạm tội là do lỗi của nạn nhân nhằm biện minh cho hành vi bạo lực như vợ nói quá nhiều, lười biếng hay do ghen tuông,…không được coi là một trong những tình tiết giảm nhẹ hình phạt, giảm nhẹ mức bồi thường hay chuyển tội danh.
- Người thực hiện TGPL cũng nên đánh giá những chứng cứ buộc tội được đưa ra trong cáo trạng đã bảo đảm khách quan và toàn diện chưa? Việc thu thập chứng cứ có đúng theo quy định của pháp luật hay không? Trong trường hợp chưng cứ không khách quan, toàn diện hoặc không được thu thập theo đúng quy định của pháp luật thì người thực hiện TGPL có thể đề nghị Thẩm phán chủ tọa phiên tòa trả hồ sơ vụ việc để xác minh lại chứng cứ.
* Các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của nạn nhân trong suốt phiên tòa
Tham gia phiên tòa, bị yêu cầu trả lời câu hỏi và đương đầu với người gây bạo lực có thể gây ra tổn thương sâu sắc đối với nạn nhân bạo lực gia đình, nhất là trong các vụ hiếp dâm hoặc bạo lực tình dục. Nhiều nạn nhân là nữ giới sợ hãi hoặc có cảm giác bị đe dọa bởi tòa án. Các biện pháp xoa dịu nỗi sợ hãi của nạn nhân là rất quan trọng để bảo đảm quyền về danh dự, nhân phẩm của nạn nhân cũng như nâng cao chất lượng những chứng cứ của họ tại phiên tòa. Người thực hiện TGPL cần bảo vệ nạn nhân tránh khỏi những câu hỏi có thể khiến nạn nhân cảm thấy bối rối, xấu hổ và bị áp lực tại phiên tòa, trừ khi những câu hỏi đó là cần thiết để làm rõ các tình tiết khách quan của vụ việc, tuy nhiên cần yêu cầu những người đặt ra câu hỏi giải thích rõ lý do và mục đích của câu hỏi.
Có thể áp dụng một số biện pháp sau để tạo điều kiện thuận lợi cho nạn nhân khi tham gia phiên tòa:
+ Bố trí vị trí ngồi của nạn nhân tránh xa vị trí của người gây bạo lực cũng như thân nhân của họ;
+ Khi nạn nhân trình bày lời khai, cần bảo đảm bị cáo hoặc người nhà của bị cáo không có hành vi đe dọa đối với nạn nhân. Nên yêu cầu không được sử dụng điện thoại di động hoặc các thiết bị điện tử có chức năng nhắn tin khác … trong phòng xét xử.
+ Trong trường hợp cần thiết đề nghị bố trí một phòng khác để nạn nhân có thể trình bày lời khai hoặc áp giải bị cáo ra khỏi phòng xét xử trước khi tòa triệu tập nạn nhân hoặc chỉ cần đọc lời khai của nạn nhân trước phiên tòa để nạn nhân không phải giáp mặt với bị cáo.
+ Không đặt những câu hỏi khiến nạn nhân cảm thấy xấu hổ, mặc cảm hoặc không liên quan đến vụ việc.
* Xử lý trường hợp nạn nhân rút đơn đề nghị khởi tố vụ việc hoặc mong muốn bãi nại cho người bị buộc tội
Nếu nạn nhân rút lại đơn hoặc lời khai trước phiên tòa hoặc mong muốn bãi nại cho bị cáo, người thực hiện TGPL người thực hiện TGPL cần thực hiện một số công việc để bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho nạn nhân:
- Gặp gỡ, tiếp xúc với nạn nhân để tìm hiễu rõ lý do, chẳng hạn như liệu nạn nhân có bị ép buộc hay đe dọa nào không?
- Người thực hiện TGPL nên trấn an , chia sẻ và tìm hiểu về cảm nhận của nạn nhân khi phải phải đối mặt với người gây bạo lực tại phiên tòa ra sao để phân tích, đưa ra những dự kiến mà nạn nhân sẽ phải đối mặt nhằm động viên, khuyến khích nạn nhân tiếp tục tham gia quá trình tố tụng để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
- Nếu nạn nhân vẫn kiên kiên quyết rút đơn hoặc từ bỏ quyền khởi kiện, thì người thực hiện TGPL cần xem xét nếu vụ việc nghiêm trọng hoặc khi công lý đòi hỏi cần tiếp tục phải truy cứu trách nhiệm của người gây BLGĐ thì nên trao đổi với kiểm sát viên để xác định xem có thể tiếp tục vụ án mà không cần sự tham gia của nạn nhân hay không? Có thể đề xuất sử dụng bản ghi lời khai của nạn nhân thay vì sự hiện diện của nạn nhân trong quá trình tố tụng hoặc xem xét xem liệu ngoài lời khai của nạn nhân thì những chứng cứ khác đã đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm hay chưa?... để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho nạn nhân.
* Những biện pháp bảo đảm an toàn trước, trong và sau phiên tòa
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, do nhiều nguyên nhân khác nhau (thái độ, sự hiểu biết về BLGĐ, sự cảm thông, chia sẻ,… từ phía cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hay từ phía các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan) mà nạn nhân BLGĐ có thể sẽ gặp một số khó khăn khi làm việc, tiếp xúc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân này. Việc thiếu thông tin có thể khiến cho nạn nhân có những nhận định sai lầm về quá trình tố tụng hình sự cũng như khiến họ cảm thấy sợ hãi và bị đe dọa. Do vậy, người thực hiện TGPL cần thông tin thường xuyên về diễn biến của vụ án cũng như cần tạo cơ hội để thân chủ tham gia hoặc nêu ý kiến.
Trước phiên tòa, để bảo đảm an toàn cho nạn nhân, ngườit hực hiện TGPL nên chú ý đến khía cạnh: Người gây bạo lực thường có xu hướng cố gắng duy trì sự kiểm soát đối với nạn nhân trong suốt quá trình điều tra, truy tố. Do vậy, trong nhiều trường hợp, người thực hiện cần thiết phải đề nghị Tòa án áp dụng kịp thời các biện pháp ngăn chặn phù hợp để bảo đảm an toàn của nạn nhân và ngăn ngừa hành vi bạo lực trong tương lai.
Trong quá trình chuẩn bị phiên tòa, người thực hiện TGPL cũng cần chú ý đến các điều kiện để bảo đảm an toàn cho nạn nhân như: chỗ ngồi của nạn nhân có xa người gây bạo lực không? khu vực ra vào phòng xét xử và phòng chờ,.. có bảo đảm an toàn cho nạn nhân trước nguy cơ từ phái người gây bạo lực không? nạn nhân có cần thiết phải sang phòng khác để trình bày lời khai hay phải cách lý bị cáo khỏi nạn nhân hay không? để từ đó có thể đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp ngăn chặn phù hợp để bảo đảm an toàn cho nạn nhân.
Người thực hiện TGPL cần động viên nạn nhân rằng họ sẽ được cơ quan tiến hành tố tụng bảo vệ khi cần thiết nếu họ bị đe dọa và không an toàn để họ có thể đưa ra chứng cứ hoặc lời khai tại tòa án.
(Còn tiếp,…)
Trần Nguyên Tú
Phó trưởng phòng – Phòng TC&QLCL
2.1.2. Kiểm tra, sử dụng và đánh giá chứng cứ
Trong một vụ án hình sự, để thực hiện tốt nhất vai trò của mình, người thực hiện TGPL cần quan tâm đến kỹ năng thu thập chứng cứ, bởi càng tìm ra được nhiều chứng cứ có lợi thì khả năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nạn nhân BLGĐ càng cao. Do vậy, người thực hiện TGPL không nên thụ động, dựa dẫm vào các tài liệu, chứng cứ sao chụp được từ cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá của mình, mà cần phải triệt để tận dụng những quyền mà pháp luật trao cho, cần phát huy khả năng vận dụng, nắm bắt và xác định mục tiêu hướng đến của vụ án để thu thập, phát hiện những yếu tố, chứng cứ cần thiết phục vụ cho việc bảo vệ cho người được TGPL
Tuy nhiên, người thực hiện TGPL cần lưu ý không nên quá chú trọng, lấn sâu vào việc tìm kiếm chứng cứ phục vụ cho bào chữa mà xem nhẹ các tài liệu, chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp, bởi trong hồ sơ của cơ quan điều tra có thể chứa đựng nhiều thông tin có lợi cho việc bảo vệ.
2.1.3. Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ
Nghiên cứu Hồ sơ là công việc có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho người được TGPL. Do vậy, người thực hiện TGPL cần phải có phương pháp nghiên cứu khoa học; đầu tư thời gian, công sức để nghiên cứu, đối chiếu, so sánh,... các tài liệu có trong hồ sơ để xác định được những vấn đề mấu chốt phục vụ cho việc bảo vệ của mình.
Nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự là một kỹ năng đặc biệt quan trọng của người thực hiện TGPL, có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành phương án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL trong các giai đoạn tố tụng. Đây là sự kết hợp khả năng bao quát, đánh giá toàn diện với sự nhạy cảm, cẩn trọng và hiểu biết đến từng chi tiết, sự kiện của người thực hiện TGPL đối với vụ án. Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án có được thực hiện nhuần nhuyễn hay không còn tùy thuộc vào kinh nghiệm của người thực hiện TGPL trong việc tìm ra những vấn đề thuộc về bản chất của vụ án như: các căn cứ buộc tội, các căn cứ liên quan đến bồi thường thiệt hại để bảo vệ quyền lợi của bị hại, v.v.. Ngoài ra, việc nghiên cứu hồ sơ còn giúp cho người thực hiện TGPL có thể nắm bắt các sự kiện, tình tiết để có cơ sở đề xuất, kiến nghị với các cơ quan và người tiến hành tố tụng những giải pháp để ngăn chặn, xác minh, thu thập tài liệu, tổ chức đối chất, thực hiện một số hoạt động điều tra khác nhằm làm sáng tỏ sự thật vụ án.
Để chuẩn bị cho việc nghiên cứu hồ sơ được chu đáo, thuận lợi, người thực hiện TGPL cần quan tâm những vấn đề sau:
Thứ nhất, chủ động liên hệ với cơ quan, người tiến hành tố tụng sắp xếp lịch và địa điểm nghiên cứu hồ sơ. Tùy theo loại hồ sơ vụ án, khối lượng nhiều hay ít, người thực hiện TGPL có thể đăng ký thứ tự hồ sơ nghiên cứu. Trước hết, cần xem xét danh mục tổng thể các tài liệu có trong hồ sơ vụ án (thống kê bút lục), sau đó, lựa chọn nghiên cứu, sao chụp những hồ sơ liên quan trực tiếp đến bị hại mà mình bảo vệ. Trong điều kiện được phép sao chụp hồ sơ, tài liệu trong ngày, người thực hiện TGPL cần trang bị máy ảnh kỹ thuật số để tranh thủ thời gian, sau đó lưu về máy tính cá nhân để xử lý.
Thứ hai, về phương pháp trình và nghiên cứu hồ sơ, người thực hiện TGPL cần quan tâm các vấn đề liên quan tới thủ tục tố tụng được thể hiện trong hồ sơ, cụ thể:
- Thủ tục khởi tố vụ án, khởi tố và bắt tạm giam bị can, thẩm quyền giữ, khám xét, thu giữ vật chứng, tài liệu, kê biên tài sản, v.v.. Trong một vụ án, người thực hiện TGPL cần quan tâm cả thủ tục về trích lục tiền án, tiền sự, việc đình chỉ chức vụ, tạm đình chỉ sinh hoạt Đảng, v.v.;
- Các thủ tục liên quan đến việc trưng cầu và tiến hành giám định
(sức khỏe, tài liệu, chữ ký, giám định kế toán - tài chính, v.v.);
- Các thủ tục liên quan tới việc đối chất, xác minh và các tài liệu trao đổi về tố tụng giữa các cơ quan có thẩm quyền.
Thứ ba, về phạm vi nghiên cứu hồ sơ, người thực hiện TGPL cần chú ý những vấn đề cụ thể sau đây:
- Kiểm tra, đối chiếu lại nội dung giữa Cáo trạng và Kết luận điều tra, Kết luận điều tra bổ sung; xác định tội danh, các hành vi bị coi là tội phạm, khung hình phạt, v.v.;
- Nghiên cứu các văn bản trao đổi giữa cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, với các cơ quan khác về việc đánh giá ban đầu hành vi của bị can, cơ sở của việc đề nghị phê chuẩn bắt tạm giam (trong một số trường hợp, những nhận định ban đầu này không chính xác, nên sau đó cơ quan điều tra phải thay đổi quyết định khởi tố bị can);
- Nghiên cứu các kết luận giám định (tài sản, tài chính - kế toán, tỷ lệ thương tật, nguyên nhân gây ra cái chết hoặc bị thương, v.v.), các biên bản khám nghiệm hiện trường, nhận dạng, đối chất, thực nghiệm điều tra;
- Nghiên cứu lời khai của các bị can khác, nhân chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người bị hại mà mình bảo vệ...;
- Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; trích lục tiền án, tiền sự.
Thứ tư, người thực hiện TGPL đồng thời cần tuân thủ một số nguyên tắc trong xử lý thông tin, trong đó có việc bảo đảm những thông tin về bí mật điều tra, cách thức trao đổi thông tin, tài liệu với người được TGPL.
2.1.4. Chuẩn bị các tài liệu liên quan phục vụ cho việc bảo vệ
Trước khi thực hiện việc chuẩn bị viết bài bảo vệ cho bị hại người thực hiện TGPL đã có những hoạt động, thu thập chứng cứ, gặp gỡ bị hại để trao đổi về những vấn đề liên quan đến nội dung vụ án, những yêu cầu của bị hại đưa ra kiểm tra tính phù hợp, mâu thuẫn giữa các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án; giữa các đồ vật, tài liệu liên quan mà luật sư đã thu thập được với chứng cứ trong hồ sơ vụ án. Do vậy, người thực hiện TGPL cần chuẩn bị tốt một số tài liệu sau:
- Văn bản pháp luật: bao gồm Bộ luật hình sự; bộ luật tố tụng hình sự; các văn bản pháp luật liên quan, đặc biệt là các văn bản như Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán hoặc các công văn hướng dẫn có liên quan đến hoạt động bảo vệ cho bị hại tại Toà án.
- Các tài liệu khác: các tại liệu liên quan đến nhân thân của bị cáo, bị hại và các tài liệu khác liên quan đến tình tiết của vụ án hoặc để phục vụ cho việc chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ cô đọng và đi vào lòng người.
2.1.5. Chuẩn bị luật cứ bảo vệ
Dù Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư giỏi đến đâu chăng nữa, trước khi tham dự phiên toà đều phải chuẩn bị đề cương chi tiết bài bào chữa, trong đó đặc biệt chú ý luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích cho bị hại trên cơ sở những nhận định, đánh giá, buộc tội bị cáo trong hồ sơ vụ án và các tài liệu, chứng cứ, vật chứng có liên quan đến vụ án.
Kết quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý phụ thuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị luận cứ bảo vệ. Nó giúp cho người thực hiện TGPL tự tin, giữ được tâm lý chủ động trong quá trình tranh tụng và kịp thời bổ sung thêm những luận cứ mới phát sinh trong quá trình tranh tụng. Nếu không chuẩn bị tốt bài luận cứ bảo vệ, Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư sẽ rơi vào tình thế bị động, tản mạn, dài dòng, lập luận không lôgic, chặt chẽ, thậm chí dùng những thuật ngữ không chính xác, bỏ sót những tình tiết có lợi cho người được TGPL, không tập trung vào những vấn đề mang tính bản chất nhằm buộc tội hoặc nâng mức bồi thường thiệt hại.
Để xây dựng được một bài luận cứ bảo vệ ngắn gọn, xúc tích, lập luận chặt chẽ, lôgic và có sức thuyết phục, người thực hiện TGPL phải tập trung trí tuệ phân tích các quan điểm, nhận định, đánh giá luận cứ buộc tội của Kiểm sát viên về diễn biến vụ án, đặc điểm phạm tội, các dấu hiệu của cấu thành tội phạm và các luận cứ buộc tội. Trên cơ sở đó, so sánh với nhận định, đánh giá, quan điểm của mình sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, xem xét hiện trường, tài liệu, chứng cứ, vật chứng có liên quan,,... để đưa ra luận cứ của mình.
Thông thường nội dung của bài luận cứ bảo vêh gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
- Phần mở đầu: Có nhiều cách để mở đầu khác nhau nhưng nhìn chung, phần mở đầu phải giới thiệu để Hội đồng xét xử, những người tham gia phiên toà biết được người bảo vệ là ai, lý do tham gia bảo vệ và bảo vệ cho người được trợ giúp pháp lý là ai. Yêu cầu của phần mở đầu là phải gây được sự chú ý của người nghe, kích thích được sự quan tâm của tất cả những người có mặt tại phiên toà và định hướng cho họ tiếp nhận những quan điểm, ý kiến tranh luận của sau này. Vì vậy, phần mở đầu cần ngắn gọn, rõ ràng, khúc triết, gây chú ý cho người nghe ngay từ đầu.
- Phần nội dung: cần tập trung phân tích được các chứng cứ, phân tích được các tình tiết có lợi cho người được trợ giúp, phải viện dẫn các căn cứ pháp luật theo hướng có lợi cho người được trợ giúp pháp lý để từ đó chứng minh cho định hướng bảo vệ của mình.
Thông thường định hướng bảo vệ như sau:
+ Cáo buộc hành vi phạm tội của bị cáo
Việc buộc tội bị cáo đòi hỏi bản luận cứ bảo vệ phải chỉ ra được:
++ Nguyên nhân, bối cảnh xảy ra vụ án, tính chất nghiêm trọng cho xã hội và hành vi thực hiện tội phạm, mối quan hệ giữa bị hại và bị cáo;
++ Các hậu quả thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra, kèm theo các tài liệu, chứng cứ, kết quả giám định tổn hại về sức khoẻ do Hội đồng giám định pháp y kết luận, kết quả giám định thiệt hại về tài sản, giám định tài chính kế toán, những tổn hại về mặt tinh thần, gia cảnh của bị hại vào thời điểm xét xử sơ thẩm, thái độ của bị cáo trong việc xử lý mối quan hệ sau khi thực hiện hành vi phạm tội đối với bị hại, từ đó đánh giá về bản chất hành vi, tư cách và thái độ ăn năn, hối cải, có khả năng phục thiện hay không của bị cáo;
++ Yêu cầu xử lý nghiêm khắc hành vi phạm tội theo tính chất mức độ và các tình tiết định tội và khung hình phạt;
++ Những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định, các tình tiết định khung tăng nặng hơn so với khung mà viện kiểm sát truy tố.
+ Yêu cầu bị cáo thực hiện trách nhiệm dân sự
++ Đề xuất và nêu các căn cứ pháp lý trong việc yêu cầu các mức bồi thường và trách nhiệm về mặt dân sự đối với bị cáo, đồng thời yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo đảm bồi thường như kê biên tài sản, phong toả tài khoản cá nhân…
++ Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại luật sư phải xác định được bao gồm: Có thiệt hại xảy ra ( thiệt hại bảo gồm cả thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần); Phải có hành vi trái pháp luật ; thiệt hại xảy ra là do hành vi trái pháp luật; người gây thiệt hại phải có lỗi ( lỗi cố ý và lỗi vô ý).
Người thực hiện TGPL cần đưa ra các lập luận, chứng minh rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý, về thu nhập của người bị thiệt hại:
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm: Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường là những chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó; Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;
Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. Khoản chi phí bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm có thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm bao gồm những chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị giảm sút; Bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại.
- Phần kết luận: cần ngắn gọn và biểu cảm, trong đó khẳng định quan điểm, nhận định cuối cùng của người bảo vệ với những chứng cứ pháp lý rõ ràng và đưa ra những đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng các điểm, khoản, điều của các luật tương ứng để từ đó đưa ra những kết luận có lợi cho người được trợ giúp pháp lý cũng như việc giải quyết vấn đề khác của vụ án. Cuối cùng, Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư thể hiện sự tin tưởng vào sự phán quyết công minh, bình đẳng, khách quan và đúng pháp luật của Hội đồng xét xử và chân thành cảm ơn.
2.1.6. Các kỹ năng cần lưu ý khi tham gia tố tụng hình sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nạn nhân của BLGĐ
Người thực hiện TGPL tham gia tố tụng trong vụ án hình sự với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nạn nhân BLGĐ có mục đích là bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng mình đang bảo vệ trong vụ án đó. Vì vậy cần lưu ý một số kỹ năng như:
- Xác định rõ những thiệt hại trên thực tế đã xảy ra cũng như những chi phí để khắc phục những thiệt hại đó nhằm đảm bảo quyền lợi nạn nhân
- Đề xuất cơ quan có thẩm quyền xác minh làm rõ hành vi của người gây thiệt hại, hậu quả của hành vi đó (như giám định thương tật,....) để làm cơ sở xác định, chứng minh thiệt hại trong trường hợp cần thiết;
- Thay mặt nạn nhân thực hiện quyền kiến nghị khởi tố vụ án, khởi tố bị can; nếu vụ án thuộc các trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì tư vấn và hỗ trợ thân chủ trong việc thực hiện quyền yêu cầu khởi tố tụ án hình sự. Nếu các cơ quan có thẩm quyền không khởi tố theo quy định pháp luật thì người thực hiện TGPL thực hiện quyền kiến nghị khởi tố vụ án và nêu rõ căn cứ xác định yêu cầu của người bị hại là hoàn toàn có cơ sở.
- Trong quá trình thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL cần hỗ trợ nạn nhân BLGĐ đề xuất mức bồi thường căn cứ vào các tài liệu, hồ sơ và các căn cứ chứng minh thiệt hại thực tế theo quy định của pháp luật.
- Sau khi khởi tố vụ án: cần tập trung thu thập tài liệu, hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ để xem xét, kiến nghị các vấn đề như:
+ Căn cứ vào dạng bạo lực mà nạn nhân đang gặp phải để xuất với cơ quan có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra để xác định rõ thiệt hại thực tế xảy ra đối với người bị hại như: giám định, giám định bổ sung, giám định lại tỷ lệ mất sức lao động, tổn thất tinh thần hay thành lập hội đồng định giá tài sản để định giá tài sản thiệt hại (nếu có),...;
+ Kiến nghị cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người bị buộc tội để tránh nguy cơ nạn nhân tiếp tục bị bạo lực hoặc người bị buộc tội có ý định bỏ trốn; áp dụng biện khác như kê biên tài sản, niêm phong tài sản của bị can để bảo đảm cho thi hành án,.. khi thấy người bị buộc tội có ý định tẩu tán tài sản.
- Trong trường hợp cần thiết, cần kiến nghị, đề xuất cơ quan điều tra tiến hành thêm một số hoạt động điều tra khác như: lấy lời khai người làm chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan,.... để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nạn nhân BLGĐ.
* Bảo đảm thu thập chứng cứ toàn diện
Với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nạn nhân, người thực hiện TGPL cần chú ý:
- Đánh giá việc thu thập chứng cứ liên quan đã bảo đảm tính khách quan, toàn diện và đầy hay chưa để kịp thời đề xuất, kiến nghị cơ quan tiến hành tố tụng thu thập thêm các chứng cứ cần thiết. Nên chú ý nhiều hơn đến các chứng cứ liên quan đến lịch sử của hành vi bạo lực đối với nạn nhân như: có bản sao hồ sơ bệnh án hoặc sổ khám bệnh…;
- Trong những trường hợp cần phải có xác nhận của cơ sở y tế hay kết quả giám định thương tật như là một chứng cứ buộc tội thì cần chú ý đến:
+ Kết quả giám định thương tật chỉ xác định mức độ thương tổn mà nạn nhân phải chịu do hành vi bạo lực gây ra; tại thời điểm giám định mức độ tổn thương có thể không được đánh giá một cách đầy đủ;
+ Phân tích, đánh giá các dữ kiện một cách logic để chứng minh mối liên quan giữa ảnh hưởng của những tổn thương, tần suất gây thương tích,… đến những thiệt hại về tinh thần mà nạn nhân phải chịu
- Cần xem xét bản cáo trạng đúng người, đúng tội hay chưa? Trong các vụ các vụ án hình sự liên quan đến bạo lực gia đình thì người thực hiện TGPL nên xem xét kỹ cáo trạng để bảo đảm rằng những lý do dẫn đến hành vi phạm tội là do lỗi của nạn nhân nhằm biện minh cho hành vi bạo lực như vợ nói quá nhiều, lười biếng hay do ghen tuông,…không được coi là một trong những tình tiết giảm nhẹ hình phạt, giảm nhẹ mức bồi thường hay chuyển tội danh.
- Người thực hiện TGPL cũng nên đánh giá những chứng cứ buộc tội được đưa ra trong cáo trạng đã bảo đảm khách quan và toàn diện chưa? Việc thu thập chứng cứ có đúng theo quy định của pháp luật hay không? Trong trường hợp chưng cứ không khách quan, toàn diện hoặc không được thu thập theo đúng quy định của pháp luật thì người thực hiện TGPL có thể đề nghị Thẩm phán chủ tọa phiên tòa trả hồ sơ vụ việc để xác minh lại chứng cứ.
* Các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của nạn nhân trong suốt phiên tòa
Tham gia phiên tòa, bị yêu cầu trả lời câu hỏi và đương đầu với người gây bạo lực có thể gây ra tổn thương sâu sắc đối với nạn nhân bạo lực gia đình, nhất là trong các vụ hiếp dâm hoặc bạo lực tình dục. Nhiều nạn nhân là nữ giới sợ hãi hoặc có cảm giác bị đe dọa bởi tòa án. Các biện pháp xoa dịu nỗi sợ hãi của nạn nhân là rất quan trọng để bảo đảm quyền về danh dự, nhân phẩm của nạn nhân cũng như nâng cao chất lượng những chứng cứ của họ tại phiên tòa. Người thực hiện TGPL cần bảo vệ nạn nhân tránh khỏi những câu hỏi có thể khiến nạn nhân cảm thấy bối rối, xấu hổ và bị áp lực tại phiên tòa, trừ khi những câu hỏi đó là cần thiết để làm rõ các tình tiết khách quan của vụ việc, tuy nhiên cần yêu cầu những người đặt ra câu hỏi giải thích rõ lý do và mục đích của câu hỏi.
Có thể áp dụng một số biện pháp sau để tạo điều kiện thuận lợi cho nạn nhân khi tham gia phiên tòa:
+ Bố trí vị trí ngồi của nạn nhân tránh xa vị trí của người gây bạo lực cũng như thân nhân của họ;
+ Khi nạn nhân trình bày lời khai, cần bảo đảm bị cáo hoặc người nhà của bị cáo không có hành vi đe dọa đối với nạn nhân. Nên yêu cầu không được sử dụng điện thoại di động hoặc các thiết bị điện tử có chức năng nhắn tin khác … trong phòng xét xử.
+ Trong trường hợp cần thiết đề nghị bố trí một phòng khác để nạn nhân có thể trình bày lời khai hoặc áp giải bị cáo ra khỏi phòng xét xử trước khi tòa triệu tập nạn nhân hoặc chỉ cần đọc lời khai của nạn nhân trước phiên tòa để nạn nhân không phải giáp mặt với bị cáo.
+ Không đặt những câu hỏi khiến nạn nhân cảm thấy xấu hổ, mặc cảm hoặc không liên quan đến vụ việc.
* Xử lý trường hợp nạn nhân rút đơn đề nghị khởi tố vụ việc hoặc mong muốn bãi nại cho người bị buộc tội
Nếu nạn nhân rút lại đơn hoặc lời khai trước phiên tòa hoặc mong muốn bãi nại cho bị cáo, người thực hiện TGPL người thực hiện TGPL cần thực hiện một số công việc để bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho nạn nhân:
- Gặp gỡ, tiếp xúc với nạn nhân để tìm hiễu rõ lý do, chẳng hạn như liệu nạn nhân có bị ép buộc hay đe dọa nào không?
- Người thực hiện TGPL nên trấn an , chia sẻ và tìm hiểu về cảm nhận của nạn nhân khi phải phải đối mặt với người gây bạo lực tại phiên tòa ra sao để phân tích, đưa ra những dự kiến mà nạn nhân sẽ phải đối mặt nhằm động viên, khuyến khích nạn nhân tiếp tục tham gia quá trình tố tụng để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
- Nếu nạn nhân vẫn kiên kiên quyết rút đơn hoặc từ bỏ quyền khởi kiện, thì người thực hiện TGPL cần xem xét nếu vụ việc nghiêm trọng hoặc khi công lý đòi hỏi cần tiếp tục phải truy cứu trách nhiệm của người gây BLGĐ thì nên trao đổi với kiểm sát viên để xác định xem có thể tiếp tục vụ án mà không cần sự tham gia của nạn nhân hay không? Có thể đề xuất sử dụng bản ghi lời khai của nạn nhân thay vì sự hiện diện của nạn nhân trong quá trình tố tụng hoặc xem xét xem liệu ngoài lời khai của nạn nhân thì những chứng cứ khác đã đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm hay chưa?... để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho nạn nhân.
* Những biện pháp bảo đảm an toàn trước, trong và sau phiên tòa
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, do nhiều nguyên nhân khác nhau (thái độ, sự hiểu biết về BLGĐ, sự cảm thông, chia sẻ,… từ phía cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hay từ phía các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan) mà nạn nhân BLGĐ có thể sẽ gặp một số khó khăn khi làm việc, tiếp xúc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân này. Việc thiếu thông tin có thể khiến cho nạn nhân có những nhận định sai lầm về quá trình tố tụng hình sự cũng như khiến họ cảm thấy sợ hãi và bị đe dọa. Do vậy, người thực hiện TGPL cần thông tin thường xuyên về diễn biến của vụ án cũng như cần tạo cơ hội để thân chủ tham gia hoặc nêu ý kiến.
Trước phiên tòa, để bảo đảm an toàn cho nạn nhân, ngườit hực hiện TGPL nên chú ý đến khía cạnh: Người gây bạo lực thường có xu hướng cố gắng duy trì sự kiểm soát đối với nạn nhân trong suốt quá trình điều tra, truy tố. Do vậy, trong nhiều trường hợp, người thực hiện cần thiết phải đề nghị Tòa án áp dụng kịp thời các biện pháp ngăn chặn phù hợp để bảo đảm an toàn của nạn nhân và ngăn ngừa hành vi bạo lực trong tương lai.
Trong quá trình chuẩn bị phiên tòa, người thực hiện TGPL cũng cần chú ý đến các điều kiện để bảo đảm an toàn cho nạn nhân như: chỗ ngồi của nạn nhân có xa người gây bạo lực không? khu vực ra vào phòng xét xử và phòng chờ,.. có bảo đảm an toàn cho nạn nhân trước nguy cơ từ phái người gây bạo lực không? nạn nhân có cần thiết phải sang phòng khác để trình bày lời khai hay phải cách lý bị cáo khỏi nạn nhân hay không? để từ đó có thể đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp ngăn chặn phù hợp để bảo đảm an toàn cho nạn nhân.
Người thực hiện TGPL cần động viên nạn nhân rằng họ sẽ được cơ quan tiến hành tố tụng bảo vệ khi cần thiết nếu họ bị đe dọa và không an toàn để họ có thể đưa ra chứng cứ hoặc lời khai tại tòa án.
(Còn tiếp,…)
Trần Nguyên Tú
Phó trưởng phòng – Phòng TC&QLCL