10/08/2020
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Phú Thọ: Địa chỉ “Vàng” của những đối tượng yếu thếTheo số liệu về Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân số của tỉnh Phú Thọ là 1.463.726 người, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 22,05% và chủ yếu sinh sống ở các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn và Yên Lập. Toàn tỉnh có 41 xã nghèo và 239 thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư theo Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020. Số lượng người được trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh khoảng 790.000 người (chiếm khoảng 54% dân số của tỉnh) với nhu cầu tìm hiểu pháp luật và trợ giúp pháp lý ở các lĩnh vực pháp luật là rất lớnĐược thành lập vào ngày 29/5/1998 theo Quyết định số 1117/1998/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ. Hơn 20 năm qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận, giải quyết 34.558 vụ, việc trợ giúp pháp lý cho 34.558 lượt người được trợ giúp pháp lý có yêu cầu. Tập trung chủ yếu ở hai hình thức thực hiện trợ giúp pháp lý là tư vấn pháp luật và tham gia tố tụng ở toàn bộ các lĩnh vực pháp luật (trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại).
Đây là số lượng vụ, việc trợ giúp pháp lý không nhỏ trong tương quan tổng số lượng vụ, việc của hệ thống tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã thực hiện trong toàn quốc. Điều này minh chứng, thể hiện sự cố gắng, nỗ lực hết mình với tinh thần, trách nhiệm cao của những người làm công tác trợ giúp pháp lý trong thời gian qua cùng với sự quan tâm sát sao của các cấp, các ngành trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức phối hợp về trợ giúp pháp lý theo quy định.
Xuyên xuốt tiến trình, thời gian, còn nhớ, trong những ngày hè nóng bức hay những ngày đông lạnh giá, những buổi tạnh ráo hay những khi mưa lũ ập về, những người làm công tác trợ giúp pháp lý không quản ngại khó khăn, sẵn sàng băng đèo, vượt núi, lội đập, chở trên mình những tài liệu pháp luật đến các thôn, bản ở vùng sâu, vùng sa, phối hợp tổ chức các điểm trợ giúp pháp lý lưu động, truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người dân. Mỗi chuyến đi công các là mỗi lần kỷ niệm cùng gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, những người hoạt động nghề nghiệp trợ giúp pháp lý luôn hiểu rằng: Ở đâu đó, vẫn còn những con người trình độ hiểu biết, nhận thức pháp luật còn lạc hậu, hạn chế, có thể không thể thực hiện được đầy đủ hoặc kịp thời các quyền lợi, nghĩa vụ hợp pháp của mình, từ đó rất dễ dẫn đến việc làm, hành vi vi phạm pháp luật nảy sinh. Dù nhận thức pháp luật còn lạc hậu, hạn chế được xem là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như họ vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm, chế tài trước pháp luật.
Ký sự từ những vụ việc trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng đã qua và đang thực hiện, trợ giúp viên pháp lý phải đi bộ nhiều cây số đường núi đến bản ở vùng sâu, vùng sa, tìm gặp thân nhân của các cháu học sinh bị thầy giáo xâm hại tình dục, hướng dẫn người đại diện hợp pháp cho các cháu về thủ tục trợ giúp pháp lý. Có nạn nhân là trẻ em bị xâm hại dẫn đến có thai, gia đình hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những người làm công tác trợ giúp pháp lý không chỉ làm tròn trách nhiệm giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi cho cháu trong vụ án mà trên tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rác”, đã vận động mọi người cùng chung tay giúp đỡ, ủng hộ gia đình cháu phần nào vơi bớt những khó khăn, bất hạnh gặp phải trong cuộc sống. Có vụ án người cô giáo là nạn nhân bị bạo hành trong gia đình từ người chồng cũ với những nỗi đau về thể xác và tâm hồn, để lại cho những người làm công tác trợ giúp pháp lý bao nỗi niềm day dứt.
Những bản án nghiêm khắc đã được tuyên dành cho kẻ phạm tội, là bài học cảnh tỉnh, răn đe sâu sắc trong đời sống xã hội, các vụ việc trợ giúp pháp lý có những vụ việc đã khép lại nhưng tương lai phía trước của các nạn nhân sẽ ra sao? họ có vượt qua được những vết thương trong quá khứ để hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn? Luôn là câu hỏi lòng đối với những trợ giúp viên pháp đã và đang từng giải quyết các vụ việc như vậy.
Không chỉ bảo vệ quyền lợi cho người bị hại trong vụ án hình sự, người làm công tác trợ giúp pháp lý còn có trách nhiệm bào chữa cho người bị buộc tội là người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong vụ án hình sự. Có những vụ án, nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội chỉ vì hoàn cảnh khó khăn nên thực hiện trộm cắp tài sản, chỉ vì sự bồng bột của tuổi mới lớn mà bị kích động, rủ rê, lôi kéo thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng hay hủy hoại tài sản, cướp tài sản, chỉ vì chút nóng vội, không kìm chế được bản thân mà dẫn đến việc cố ý gây thương tích, chỉ vì mong muốn có cuộc sống tốt hơn mà dẫn đến việc lừa đào chiếm đoạt tài sản.
Hoàn cảnh, nguyên nhân phạm tội có nhiều nhưng dù ở bất kỳ hoàn cảnh hay thời gian nào, trợ giúp viên pháp lý luôn sẵn sàng có mặt để an ủi, động viên họ, hướng dẫn, tư vấn pháp luật tận tình, trách nhiệm; tham gia vào các buổi hỏi cung của cơ quan điều tra, cơ quan viện kiểm sát; nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ và các quy định của pháp luật để có bản luận cứ bào chữa đảm bảo tính thuyết phục cao đối với Hội đồng xét xử. Trong số đó phải kể đến: Vụ án mà bị cáo bị VKSND truy tố về “Tội giết người”, sau đó Hội đồng xét xử quyết định chuyển đổi tội danh từ “Tội giết người” sang “Tội cố ý gây thương tích” với mức án 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; vụ án lừa đào chiếm đoạt tài sản, đại diện VKS trong bản luận tội đề nghị mức án đối với bị cáo từ 14 đến 15 năm tù, sau khi tranh luận, Hội đồng xét xử chấp nhận quan điểm bào chữa của trợ giúp viên pháp lý, tuyên phạt bị cáo mức án 9 năm tù; có vụ án, bị cáo phạm tội mua bán trái phép chất ma túy với khung hình phạt và mức đề nghị của đại diện VKS là tử hình, trên cơ sở lập luận, đánh giá vai trò, tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, trợ giúp viên pháp lý đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo mức án tù chung thân và đã được Hội đồng xét xử chấp nhận.
Những việc đã làm làm ấm lòng những người làm công tác trợ giúp pháp lý khi nhận được lời cảm ơn chân thành từ người phạm tội hay thân nhân của họ, đôi khi chỉ là ánh mặt nhìn cảm biệt khi bị cáo bước lên xe để trở về trại tạm giam.
Những vụ án dân sự, nhất là về khiếu kiện tranh chấp đất đai thường kéo dài, trải qua nhiều cấp xét xử. Các trợ giúp viên pháp lý tham gia luôn cùng đương sự thu thập, cùng cố chứng cứ; tích cực tham gia vào hoạt động tố tụng như hòa giải, thẩm định, định giá tài sản; nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định của pháp luât qua các thời kỳ để đưa ra quan điểm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự trong các vụ án. Điển hình như vụ việc tranh chấp đất lâm nghiệp ở xã Dị Nậu, huyệnTam Nông; vụ việc tranh chấp lối đi giữa chú và cháu ruột ở xã Xương Thịnh, huyện Cẩm Khê; vụ việc hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giải quyết tranh chấp đất đai giữa cô ruột và cháu ruột ở phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì...
Những vụ việc đạt được thành công đã đảm bảo tốt quyền lợi của đương sự là người được trợ giúp pháp lý trong vụ án, được cơ quan tiến hành tố tụng ghi nhận, đánh giá cao, nhân dân đồng tình, ủng hộ nhưng đọng lại ở những người thực hiện trợ giúp pháp lý những nỗi niềm vì nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp phải đưa nhau đến chốn “pháp đình”, đôi khi phát sinh từ những bất đồng nhỏ trong quan điểm, cách sống thường ngày hay chủ thể tranh chấp lại là những người cùng quan hệ huyết thống hoặc “tối lửa tắt đèn có nhau”.
Ở những việc tư vấn pháp luật, đa số người dân chưa hiểu biết hoặc hiểu biết chưa đầy đủ các quy định của pháp luật, dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, đôi khi nảy sinh tâm lý hoài nghi vào việc thực thi công vụ của cơ quan, người có thẩm quyền. Khi tiếp xúc với người có yêu cầu, trợ giúp viên pháp lý luôn nhiệt tình hướng dẫn, giải pháp cho họ, đưa ra phương án tối ưu trên cơ sở những quy định của pháp luật để họ có thể hiểu biết, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình. Điển hình như việc yêu cầu tư vấn pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở xã Khải Xuân, huyện Thanh Ba; việc tư vấn pháp luật về quyền đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm Bản án của TAND thành phố Việt Trì và TAND tỉnh Phú Thọ về việc giải quyết ly hôn. Ngoài ra, việc tư vấn pháp luật còn được thực hiện trực tiếp qua các đợt trợ giúp pháp lý lưu động, truyền thông về trợ giúp pháp lý, giúp người dân nhận thức, hiểu biết kịp thời các quy định của pháp luật, giảm thiểu tranh chấp, khiếu kiện, tố cáo phát sinh ngay từ cơ sở.
Từ những việc làm thiết thực và nhiều ý nghĩa đó, trong những năm qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Phú Thọ luôn là địa chỉ tin cậy, chỗ dựa vững chắc cho người nghèo và các đối tượng chính sách mỗi khi có nhu cầu cần được trợ giúp pháp lý. Là nơi những người được trợ giúp pháp lý luôn gửi gắm nhiều mong muốn, niềm tin vào việc sự công tâm, trách nhiệm trong quá trình hỗ trợ đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho họ, bởi đa số họ luôn tin rằng: “Những người làm công tác trợ giúp pháp lý sẽ không quản ngại những khó khăn, thử thách, không từ chối những gian lao, vất vả để đem kiến thức, đạo đức nghề nghiệp và lòng tâm huyết đến với người dân dù trong bất kỳ thời gian hay hoàn cảnh nào”.
Tuy nhiên, những nỗi niềm đọng lại trong lòng những người làm công tác trợ giúp pháp lý sẽ luôn còn từ những vụ việc đã qua, đang và sẽ thực hiện, nhiều nhiệm vụ, trọng trách vẫn phải tiếp tục thực hiện vì còn ở đâu đó vẫn có những con người yếu thế trong xã hội chưa hiểu biết đầy đủ chính sách trợ giúp pháp lý, để có thể chủ động, kịp thời đưa ra yêu cầu trợ giúp pháp lý, những vướng mắc pháp luật phát sinh trong đời sống xã hội thường ngày./.
ĐOÀN HỮU VĂN
Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Phú Thọ
Theo số liệu về Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân số của tỉnh Phú Thọ là 1.463.726 người, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 22,05% và chủ yếu sinh sống ở các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn và Yên Lập. Toàn tỉnh có 41 xã nghèo và 239 thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư theo Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020. Số lượng người được trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh khoảng 790.000 người (chiếm khoảng 54% dân số của tỉnh) với nhu cầu tìm hiểu pháp luật và trợ giúp pháp lý ở các lĩnh vực pháp luật là rất lớn
Được thành lập vào ngày 29/5/1998 theo Quyết định số 1117/1998/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ. Hơn 20 năm qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận, giải quyết 34.558 vụ, việc trợ giúp pháp lý cho 34.558 lượt người được trợ giúp pháp lý có yêu cầu. Tập trung chủ yếu ở hai hình thức thực hiện trợ giúp pháp lý là tư vấn pháp luật và tham gia tố tụng ở toàn bộ các lĩnh vực pháp luật (trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại).
Đây là số lượng vụ, việc trợ giúp pháp lý không nhỏ trong tương quan tổng số lượng vụ, việc của hệ thống tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã thực hiện trong toàn quốc. Điều này minh chứng, thể hiện sự cố gắng, nỗ lực hết mình với tinh thần, trách nhiệm cao của những người làm công tác trợ giúp pháp lý trong thời gian qua cùng với sự quan tâm sát sao của các cấp, các ngành trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức phối hợp về trợ giúp pháp lý theo quy định.
Xuyên xuốt tiến trình, thời gian, còn nhớ, trong những ngày hè nóng bức hay những ngày đông lạnh giá, những buổi tạnh ráo hay những khi mưa lũ ập về, những người làm công tác trợ giúp pháp lý không quản ngại khó khăn, sẵn sàng băng đèo, vượt núi, lội đập, chở trên mình những tài liệu pháp luật đến các thôn, bản ở vùng sâu, vùng sa, phối hợp tổ chức các điểm trợ giúp pháp lý lưu động, truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người dân. Mỗi chuyến đi công các là mỗi lần kỷ niệm cùng gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, những người hoạt động nghề nghiệp trợ giúp pháp lý luôn hiểu rằng: Ở đâu đó, vẫn còn những con người trình độ hiểu biết, nhận thức pháp luật còn lạc hậu, hạn chế, có thể không thể thực hiện được đầy đủ hoặc kịp thời các quyền lợi, nghĩa vụ hợp pháp của mình, từ đó rất dễ dẫn đến việc làm, hành vi vi phạm pháp luật nảy sinh. Dù nhận thức pháp luật còn lạc hậu, hạn chế được xem là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như họ vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm, chế tài trước pháp luật.
Ký sự từ những vụ việc trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng đã qua và đang thực hiện, trợ giúp viên pháp lý phải đi bộ nhiều cây số đường núi đến bản ở vùng sâu, vùng sa, tìm gặp thân nhân của các cháu học sinh bị thầy giáo xâm hại tình dục, hướng dẫn người đại diện hợp pháp cho các cháu về thủ tục trợ giúp pháp lý. Có nạn nhân là trẻ em bị xâm hại dẫn đến có thai, gia đình hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những người làm công tác trợ giúp pháp lý không chỉ làm tròn trách nhiệm giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi cho cháu trong vụ án mà trên tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rác”, đã vận động mọi người cùng chung tay giúp đỡ, ủng hộ gia đình cháu phần nào vơi bớt những khó khăn, bất hạnh gặp phải trong cuộc sống. Có vụ án người cô giáo là nạn nhân bị bạo hành trong gia đình từ người chồng cũ với những nỗi đau về thể xác và tâm hồn, để lại cho những người làm công tác trợ giúp pháp lý bao nỗi niềm day dứt.
Những bản án nghiêm khắc đã được tuyên dành cho kẻ phạm tội, là bài học cảnh tỉnh, răn đe sâu sắc trong đời sống xã hội, các vụ việc trợ giúp pháp lý có những vụ việc đã khép lại nhưng tương lai phía trước của các nạn nhân sẽ ra sao? họ có vượt qua được những vết thương trong quá khứ để hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn? Luôn là câu hỏi lòng đối với những trợ giúp viên pháp đã và đang từng giải quyết các vụ việc như vậy.
Không chỉ bảo vệ quyền lợi cho người bị hại trong vụ án hình sự, người làm công tác trợ giúp pháp lý còn có trách nhiệm bào chữa cho người bị buộc tội là người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong vụ án hình sự. Có những vụ án, nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội chỉ vì hoàn cảnh khó khăn nên thực hiện trộm cắp tài sản, chỉ vì sự bồng bột của tuổi mới lớn mà bị kích động, rủ rê, lôi kéo thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng hay hủy hoại tài sản, cướp tài sản, chỉ vì chút nóng vội, không kìm chế được bản thân mà dẫn đến việc cố ý gây thương tích, chỉ vì mong muốn có cuộc sống tốt hơn mà dẫn đến việc lừa đào chiếm đoạt tài sản.
Hoàn cảnh, nguyên nhân phạm tội có nhiều nhưng dù ở bất kỳ hoàn cảnh hay thời gian nào, trợ giúp viên pháp lý luôn sẵn sàng có mặt để an ủi, động viên họ, hướng dẫn, tư vấn pháp luật tận tình, trách nhiệm; tham gia vào các buổi hỏi cung của cơ quan điều tra, cơ quan viện kiểm sát; nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ và các quy định của pháp luật để có bản luận cứ bào chữa đảm bảo tính thuyết phục cao đối với Hội đồng xét xử. Trong số đó phải kể đến: Vụ án mà bị cáo bị VKSND truy tố về “Tội giết người”, sau đó Hội đồng xét xử quyết định chuyển đổi tội danh từ “Tội giết người” sang “Tội cố ý gây thương tích” với mức án 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; vụ án lừa đào chiếm đoạt tài sản, đại diện VKS trong bản luận tội đề nghị mức án đối với bị cáo từ 14 đến 15 năm tù, sau khi tranh luận, Hội đồng xét xử chấp nhận quan điểm bào chữa của trợ giúp viên pháp lý, tuyên phạt bị cáo mức án 9 năm tù; có vụ án, bị cáo phạm tội mua bán trái phép chất ma túy với khung hình phạt và mức đề nghị của đại diện VKS là tử hình, trên cơ sở lập luận, đánh giá vai trò, tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, trợ giúp viên pháp lý đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo mức án tù chung thân và đã được Hội đồng xét xử chấp nhận.
Những việc đã làm làm ấm lòng những người làm công tác trợ giúp pháp lý khi nhận được lời cảm ơn chân thành từ người phạm tội hay thân nhân của họ, đôi khi chỉ là ánh mặt nhìn cảm biệt khi bị cáo bước lên xe để trở về trại tạm giam.
Những vụ án dân sự, nhất là về khiếu kiện tranh chấp đất đai thường kéo dài, trải qua nhiều cấp xét xử. Các trợ giúp viên pháp lý tham gia luôn cùng đương sự thu thập, cùng cố chứng cứ; tích cực tham gia vào hoạt động tố tụng như hòa giải, thẩm định, định giá tài sản; nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định của pháp luât qua các thời kỳ để đưa ra quan điểm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự trong các vụ án. Điển hình như vụ việc tranh chấp đất lâm nghiệp ở xã Dị Nậu, huyệnTam Nông; vụ việc tranh chấp lối đi giữa chú và cháu ruột ở xã Xương Thịnh, huyện Cẩm Khê; vụ việc hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giải quyết tranh chấp đất đai giữa cô ruột và cháu ruột ở phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì...
Những vụ việc đạt được thành công đã đảm bảo tốt quyền lợi của đương sự là người được trợ giúp pháp lý trong vụ án, được cơ quan tiến hành tố tụng ghi nhận, đánh giá cao, nhân dân đồng tình, ủng hộ nhưng đọng lại ở những người thực hiện trợ giúp pháp lý những nỗi niềm vì nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp phải đưa nhau đến chốn “pháp đình”, đôi khi phát sinh từ những bất đồng nhỏ trong quan điểm, cách sống thường ngày hay chủ thể tranh chấp lại là những người cùng quan hệ huyết thống hoặc “tối lửa tắt đèn có nhau”.
Ở những việc tư vấn pháp luật, đa số người dân chưa hiểu biết hoặc hiểu biết chưa đầy đủ các quy định của pháp luật, dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, đôi khi nảy sinh tâm lý hoài nghi vào việc thực thi công vụ của cơ quan, người có thẩm quyền. Khi tiếp xúc với người có yêu cầu, trợ giúp viên pháp lý luôn nhiệt tình hướng dẫn, giải pháp cho họ, đưa ra phương án tối ưu trên cơ sở những quy định của pháp luật để họ có thể hiểu biết, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình. Điển hình như việc yêu cầu tư vấn pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở xã Khải Xuân, huyện Thanh Ba; việc tư vấn pháp luật về quyền đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm Bản án của TAND thành phố Việt Trì và TAND tỉnh Phú Thọ về việc giải quyết ly hôn. Ngoài ra, việc tư vấn pháp luật còn được thực hiện trực tiếp qua các đợt trợ giúp pháp lý lưu động, truyền thông về trợ giúp pháp lý, giúp người dân nhận thức, hiểu biết kịp thời các quy định của pháp luật, giảm thiểu tranh chấp, khiếu kiện, tố cáo phát sinh ngay từ cơ sở.
Từ những việc làm thiết thực và nhiều ý nghĩa đó, trong những năm qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Phú Thọ luôn là địa chỉ tin cậy, chỗ dựa vững chắc cho người nghèo và các đối tượng chính sách mỗi khi có nhu cầu cần được trợ giúp pháp lý. Là nơi những người được trợ giúp pháp lý luôn gửi gắm nhiều mong muốn, niềm tin vào việc sự công tâm, trách nhiệm trong quá trình hỗ trợ đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho họ, bởi đa số họ luôn tin rằng: “Những người làm công tác trợ giúp pháp lý sẽ không quản ngại những khó khăn, thử thách, không từ chối những gian lao, vất vả để đem kiến thức, đạo đức nghề nghiệp và lòng tâm huyết đến với người dân dù trong bất kỳ thời gian hay hoàn cảnh nào”.
Tuy nhiên, những nỗi niềm đọng lại trong lòng những người làm công tác trợ giúp pháp lý sẽ luôn còn từ những vụ việc đã qua, đang và sẽ thực hiện, nhiều nhiệm vụ, trọng trách vẫn phải tiếp tục thực hiện vì còn ở đâu đó vẫn có những con người yếu thế trong xã hội chưa hiểu biết đầy đủ chính sách trợ giúp pháp lý, để có thể chủ động, kịp thời đưa ra yêu cầu trợ giúp pháp lý, những vướng mắc pháp luật phát sinh trong đời sống xã hội thường ngày./.
ĐOÀN HỮU VĂN
Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Phú Thọ