27/01/2015
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Kỹ năng kiến nghị trong trợ giúp pháp lýLuật Trợ giúp pháp lý được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006, có hiệu lực từ ngày 01/01/2007. Lần đầu tiên, Luật quy định việc kiến nghị những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật là quyền đồng thời là nghĩa vụ của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (TGPL). Cụ thể hóa các quy định của Luật về vấn đề kiến nghị liên quan đến thi hành pháp luật, Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ đã xác định hoạt động kiến nghị thi hành pháp luật thông qua TGPL bao gồm ba hình thức: kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết lại vụ việc của người được TGPL; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết về việc thi hành pháp luật của cán bộ, công chức khi phát hiện cán bộ, công chức cố tình làm sai, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của người được TGPL và kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tiễn.Như vậy, hoạt động kiến nghị các vấn đề về thi hành pháp luật trong TGPL đã được quy định tương đối đầy đủ, khắc phục được những hạn chế, thiếu sót trong các văn bản pháp luật về TGPL trước đó, tạo cơ sở pháp lý cho các tổ chức thực hiện TGPL triển khai hoạt động này trên thực tế. Sau 7 năm thực hiện Luật TGPL, với sự cố gắng, nỗ lực của các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây gọi là Trung tâm), các tổ chức tham gia TGPL, hoạt động kiến nghị thi hành pháp luật đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần tích cực vào việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được TGPL.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiến nghị, trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ tập trung vào các kỹ năng thực hiện kiến nghị trong hoạt động trợ giúp pháp lý.
Để thực hiện kiến nghị trong hoạt động TGPL cần tiến hành theo các bước cụ thể như sau:
1. Chuẩn bị kiến nghị
Trước khi xây dựng kiến nghị, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải tiến hành một số thao tác cần thiết như: Tiếp nhận đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, nghe người yêu cầu trợ giúp pháp lý trình bày về vụ việc đề nghị trợ giúp, đề nghị họ cung cấp các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc, tìm hiểu về quá trình giải quyết và kết quả giải quyết vụ việc của các cơ quan chức năng,... Thông thường, khi đưa ra yêu cầu trợ giúp pháp lý, đối tượng thường tìm mọi cách đưa ra những lý lẽ, bằng chứng có lợi cho mình, thậm chí cố tình đưa ra những thông tin thiếu trung thực để tranh thủ sự ủng hộ của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý. Vì thế, người thực hiện trợ giúp pháp lý không thể chủ quan dựa vào những tài liệu, bằng chứng mà đối tượng cung cấp mà trong nhiều trường hợp phải tiến hành xác minh để khẳng định tính đúng đắn, chính xác của các thông tin và tài liệu đó, đồng thời qua đó nắm bắt được một cách đầy đủ, tường tận về nội dung vụ việc đề nghị trợ giúp. Trong trường hợp thấy rằng chưa có đủ căn cứ để thực hiện kiến nghị, hoặc không thể xác minh được nội dung vụ việc thì người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền yêu cầu đối tượng cung cấp thêm các chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ việc kiến nghị.
Trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ thu thập được, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải nghiên cứu hồ sơ vụ việc, tìm ra những điểm sai sót, bất hợp lý, không phù hợp với pháp luật trong quá trình giải quyết vụ việc của các cơ quan có thẩm quyền, tìm hiểu các thông tin liên quan để chuẩn bị cho việc xây dựng kiến nghị. Nếu cần thiết thì có thể tiến hành trao đổi với đồng nghiệp, tham khảo ý kiến của các chuyên gia và các cơ quan chức năng về vấn đề liên quan để qua đó tìm ra được những căn cứ pháp lý phục vụ cho việc xây dựng kiến nghị. Nhìn chung, người thực hiện trợ giúp pháp lý cần nắm vững các quy định của pháp luật liên quan đến vụ việc, hiểu biết cả luật nội dung và hình thức, đặc biệt là thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết.
Trước khi bắt tay vào xây dựng kiến nghị, người thực hiện trợ giúp cũng cần lưu ý tới vấn đề thời hiệu. Một vụ việc tuy bị giải quyết sai nhưng đã quá thời hiệu xem xét theo quy định của pháp luật thì hướng dẫn, giải thích cho người yêu cầu trợ giúp pháp lý rõ về hậu quả pháp lý của việc chậm trễ, bỏ qua thời hiệu khiếu nại của mình. Chẳng hạn: đã quá thời hạn khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà người có quyền khiếu nại đã không khiếu nại; đã hết thời hạn xem xét ra kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với một vụ kiện dân sự, v.v. Trong những trường hợp đó, việc kiến nghị sẽ không mang lại hiệu quả.
2. Xây dựng kiến nghị trợ giúp pháp lý
Sau khi đã nắm rõ các tình tiết khách quan của vụ việc, nội dung giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền, nghiên cứu đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan và thấy có đủ căn cứ để kiến nghị, người thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ thực hiện việc viết kiến nghị. Kết cuấ chung của một kiến nghị thường là nêu rõ nội dung vụ việc, căn cứ pháp luật được áp dụng và hướng giải quyết vụ việc và chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của kiến nghị. Tuỳ từng loại kiến nghị mà văn bản kiến nghị bao gồm các nội dung khác nhau, cụ thể như sau:
* Kiến nghị về vụ việc
Đối với kiến nghị về vụ việc, nội dung của kiến nghị cần chứa đựng các thông tin cần thiết về vụ việc, phân tích sự việc, đưa ra những căn cứ pháp lý cần áp dụng và hướng giải quyết vụ việc để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng. Một bản kiến nghị giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý thường bao gồm các nội dung chính như sau:
- Phần thứ nhất: Tiêu đề công văn kiến nghị.
Tiêu đề công văn kiến nghị và hình thức của văn bản tuân theo những quy định chung về hình thức công văn nhà nước được pháp luật quy định như: Quốc hiệu, tên cơ quan ra kiến nghị, địa điểm, thời gian ra kiến nghị, cơ quan giải quyết kiến nghị (ghi rõ tên cơ quan nhận kiến nghị).
- Phần thứ hai: Cơ sở kiến nghị, tóm tắt nội dung vụ việc và quá trình giải quyết vụ việc của các cơ quan chức năng.
Trong phần này cần nêu như tên, tuổi, địa chỉ của người yêu cầu trợ giúp pháp lý, nội dung yêu cầu trợ giúp pháp lý; nêu tóm tắt về nội dung vụ việc, bối cảnh xảy ra sự việc, diễn biến của sự việc theo trình tự thời gian, kết quả giải quyết vụ việc của các cơ quan chức năng; những căn cứ pháp lý đã được áp dụng để giải quyết vụ việc. Những thông tin đưa ra cần cô đọng, xúc tích, tập trung làm sáng tỏ bản chất của vụ việc, giúp người đọc hình dung được đầy đủ về nội dung và diễn biến của vụ việc. Những tài liệu, văn bản có liên quan đến quá trình giải quyết vụ việc của các cơ quan có thẩm quyền cần được viện dẫn đầy đủ và chính xác.
- Phần thứ ba: Đưa ra các lập luận, nhận định về vụ việc và quá trình giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền.
Trên cơ sở các thông tin về vụ việc đã nêu trong phần thứ hai của kiến nghị, người viết kiến nghị nêu lên các tình tiết cần làm sáng tỏ của vụ việc, đưa ra những nhận định về tính đúng đắn hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc của các cơ quan chức năng. Các nhận định đưa ra phải thật sự khách quan, dựa trên việc phân tích, chứng minh một cách logic, khoa học bằng các tài liệu, chứng cứ cụ thể, có viện dẫn và liên hệ đến các quy định pháp luật liên quan; tránh đưa ra những nhận định phiến diện, suy diễn, chủ quan, mang tính áp đặt, thể hiện sự duy ý chí của người viết.
- Phần thứ tư: Nêu kiến nghị, đề xuất hướng giải quyết vụ việc.
Từ những phân tích, lập luận ở phần trên, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải đưa ra các kết luận mang tính tổng thể về vụ việc, nêu lên các kiến nghị cụ thể và đề xuất hướng giải quyết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đối tượng. Các kiến nghị đưa ra có căn cứ pháp lý, khả thi, tránh nêu chung chung hoặc né tránh, không đi vào bản chất vụ việc, làm giảm tính thuyết phục của bản kiến nghị.
* Kiến nghị về thực thi công vụ
Kiến nghị thực thi công vụ phải nêu rõ các căn cứ, các tình tiết, nội dung sự việc và phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của kiến nghị đó. Trên thực tế, hành vi thực thi công vụ của cán bộ, công chức nhà nước luôn gắn liền với việc giải quyết một vụ việc cụ thể có liên quan đến đối tượng được trợ giúp pháp lý. Bởi vậy, kiến nghị về thực thi công vụ cũng cần chứa đựng các thông tin cần thiết về vụ việc, phân tích sự việc, chỉ ra được các hành vi làm trái (vi phạm) pháp luật trong quá trình thực thi công vụ của cán bộ, công chức nhà nước xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng và kiến nghị biện pháp xử lý, khắc phục những hậu quả do hành vi đó gây ra.
Tương tự như kiến nghị giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý, văn bản kiến nghị về thực thi công vụ cũng cần bao gồm 4 phần chính:
- Phần thứ nhất: Tiêu đề văn bản (công văn) kiến nghị.
- Phần thứ hai: Tóm tắt nội dung vụ việc và quá trình giải quyết vụ việc của các cơ quan chức năng.
- Phần thứ ba: Nhận định về những hành vi vi phạm (quy định tại văn bản pháp luật nào) của người có thẩm quyền thực thi công vụ trong quá trình giải quyết vụ việc; phân tích, làm rõ tính trái pháp luật trong các hành vi đó. Cũng giống như kiến nghị về giải quyết vụ việc, các nhận định đưa ra trong phần này cần phải thật sự khách quan, dựa trên các chứng cứ cụ thể, có viện dẫn và liên hệ đến các quy định pháp luật liên quan; tránh đưa ra những nhận định phiến diện, suy diễn, chủ quan, mang tính áp đặt, thể hiện sự duy ý chí của người viết.
- Phần thứ tư: Kiến nghị biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả và các thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của người thực thi công vụ gây ra. Kiến nghị phải nêu rõ các căn cứ, các tình tiết, nội dung sự việc và phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của kiến nghị đó.
* Đối với kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản pháp luật
Thông thường, các kiến nghị về sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản pháp luật xuất phát từ quá trình thực hiện trợ giúp mà phát hiện sự mâu thuẫn, chồng chéo và không phù hợp với thực tế của hệ thống pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đề xuất, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có biện pháp sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản pháp luật đó.
Trong văn bản kiến nghị, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải nêu lên những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, bất hợp lý, có thể dẫn chứng thông qua các vụ việc cụ thể và nêu rõ quy định cần sửa đổi, bổ sung, đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung, bảo đảm thực hiện pháp luật có hiệu quả. Để văn bản kiến nghị có giá trị tham khảo cao hơn, các kiến nghị đưa ra không nên chỉ mang tính chất chung chung, nêu vấn đề mà cần lập luận chặt chẽ, khúc triết, chứng minh sự chồng chéo, mâu thuẫn hoặc không phù hợp với thực tế của quy định hiện hành, trên cơ sở đó kiến nghị hướng sửa đổi, bổ sung bằng những điều khoản cụ thể trong văn bản pháp luật.
3. Gửi kiến nghị
Kiến nghị phải được gửi kèm theo hồ sơ vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc (đối với kiến nghị vụ việc trợ giúp pháp lý) hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức có hành vi trái pháp luật (đối với kiến nghị hành vi công vụ) hoặc cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ văn bản quy phạm pháp luật. Đối với kiến nghị vụ việc trợ giúp pháp lý cần gửi cho người được trợ giúp pháp lý biết, đồng thời hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý tiếp tục gửi hồ sơ vụ việc đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc (cơ quan nhận kiến nghị).
Văn bản kiến nghị được lưu trữ vào hồ sơ vụ việc và cần được theo dõi việc xem xét, thực hiện kiến nghị hoặc trả lời của cơ quan, tổ chức nhận kiến nghị. Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không trả lời, hoặc không xem xét giải quyết kiến nghị thì tiếp tục kiến nghị đến cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đã kiến nghị./.
Phòng QLCL
Luật Trợ giúp pháp lý được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006, có hiệu lực từ ngày 01/01/2007. Lần đầu tiên, Luật quy định việc kiến nghị những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật là quyền đồng thời là nghĩa vụ của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (TGPL). Cụ thể hóa các quy định của Luật về vấn đề kiến nghị liên quan đến thi hành pháp luật, Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ đã xác định hoạt động kiến nghị thi hành pháp luật thông qua TGPL bao gồm ba hình thức: kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết lại vụ việc của người được TGPL; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết về việc thi hành pháp luật của cán bộ, công chức khi phát hiện cán bộ, công chức cố tình làm sai, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của người được TGPL và kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tiễn.
Như vậy, hoạt động kiến nghị các vấn đề về thi hành pháp luật trong TGPL đã được quy định tương đối đầy đủ, khắc phục được những hạn chế, thiếu sót trong các văn bản pháp luật về TGPL trước đó, tạo cơ sở pháp lý cho các tổ chức thực hiện TGPL triển khai hoạt động này trên thực tế. Sau 7 năm thực hiện Luật TGPL, với sự cố gắng, nỗ lực của các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây gọi là Trung tâm), các tổ chức tham gia TGPL, hoạt động kiến nghị thi hành pháp luật đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần tích cực vào việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được TGPL.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiến nghị, trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ tập trung vào các kỹ năng thực hiện kiến nghị trong hoạt động trợ giúp pháp lý.
Để thực hiện kiến nghị trong hoạt động TGPL cần tiến hành theo các bước cụ thể như sau:
1. Chuẩn bị kiến nghị
Trước khi xây dựng kiến nghị, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải tiến hành một số thao tác cần thiết như: Tiếp nhận đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, nghe người yêu cầu trợ giúp pháp lý trình bày về vụ việc đề nghị trợ giúp, đề nghị họ cung cấp các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc, tìm hiểu về quá trình giải quyết và kết quả giải quyết vụ việc của các cơ quan chức năng,... Thông thường, khi đưa ra yêu cầu trợ giúp pháp lý, đối tượng thường tìm mọi cách đưa ra những lý lẽ, bằng chứng có lợi cho mình, thậm chí cố tình đưa ra những thông tin thiếu trung thực để tranh thủ sự ủng hộ của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý. Vì thế, người thực hiện trợ giúp pháp lý không thể chủ quan dựa vào những tài liệu, bằng chứng mà đối tượng cung cấp mà trong nhiều trường hợp phải tiến hành xác minh để khẳng định tính đúng đắn, chính xác của các thông tin và tài liệu đó, đồng thời qua đó nắm bắt được một cách đầy đủ, tường tận về nội dung vụ việc đề nghị trợ giúp. Trong trường hợp thấy rằng chưa có đủ căn cứ để thực hiện kiến nghị, hoặc không thể xác minh được nội dung vụ việc thì người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền yêu cầu đối tượng cung cấp thêm các chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ việc kiến nghị.
Trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ thu thập được, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải nghiên cứu hồ sơ vụ việc, tìm ra những điểm sai sót, bất hợp lý, không phù hợp với pháp luật trong quá trình giải quyết vụ việc của các cơ quan có thẩm quyền, tìm hiểu các thông tin liên quan để chuẩn bị cho việc xây dựng kiến nghị. Nếu cần thiết thì có thể tiến hành trao đổi với đồng nghiệp, tham khảo ý kiến của các chuyên gia và các cơ quan chức năng về vấn đề liên quan để qua đó tìm ra được những căn cứ pháp lý phục vụ cho việc xây dựng kiến nghị. Nhìn chung, người thực hiện trợ giúp pháp lý cần nắm vững các quy định của pháp luật liên quan đến vụ việc, hiểu biết cả luật nội dung và hình thức, đặc biệt là thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết.
Trước khi bắt tay vào xây dựng kiến nghị, người thực hiện trợ giúp cũng cần lưu ý tới vấn đề thời hiệu. Một vụ việc tuy bị giải quyết sai nhưng đã quá thời hiệu xem xét theo quy định của pháp luật thì hướng dẫn, giải thích cho người yêu cầu trợ giúp pháp lý rõ về hậu quả pháp lý của việc chậm trễ, bỏ qua thời hiệu khiếu nại của mình. Chẳng hạn: đã quá thời hạn khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà người có quyền khiếu nại đã không khiếu nại; đã hết thời hạn xem xét ra kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với một vụ kiện dân sự, v.v. Trong những trường hợp đó, việc kiến nghị sẽ không mang lại hiệu quả.
2. Xây dựng kiến nghị trợ giúp pháp lý
Sau khi đã nắm rõ các tình tiết khách quan của vụ việc, nội dung giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền, nghiên cứu đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan và thấy có đủ căn cứ để kiến nghị, người thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ thực hiện việc viết kiến nghị. Kết cuấ chung của một kiến nghị thường là nêu rõ nội dung vụ việc, căn cứ pháp luật được áp dụng và hướng giải quyết vụ việc và chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của kiến nghị. Tuỳ từng loại kiến nghị mà văn bản kiến nghị bao gồm các nội dung khác nhau, cụ thể như sau:
* Kiến nghị về vụ việc
Đối với kiến nghị về vụ việc, nội dung của kiến nghị cần chứa đựng các thông tin cần thiết về vụ việc, phân tích sự việc, đưa ra những căn cứ pháp lý cần áp dụng và hướng giải quyết vụ việc để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng. Một bản kiến nghị giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý thường bao gồm các nội dung chính như sau:
- Phần thứ nhất: Tiêu đề công văn kiến nghị.
Tiêu đề công văn kiến nghị và hình thức của văn bản tuân theo những quy định chung về hình thức công văn nhà nước được pháp luật quy định như: Quốc hiệu, tên cơ quan ra kiến nghị, địa điểm, thời gian ra kiến nghị, cơ quan giải quyết kiến nghị (ghi rõ tên cơ quan nhận kiến nghị).
- Phần thứ hai: Cơ sở kiến nghị, tóm tắt nội dung vụ việc và quá trình giải quyết vụ việc của các cơ quan chức năng.
Trong phần này cần nêu như tên, tuổi, địa chỉ của người yêu cầu trợ giúp pháp lý, nội dung yêu cầu trợ giúp pháp lý; nêu tóm tắt về nội dung vụ việc, bối cảnh xảy ra sự việc, diễn biến của sự việc theo trình tự thời gian, kết quả giải quyết vụ việc của các cơ quan chức năng; những căn cứ pháp lý đã được áp dụng để giải quyết vụ việc. Những thông tin đưa ra cần cô đọng, xúc tích, tập trung làm sáng tỏ bản chất của vụ việc, giúp người đọc hình dung được đầy đủ về nội dung và diễn biến của vụ việc. Những tài liệu, văn bản có liên quan đến quá trình giải quyết vụ việc của các cơ quan có thẩm quyền cần được viện dẫn đầy đủ và chính xác.
- Phần thứ ba: Đưa ra các lập luận, nhận định về vụ việc và quá trình giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền.
Trên cơ sở các thông tin về vụ việc đã nêu trong phần thứ hai của kiến nghị, người viết kiến nghị nêu lên các tình tiết cần làm sáng tỏ của vụ việc, đưa ra những nhận định về tính đúng đắn hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc của các cơ quan chức năng. Các nhận định đưa ra phải thật sự khách quan, dựa trên việc phân tích, chứng minh một cách logic, khoa học bằng các tài liệu, chứng cứ cụ thể, có viện dẫn và liên hệ đến các quy định pháp luật liên quan; tránh đưa ra những nhận định phiến diện, suy diễn, chủ quan, mang tính áp đặt, thể hiện sự duy ý chí của người viết.
- Phần thứ tư: Nêu kiến nghị, đề xuất hướng giải quyết vụ việc.
Từ những phân tích, lập luận ở phần trên, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải đưa ra các kết luận mang tính tổng thể về vụ việc, nêu lên các kiến nghị cụ thể và đề xuất hướng giải quyết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đối tượng. Các kiến nghị đưa ra có căn cứ pháp lý, khả thi, tránh nêu chung chung hoặc né tránh, không đi vào bản chất vụ việc, làm giảm tính thuyết phục của bản kiến nghị.
* Kiến nghị về thực thi công vụ
Kiến nghị thực thi công vụ phải nêu rõ các căn cứ, các tình tiết, nội dung sự việc và phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của kiến nghị đó. Trên thực tế, hành vi thực thi công vụ của cán bộ, công chức nhà nước luôn gắn liền với việc giải quyết một vụ việc cụ thể có liên quan đến đối tượng được trợ giúp pháp lý. Bởi vậy, kiến nghị về thực thi công vụ cũng cần chứa đựng các thông tin cần thiết về vụ việc, phân tích sự việc, chỉ ra được các hành vi làm trái (vi phạm) pháp luật trong quá trình thực thi công vụ của cán bộ, công chức nhà nước xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng và kiến nghị biện pháp xử lý, khắc phục những hậu quả do hành vi đó gây ra.
Tương tự như kiến nghị giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý, văn bản kiến nghị về thực thi công vụ cũng cần bao gồm 4 phần chính:
- Phần thứ nhất: Tiêu đề văn bản (công văn) kiến nghị.
- Phần thứ hai: Tóm tắt nội dung vụ việc và quá trình giải quyết vụ việc của các cơ quan chức năng.
- Phần thứ ba: Nhận định về những hành vi vi phạm (quy định tại văn bản pháp luật nào) của người có thẩm quyền thực thi công vụ trong quá trình giải quyết vụ việc; phân tích, làm rõ tính trái pháp luật trong các hành vi đó. Cũng giống như kiến nghị về giải quyết vụ việc, các nhận định đưa ra trong phần này cần phải thật sự khách quan, dựa trên các chứng cứ cụ thể, có viện dẫn và liên hệ đến các quy định pháp luật liên quan; tránh đưa ra những nhận định phiến diện, suy diễn, chủ quan, mang tính áp đặt, thể hiện sự duy ý chí của người viết.
- Phần thứ tư: Kiến nghị biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả và các thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của người thực thi công vụ gây ra. Kiến nghị phải nêu rõ các căn cứ, các tình tiết, nội dung sự việc và phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của kiến nghị đó.
* Đối với kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản pháp luật
Thông thường, các kiến nghị về sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản pháp luật xuất phát từ quá trình thực hiện trợ giúp mà phát hiện sự mâu thuẫn, chồng chéo và không phù hợp với thực tế của hệ thống pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đề xuất, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có biện pháp sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản pháp luật đó.
Trong văn bản kiến nghị, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải nêu lên những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, bất hợp lý, có thể dẫn chứng thông qua các vụ việc cụ thể và nêu rõ quy định cần sửa đổi, bổ sung, đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung, bảo đảm thực hiện pháp luật có hiệu quả. Để văn bản kiến nghị có giá trị tham khảo cao hơn, các kiến nghị đưa ra không nên chỉ mang tính chất chung chung, nêu vấn đề mà cần lập luận chặt chẽ, khúc triết, chứng minh sự chồng chéo, mâu thuẫn hoặc không phù hợp với thực tế của quy định hiện hành, trên cơ sở đó kiến nghị hướng sửa đổi, bổ sung bằng những điều khoản cụ thể trong văn bản pháp luật.
3. Gửi kiến nghị
Kiến nghị phải được gửi kèm theo hồ sơ vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc (đối với kiến nghị vụ việc trợ giúp pháp lý) hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức có hành vi trái pháp luật (đối với kiến nghị hành vi công vụ) hoặc cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ văn bản quy phạm pháp luật. Đối với kiến nghị vụ việc trợ giúp pháp lý cần gửi cho người được trợ giúp pháp lý biết, đồng thời hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý tiếp tục gửi hồ sơ vụ việc đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc (cơ quan nhận kiến nghị).
Văn bản kiến nghị được lưu trữ vào hồ sơ vụ việc và cần được theo dõi việc xem xét, thực hiện kiến nghị hoặc trả lời của cơ quan, tổ chức nhận kiến nghị. Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không trả lời, hoặc không xem xét giải quyết kiến nghị thì tiếp tục kiến nghị đến cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đã kiến nghị./.
Phòng QLCL