06/07/2015
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Chế định người được TGPL trong Luật TGPL - Những bất cập triển khai trong thực tế và đề xuất sửa đổi”Sau 08 năm thi hành Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) năm 2006, công tác TGPL từng bước hình thành và phát triển đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các quy định về tổ chức và hoạt động TGPL theo Luật TGPL đã bộc lộ một số bất cập lớn dẫn đến hiệu quả công tác này chưa cao, trong đó có chế định về người được TGPL. Chế định về người được TGPL được xác định là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, đối tượng chính sách và các đối tượng yếu thế khác mà còn góp phần bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ pháp chế, đưa pháp luật đến với người dân, tạo lập thói quen và nếp sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.Chế định người được TGPL trong Luật TGPL
Người được TGPL được quy định tại Điều 10 Luật TGPL, theo đó bao gồm người nghèo; người có công với cách mạng; người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa; người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TGPL đã cụ thể hóa những đối tượng sau được TGPL: (1) Người nghèo được TGPL là người thuộc chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật; (2) Người có công với cách mạng được TGPL bao gồm người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945; bà mẹ Việt Nam anh hùng; anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; người có công giúp đỡ cách mạng; cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ; (3) người già được TGPL là người từ đủ 60 tuổi trở lên, sống cô đơn, không có nơi nương tựa; (4) người khuyết tật theo Luật Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn; người bị nhiễm chất độc hóa học, bị nhiễm HIV mà không có nơi nương tựa; (5) trẻ em được TGPL là người dưới 16 tuổi không nơi nương tựa; (6) người dân tộc thiểu số được TGPL là người thường xuyên sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; (7) các đối tượng khác được TGPL theo quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; (8) nạn nhân theo quy định của pháp luật phòng, chống mua bán người.
Từ khi triển khai thực hiện Luật TGPL năm 2006 đến hết tháng 12/2014, trong cả nước đã thực hiện được khoảng 940.183 vụ việc cho 987.949 lượt đối tượng TGPL, trong đó có 269.965 người nghèo, 132.331 người có công với cách mạng, 15.678 người già cô đơn không nơi nương tựa, 37.880 trẻ em, 13.390 người khuyết tật, 540 người nhiễm HIV, 242.351 người dân tộc thiểu số, 1.398 nạn nhân của tội phạm mua bán người và 274.416 người thuộc diện được TGPL khác.
Những bất cập trong quá trình triển khai thực tiễn
- Chế định về người được TGPL trong Luật TGPL chưa tương thích các Luật ban hành sau, cụ thể: (1) Luật Phòng chống mua, bán người năm 2011 đã quy định nạn nhân bị mua, bán là đối tượng được TGPL, tuy nhiên, đối tượng này lại chưa được quy định trong Luật TGPL; (2) Pháp lệnh người tàn tật năm 1998 đã nâng lên thành Luật người khuyết tật năm 2010 quy định người khuyết tật được TGPL, tuy nhiên, Luật TGPL vẫn quy định người tàn tật không nơi nương tựa được TGPL.
- Một số quy định về chế định người được TGPL chưa phù hợp với tình hình thực tiễn
+ Việc quy định về điều kiện “không nơi nương tựa” đối với các đối tượng là người già cô đơn, trẻ em, người bị nhiễm chất độc hóa học, bị nhiễm HIV rất khó xác định, khái niệm “cô đơn” cũng chưa được hướng dẫn, do đó tổ chức thực hiện TGPL và người được TGPL khó khăn cho việc xác minh diện đối tượng được TGPL.
+ Nhiều trường hợp, người dân tộc thiểu số sinh sống lâu dài ở vùng không phải là vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhưng hộ khẩu thường trú của họ vẫn ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, dẫn đến sự nhầm lẫn khi xác định đối tượng được TGPL cho những người này. Mặt khác, rất nhiều người sinh sống, làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn trong một thời gian dài, đã đăng ký tạm trú, thậm chí có người đã đăng ký thường trú nhưng vì họ không phải là người dân tộc thiểu số nên cũng không được TGPL.
+ Khái niệm trẻ em của pháp luật về TGPL chưa phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989. Luật TGPL chỉ thừa nhận quyền được TGPL cho đối tượng là trẻ em không nơi nương tựa, chứ không phải là trẻ em nói chung. Trong khi đó, pháp luật quốc tế quy định rằng, trẻ em là đối tượng đặc biệt cần phải được bảo vệ và có quyền được tiếp cận tư pháp và TGPL miễn phí. Điều 40 (khoản b, đoạn ii) của Công ước quốc tế về quyền trẻ em cũng khẳng định, bất cứ trẻ em nào bị khởi tố là đã vi phạm pháp luật hình sự đều có quyền được trợ giúp về pháp lý hoặc sự trợ giúp thích hợp khác cho sự biện hộ của mình.
Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi, theo đó, độ tuổi trẻ em được TGPL quy định trong Luật TGPL được dẫn chiếu đến Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trong khi đó, Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 quy định trẻ em có nghĩa là những người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn. Tuy nhiên, hiện nay những người ở độ tuổi từ 16 – 18 có nhu cầu TGPL nhưng lại không được coi là trẻ em để hưởng dịch vụ TGPL. Thực tiễn cho thấy rằng, tại các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn đang giới thiệu các vụ việc có người chưa thành niên phạm tội cho các Trung tâm TGPL trên toàn quốc để thực hiện TGPL cho các đối tượng này.
+ Khoản 1 Điều 26 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học, bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hoá học. Tuy nhiên, pháp luật TGPL không quy định cụ thể là người bị nhiễm chất độc hóa học trong thời kỳ kháng chiến hay trong thời gian nào. Bởi vì, hiện nay nhiều người công tác trong những ngành, lĩnh vực độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe, họ cũng bị nhiễm chất độc hóa học trong sản xuất, lao động thì họ có được coi là đối tượng được TGPL hay không.
- Chế định người được TGPL theo Luật TGPL chưa bảo đảm tính toàn diện
+ Chế định người được TGPL theo Luật TGPL chưa bao quát hết những người cần được TGPL theo tinh thần Công ước về các quyền dân sự, chính trị của Liên Hợp quốc năm 1966 mà Việt Nam tham gia. Điều 14, khoản 3 (d), của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị 2 tuyên bố rằng tất cả mọi người phải được hưởng, bên cạnh các quyền khác, quyền “được có mặt trong khi xét xử và được tự bào chữa hoặc thông qua sự TGPL theo sự lựa chọn của mình; được thông báo về quyền này nếu chưa có sự TGPL; và được nhận sự TGPL theo chỉ định khi lợi ích của công lý đòi hỏi như vậy và không phải trả tiền cho sự trợ giúp đó nếu không có đủ điều kiện để trả”. Như vậy, theo Công ước, nếu người nào không có điều kiện chi trả cho sự giúp đỡ pháp lý thì sẽ nhận được sự TGPL theo chỉ định và không phải trả tiền cho sự trợ giúp đó.
+ Một số đối tượng có nhu cầu TGPL lớn và phù hợp với chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước (người thuộc hộ cận nghèo) nhưng chưa được quy định là đối tượng được TGPL. Hiện nay có khoảng 4.343.350 người thuộc hộ cận nghèo cũng là những người yếu thế, dễ bị tổn thương và có nhu cầu được TGPL khi tham gia các quan hệ pháp luật. Theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015, thu nhập của người thuộc hộ cận nghèo chỉ chênh lệch so với hộ nghèo từ 1.000 đồng đến 120.000 đồng, hoàn cảnh của họ thật sự rất khó khăn, trình độ dân trí đa số còn thấp nên hiểu biết pháp luật rất hạn chế, họ hoàn toàn không có khả năng thuê luật sư nếu có tranh chấp, kiện tụng xảy ra.
+ Thực tế hiện nay, nạn nhân bạo lực gia đình là người yếu thế, bị tổn thương nặng nề, gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ, đặc biệt là giúp đỡ về pháp luật. Công tác đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình đã được điều chỉnh bởi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nhưng nạn nhân bạo lực gia đình chưa được quy định quyền được TGPL.
+ Mặt khác, ở nước ta, tỷ lệ vụ việc TGPL do cơ quan tiến hành tố tụng giới thiệu (thường là các trường hợp bắt buộc có người bào chữa và thuộc diện được TGPL) là chủ yếu. Về bản chất án chỉ định là Nhà nước chi trả chi phí thuê người bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng yếu thế. Hiện nay, các vụ việc TGPL và vụ án chỉ định đều sử dụng ngân sách Nhà nước để chi trả chi phí cho người được thụ hưởng.
+ Hiện nay, văn bản hướng dẫn các đối tượng khác được TGPL theo quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên còn hạn chế (Công văn), do đó, quyền được TGPL của các đối tượng này vẫn còn bị “bỏ ngỏ”.
+ Tại một số tỉnh, thành phố, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã quyết định cho phép mở rộng diện người được TGPL để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và nhu cầu TGPL trên địa bàn như Bình Dương và Hồ Chí Minh (mở rộng tư vấn pháp luật miễn phí cho tất cả các đối tượng đang sinh sống tại địa phương), Bình Định (mở rộng tư vấn pháp luật cho người thuộc hộ cận nghèo và người có khó khăn đột xuất không có điều kiện thuê luật sư được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận); Kiên Giang (mở rộng tư vấn pháp luật cho người dân tộc thiểu số (chủ yếu là người dân tộc Khmer) không phân biệt nơi cư trú; phụ nữ là nạn nhân của bạo hành gia đình hay tội mua bán người; người nhiễm HIV/AIDS; người mới ra tù tái hòa nhập với xã hội; người chưa thành niên).
Một số kiến nghị, đề xuất
Hiện nay, UNODC được Liên Hợp Quốc giao chủ trì soạn thảo xây dựng Dự thảo Luật Mẫu về TGPL trong hệ thống tư pháp hình sự. Luật này được định hướng là một công cụ hỗ trợ kỹ thuật để giúp các nước chuyển hóa các nghĩa vụ pháp lý quốc tế thành các quy định pháp luật quốc gia. Theo đó, Dự thảo Luật Mẫu đã quy định một người có quyền được TGPL không phụ thuộc vào điều kiện tài chính của mình nếu họ bị bắt, giam giữ, điều tra, truy tố hoặc xét xử về một tội phạm với hình phạt tù hoặc do yêu cầu của công lý hoặc tính chất khẩn cấp; có thể được cung cấp cho nhân chứng, nạn nhân, người tị nạn, di cư trong nước, lao động di cư, nạn nhân bị mua bán, người khuyết tật, trẻ em…
Nguyên tắc và hướng dẫn của Liên hiệp quốc khẳng định các quốc gia cần bảo đảm tất cả những người bị bắt, bị giam giữ, bị tình nghi hoặc truy tố về tội hình sự, bị tù có thời hạn hoặc bị kết án tử hình đều có quyền được TGPL ở tất cả các giai đoạn trong quá trình tư pháp hình sự. TGPL cũng cần được cung cấp, bất kể điều kiện người đó do yêu cầu của công lý. Ngoài ra, bằng cách không gây ảnh hưởng hoặc thiếu nhất quán với quyền lợi của bị cáo, các quốc gia cần TGPL cho nạn nhân của tội phạm, người làm chứng khi thích hợp. Trong tất cả các quyết định về TGPL ảnh hưởng đến trẻ em phải cân nhắc đầu tiên đến quyền lợi tốt nhất của trẻ em.
Trên thế giới, tiêu chí để được xét thuộc diện TGPL bao gồm các tiêu chí về tình hình tài chính, giá trị vụ việc, điều kiện sinh sống và việc không thể tìm kiếm một trợ giúp từ bất kỳ nguồn nào khác. Đây là căn cứ để các ban TGPL, văn phòng TGPL hoặc tòa án áp dụng để đưa ra quyết định một trường hợp cụ thể nào đó có đủ điều kiện để được TGPL. Đa số các nước trên thế giới người được TGPL là những người không có điều kiện về kinh tế, tài chính để chi trả cho các dịch vụ pháp lý (trên cơ sở mức thu nhập trung bình), hoặc có điều kiện sống khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt, cần được ưu tiên giúp đỡ. Về vấn đề này, các nước quy định không thống nhất nhau về vấn đề này và rất khó để so sánh vì mỗi nước áp dụng các khái niệm thu nhập khác nhau, các yếu tố khác nhau để xem xét.
Nhằm khắc phục những bất cập, tồn tại như đã nêu trên và hướng đến bảo đảm tối đa những người không có điều kiện thuê luật sư được TGPL trong tương quan với nguồn lực thực hiện TGPL, cần tiếp tục hoàn thiện chế định người được TGPL theo hướng sau:
- Thứ nhất, xây dựng Luật TGPL (sửa đổi) theo hướng có 02 phương án như sau: Chỉnh sửa cho phù hợp với các pháp luật có liên quan (về người khuyết tật và nạn nhân theo quy định của pháp luật phòng, chống mua bán người). Đồng thời, nghiên cứu mở rộng đối tượng là người thuộc hộ cận nghèo, nạn nhân bạo lực gia đình, người bị nhiễm HIV, trẻ em dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, việc mở rộng đối với các đối tượng này có tính đến khả năng thực tế thực hiện và ngân sách bảo đảm, do đó không thực hiện TGPL ở tất cả lĩnh vực mà nghiên cứu, lựa chọn áp dụng đối với một số lĩnh vực phù hợp với từng loại đối tượng (như người thuộc hộ cận nghèo được TGPL đối với hoạt động tư vấn pháp luật và bào chữa hình sự; trẻ em trong hoạt động bào chữa hình sự...).
- Thứ hai, về một số nội dung cụ thể cần quy định như sau:
+ Nghiên cứu làm rõ cụm từ “không nơi nương tựa” và “cô đơn” quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật TGPL, khoản 3 Điều 2 Nghị định 07/2007/NĐ-CP, khoản 1, khoản 3, khoản 4 Điều 1 Nghị định 14/2013/NĐ-CP.
+ Về người được TGPL là người dân tộc thiểu số, sửa đổi “là người sinh sống ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”, thay vì quy định như hiện nay là thường trú để bảo đảm tối đa quyền được TGPL và tránh trường hợp có hộ khẩu ở vùng đặc biệt khó khăn nhưng lại sinh sống ở nơi khác.
+ Về người được TGPL là người bị nhiễm chất độc hóa học cần quy định cụ thể người đó nhiễm chất độc trong giai đoạn nào, chất độc hóa học loại gì.
+ Về người được TGPL là người bị nhiễm HIV theo hướng những người này kể cả là người có nơi nương tựa thì họ cũng vẫn được quyền hưởng dịch vụ TGPL miễn phí của Nhà nước.
+ Về các đối tượng khác được TGPL theo quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên cần có hướng dẫn cụ thể.
Thứ ba, đề xuất sửa đổi Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo hướng thay đổi độ tuổi của trẻ em là người dưới 18 tuổi như Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
Thứ tư, đề nghị bổ sung về quy định chỉ định người bào chữa đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người thuộc diện được TGPL vào Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự như sau: “Trong trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người thuộc diện được TGPL không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải yêu cầu Trung tâm TGPL cử người bào chữa miễn phí cho họ”./.
- Thanh Trịnh -
Sau 08 năm thi hành Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) năm 2006, công tác TGPL từng bước hình thành và phát triển đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các quy định về tổ chức và hoạt động TGPL theo Luật TGPL đã bộc lộ một số bất cập lớn dẫn đến hiệu quả công tác này chưa cao, trong đó có chế định về người được TGPL. Chế định về người được TGPL được xác định là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, đối tượng chính sách và các đối tượng yếu thế khác mà còn góp phần bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ pháp chế, đưa pháp luật đến với người dân, tạo lập thói quen và nếp sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Chế định người được TGPL trong Luật TGPL
Người được TGPL được quy định tại Điều 10 Luật TGPL, theo đó bao gồm người nghèo; người có công với cách mạng; người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa; người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TGPL đã cụ thể hóa những đối tượng sau được TGPL: (1) Người nghèo được TGPL là người thuộc chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật; (2) Người có công với cách mạng được TGPL bao gồm người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945; bà mẹ Việt Nam anh hùng; anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; người có công giúp đỡ cách mạng; cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ; (3) người già được TGPL là người từ đủ 60 tuổi trở lên, sống cô đơn, không có nơi nương tựa; (4) người khuyết tật theo Luật Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn; người bị nhiễm chất độc hóa học, bị nhiễm HIV mà không có nơi nương tựa; (5) trẻ em được TGPL là người dưới 16 tuổi không nơi nương tựa; (6) người dân tộc thiểu số được TGPL là người thường xuyên sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; (7) các đối tượng khác được TGPL theo quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; (8) nạn nhân theo quy định của pháp luật phòng, chống mua bán người.
Từ khi triển khai thực hiện Luật TGPL năm 2006 đến hết tháng 12/2014, trong cả nước đã thực hiện được khoảng 940.183 vụ việc cho 987.949 lượt đối tượng TGPL, trong đó có 269.965 người nghèo, 132.331 người có công với cách mạng, 15.678 người già cô đơn không nơi nương tựa, 37.880 trẻ em, 13.390 người khuyết tật, 540 người nhiễm HIV, 242.351 người dân tộc thiểu số, 1.398 nạn nhân của tội phạm mua bán người và 274.416 người thuộc diện được TGPL khác.
Những bất cập trong quá trình triển khai thực tiễn
- Chế định về người được TGPL trong Luật TGPL chưa tương thích các Luật ban hành sau, cụ thể: (1) Luật Phòng chống mua, bán người năm 2011 đã quy định nạn nhân bị mua, bán là đối tượng được TGPL, tuy nhiên, đối tượng này lại chưa được quy định trong Luật TGPL; (2) Pháp lệnh người tàn tật năm 1998 đã nâng lên thành Luật người khuyết tật năm 2010 quy định người khuyết tật được TGPL, tuy nhiên, Luật TGPL vẫn quy định người tàn tật không nơi nương tựa được TGPL.
- Một số quy định về chế định người được TGPL chưa phù hợp với tình hình thực tiễn
+ Việc quy định về điều kiện “không nơi nương tựa” đối với các đối tượng là người già cô đơn, trẻ em, người bị nhiễm chất độc hóa học, bị nhiễm HIV rất khó xác định, khái niệm “cô đơn” cũng chưa được hướng dẫn, do đó tổ chức thực hiện TGPL và người được TGPL khó khăn cho việc xác minh diện đối tượng được TGPL.
+ Nhiều trường hợp, người dân tộc thiểu số sinh sống lâu dài ở vùng không phải là vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhưng hộ khẩu thường trú của họ vẫn ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, dẫn đến sự nhầm lẫn khi xác định đối tượng được TGPL cho những người này. Mặt khác, rất nhiều người sinh sống, làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn trong một thời gian dài, đã đăng ký tạm trú, thậm chí có người đã đăng ký thường trú nhưng vì họ không phải là người dân tộc thiểu số nên cũng không được TGPL.
+ Khái niệm trẻ em của pháp luật về TGPL chưa phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989. Luật TGPL chỉ thừa nhận quyền được TGPL cho đối tượng là trẻ em không nơi nương tựa, chứ không phải là trẻ em nói chung. Trong khi đó, pháp luật quốc tế quy định rằng, trẻ em là đối tượng đặc biệt cần phải được bảo vệ và có quyền được tiếp cận tư pháp và TGPL miễn phí. Điều 40 (khoản b, đoạn ii) của Công ước quốc tế về quyền trẻ em cũng khẳng định, bất cứ trẻ em nào bị khởi tố là đã vi phạm pháp luật hình sự đều có quyền được trợ giúp về pháp lý hoặc sự trợ giúp thích hợp khác cho sự biện hộ của mình.
Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi, theo đó, độ tuổi trẻ em được TGPL quy định trong Luật TGPL được dẫn chiếu đến Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trong khi đó, Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 quy định trẻ em có nghĩa là những người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn. Tuy nhiên, hiện nay những người ở độ tuổi từ 16 – 18 có nhu cầu TGPL nhưng lại không được coi là trẻ em để hưởng dịch vụ TGPL. Thực tiễn cho thấy rằng, tại các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn đang giới thiệu các vụ việc có người chưa thành niên phạm tội cho các Trung tâm TGPL trên toàn quốc để thực hiện TGPL cho các đối tượng này.
+ Khoản 1 Điều 26 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học, bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hoá học. Tuy nhiên, pháp luật TGPL không quy định cụ thể là người bị nhiễm chất độc hóa học trong thời kỳ kháng chiến hay trong thời gian nào. Bởi vì, hiện nay nhiều người công tác trong những ngành, lĩnh vực độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe, họ cũng bị nhiễm chất độc hóa học trong sản xuất, lao động thì họ có được coi là đối tượng được TGPL hay không.
- Chế định người được TGPL theo Luật TGPL chưa bảo đảm tính toàn diện
+ Chế định người được TGPL theo Luật TGPL chưa bao quát hết những người cần được TGPL theo tinh thần Công ước về các quyền dân sự, chính trị của Liên Hợp quốc năm 1966 mà Việt Nam tham gia. Điều 14, khoản 3 (d), của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị 2 tuyên bố rằng tất cả mọi người phải được hưởng, bên cạnh các quyền khác, quyền “được có mặt trong khi xét xử và được tự bào chữa hoặc thông qua sự TGPL theo sự lựa chọn của mình; được thông báo về quyền này nếu chưa có sự TGPL; và được nhận sự TGPL theo chỉ định khi lợi ích của công lý đòi hỏi như vậy và không phải trả tiền cho sự trợ giúp đó nếu không có đủ điều kiện để trả”. Như vậy, theo Công ước, nếu người nào không có điều kiện chi trả cho sự giúp đỡ pháp lý thì sẽ nhận được sự TGPL theo chỉ định và không phải trả tiền cho sự trợ giúp đó.
+ Một số đối tượng có nhu cầu TGPL lớn và phù hợp với chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước (người thuộc hộ cận nghèo) nhưng chưa được quy định là đối tượng được TGPL. Hiện nay có khoảng 4.343.350 người thuộc hộ cận nghèo cũng là những người yếu thế, dễ bị tổn thương và có nhu cầu được TGPL khi tham gia các quan hệ pháp luật. Theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015, thu nhập của người thuộc hộ cận nghèo chỉ chênh lệch so với hộ nghèo từ 1.000 đồng đến 120.000 đồng, hoàn cảnh của họ thật sự rất khó khăn, trình độ dân trí đa số còn thấp nên hiểu biết pháp luật rất hạn chế, họ hoàn toàn không có khả năng thuê luật sư nếu có tranh chấp, kiện tụng xảy ra.
+ Thực tế hiện nay, nạn nhân bạo lực gia đình là người yếu thế, bị tổn thương nặng nề, gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ, đặc biệt là giúp đỡ về pháp luật. Công tác đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình đã được điều chỉnh bởi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nhưng nạn nhân bạo lực gia đình chưa được quy định quyền được TGPL.
+ Mặt khác, ở nước ta, tỷ lệ vụ việc TGPL do cơ quan tiến hành tố tụng giới thiệu (thường là các trường hợp bắt buộc có người bào chữa và thuộc diện được TGPL) là chủ yếu. Về bản chất án chỉ định là Nhà nước chi trả chi phí thuê người bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng yếu thế. Hiện nay, các vụ việc TGPL và vụ án chỉ định đều sử dụng ngân sách Nhà nước để chi trả chi phí cho người được thụ hưởng.
+ Hiện nay, văn bản hướng dẫn các đối tượng khác được TGPL theo quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên còn hạn chế (Công văn), do đó, quyền được TGPL của các đối tượng này vẫn còn bị “bỏ ngỏ”.
+ Tại một số tỉnh, thành phố, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã quyết định cho phép mở rộng diện người được TGPL để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và nhu cầu TGPL trên địa bàn như Bình Dương và Hồ Chí Minh (mở rộng tư vấn pháp luật miễn phí cho tất cả các đối tượng đang sinh sống tại địa phương), Bình Định (mở rộng tư vấn pháp luật cho người thuộc hộ cận nghèo và người có khó khăn đột xuất không có điều kiện thuê luật sư được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận); Kiên Giang (mở rộng tư vấn pháp luật cho người dân tộc thiểu số (chủ yếu là người dân tộc Khmer) không phân biệt nơi cư trú; phụ nữ là nạn nhân của bạo hành gia đình hay tội mua bán người; người nhiễm HIV/AIDS; người mới ra tù tái hòa nhập với xã hội; người chưa thành niên).
Một số kiến nghị, đề xuất
Hiện nay, UNODC được Liên Hợp Quốc giao chủ trì soạn thảo xây dựng Dự thảo Luật Mẫu về TGPL trong hệ thống tư pháp hình sự. Luật này được định hướng là một công cụ hỗ trợ kỹ thuật để giúp các nước chuyển hóa các nghĩa vụ pháp lý quốc tế thành các quy định pháp luật quốc gia. Theo đó, Dự thảo Luật Mẫu đã quy định một người có quyền được TGPL không phụ thuộc vào điều kiện tài chính của mình nếu họ bị bắt, giam giữ, điều tra, truy tố hoặc xét xử về một tội phạm với hình phạt tù hoặc do yêu cầu của công lý hoặc tính chất khẩn cấp; có thể được cung cấp cho nhân chứng, nạn nhân, người tị nạn, di cư trong nước, lao động di cư, nạn nhân bị mua bán, người khuyết tật, trẻ em…
Nguyên tắc và hướng dẫn của Liên hiệp quốc khẳng định các quốc gia cần bảo đảm tất cả những người bị bắt, bị giam giữ, bị tình nghi hoặc truy tố về tội hình sự, bị tù có thời hạn hoặc bị kết án tử hình đều có quyền được TGPL ở tất cả các giai đoạn trong quá trình tư pháp hình sự. TGPL cũng cần được cung cấp, bất kể điều kiện người đó do yêu cầu của công lý. Ngoài ra, bằng cách không gây ảnh hưởng hoặc thiếu nhất quán với quyền lợi của bị cáo, các quốc gia cần TGPL cho nạn nhân của tội phạm, người làm chứng khi thích hợp. Trong tất cả các quyết định về TGPL ảnh hưởng đến trẻ em phải cân nhắc đầu tiên đến quyền lợi tốt nhất của trẻ em.
Trên thế giới, tiêu chí để được xét thuộc diện TGPL bao gồm các tiêu chí về tình hình tài chính, giá trị vụ việc, điều kiện sinh sống và việc không thể tìm kiếm một trợ giúp từ bất kỳ nguồn nào khác. Đây là căn cứ để các ban TGPL, văn phòng TGPL hoặc tòa án áp dụng để đưa ra quyết định một trường hợp cụ thể nào đó có đủ điều kiện để được TGPL. Đa số các nước trên thế giới người được TGPL là những người không có điều kiện về kinh tế, tài chính để chi trả cho các dịch vụ pháp lý (trên cơ sở mức thu nhập trung bình), hoặc có điều kiện sống khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt, cần được ưu tiên giúp đỡ. Về vấn đề này, các nước quy định không thống nhất nhau về vấn đề này và rất khó để so sánh vì mỗi nước áp dụng các khái niệm thu nhập khác nhau, các yếu tố khác nhau để xem xét.
Nhằm khắc phục những bất cập, tồn tại như đã nêu trên và hướng đến bảo đảm tối đa những người không có điều kiện thuê luật sư được TGPL trong tương quan với nguồn lực thực hiện TGPL, cần tiếp tục hoàn thiện chế định người được TGPL theo hướng sau:
- Thứ nhất, xây dựng Luật TGPL (sửa đổi) theo hướng có 02 phương án như sau: Chỉnh sửa cho phù hợp với các pháp luật có liên quan (về người khuyết tật và nạn nhân theo quy định của pháp luật phòng, chống mua bán người). Đồng thời, nghiên cứu mở rộng đối tượng là người thuộc hộ cận nghèo, nạn nhân bạo lực gia đình, người bị nhiễm HIV, trẻ em dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, việc mở rộng đối với các đối tượng này có tính đến khả năng thực tế thực hiện và ngân sách bảo đảm, do đó không thực hiện TGPL ở tất cả lĩnh vực mà nghiên cứu, lựa chọn áp dụng đối với một số lĩnh vực phù hợp với từng loại đối tượng (như người thuộc hộ cận nghèo được TGPL đối với hoạt động tư vấn pháp luật và bào chữa hình sự; trẻ em trong hoạt động bào chữa hình sự...).
- Thứ hai, về một số nội dung cụ thể cần quy định như sau:
+ Nghiên cứu làm rõ cụm từ “không nơi nương tựa” và “cô đơn” quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật TGPL, khoản 3 Điều 2 Nghị định 07/2007/NĐ-CP, khoản 1, khoản 3, khoản 4 Điều 1 Nghị định 14/2013/NĐ-CP.
+ Về người được TGPL là người dân tộc thiểu số, sửa đổi “là người sinh sống ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”, thay vì quy định như hiện nay là thường trú để bảo đảm tối đa quyền được TGPL và tránh trường hợp có hộ khẩu ở vùng đặc biệt khó khăn nhưng lại sinh sống ở nơi khác.
+ Về người được TGPL là người bị nhiễm chất độc hóa học cần quy định cụ thể người đó nhiễm chất độc trong giai đoạn nào, chất độc hóa học loại gì.
+ Về người được TGPL là người bị nhiễm HIV theo hướng những người này kể cả là người có nơi nương tựa thì họ cũng vẫn được quyền hưởng dịch vụ TGPL miễn phí của Nhà nước.
+ Về các đối tượng khác được TGPL theo quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên cần có hướng dẫn cụ thể.
Thứ ba, đề xuất sửa đổi Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo hướng thay đổi độ tuổi của trẻ em là người dưới 18 tuổi như Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
Thứ tư, đề nghị bổ sung về quy định chỉ định người bào chữa đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người thuộc diện được TGPL vào Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự như sau: “Trong trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người thuộc diện được TGPL không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải yêu cầu Trung tâm TGPL cử người bào chữa miễn phí cho họ”./.
- Thanh Trịnh -