Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn dành cho người khuyết tật sự quan tâm, chăm lo sâu sắc. Nhiều chính sách về người khuyết tật ban hành mới và điều chỉnh phù hợp với thực tế, ưu tiên bố trí nguồn lực cho việc thực hiện các chính sách, chương trình, đề án trợ giúp người khuyết tật. Uớc tính cả nước có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật, chiếm 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó có 58% là nữ; 28,3% là trẻ em; gần 29% là NKT nặng và đặc biệt nặng. Tính đến cuối năm 2019, đã có gần 3 triệu người khuyết tật được cấp giấy chứng nhận khuyết tật. Bài viết này đề cập đến một số chính sách pháp luật ưu đãi dành cho người khuyết tật.
1. Quy định về trợ giúp pháp lý trong tố tụng hình sự
Trong những năm qua, cùng với hoạt động hoàn thiện thể chế thì việc nâng cao năng lực, kỹ năng cho người thực hiện trợ giúp pháp lý đã được quan tâm trú trọng hơn. Tuy nhiên, để hoạt động trợ giúp pháp lý ngày càng chuyên nghiệp hơn đồng thời nâng cao chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, bên cạnh việc nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý thì đòi hỏi người thực hiện trợ giúp pháp lý nói riêng, những người làm công tác trợ giúp pháp lý nói chung phải có kỹ năng, phương pháp và kinh nghiệp trong thụ lý và xây dựng hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý. Trong khuôn khổ chuyên đề này, xin đề cập đến một số kỹ năng thụ lý, xây dựng hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý. Hy vọng sẽ là thông tin hữu ích để những người làm công tác trợ giúp pháp lý tham khảo, ứng dụng cho công việc của mình.
Ngày 15/7, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (Nghị định 82/2020) để thay thế Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã và Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ.
Thực hiện Nghị định số 80/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 05/02/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý (sau đây viết tắt là Nghị định số 80/2015/NĐ-CP), trong đó khoản 4 Điều 1 quy định: “Bộ Tư pháp quy định cụ thể về tính chất, nội dung vụ việc, cách tính buổi, tính thời gian để làm căn cứ khoán chi hoặc chi trả mức bồi dưỡng cho luật sư theo buổi hoặc theo thời gian làm việc” ngày 20/4/2017 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 05/2017/TT-BTP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 18/2013/TT-BTP ngày 20/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn cách tính thời gian và thủ tục thanh toán chi phí thực hiện trợ giúp pháp lý.
Kỳ trước, bài viết đã đề cập một số nội dung như: Dịch vụ pháp lý và chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng trợ giúp pháp lý. Phần này, bài viết sẽ tập trung đề cập sâu đến việc đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.
Với tiềm năng và cơ hội, Cộng hòa Lít Va được biết đến là một “Quốc gia khởi nghiệp” của Châu Âu. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, hệ thống pháp luật ở Litva không ngừng được hoàn thiện. Bằng những nỗ lực trong cải cách tư pháp, ngày 20/1/2005, Nghị viện Lít Va đã thông qua Luật Trợ giúp pháp lý thiết lập một hệ thống trên phạm vi toàn quốc để cung cấp trợ giúp pháp lý trong các vụ việc hình sự và dân sự nhằm mục tiêu bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý. Vì ý nghĩa đó, tác giả thực hiện một số nghiên cứu về Trợ giúp pháp lý tại đây.
Chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý được hiểu là những giá trị của việc thực hiện các công việc liên quan đến pháp luật trong vụ việc trợ giúp pháp lý cụ thể thông qua hình thức tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng của người thực hiện trợ giúp pháp lý nhằm đáp ứng yêu cầu hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý hoặc để bảo đảm công lý cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý.
Theo từ điển Black’s Law Dictionary, “Pro bono” hay “Probono publico” là một thuật ngữ Latin có ý nghĩa “vì lợi ích công cộng” dùng để chỉ các dịch vụ miễn phí mà chuyên gia cung cấp cho người nghèo, nhóm phi lợi nhuận hoặc các tổ chức thiện nguyện. Hoạt động "Pro bono" càng trở nên phổ biến trong nghề luật, thu hút sự tham gia đông đảo của đội ngũ chuyên viên pháp lý, luật sư, thẩm phán và sinh viên, giảng viên luật nhằm cung cấp trợ giúp pháp lý miễn phí cho nhóm người yếu thế trong xã hội .