Do chế độ chính trị, điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau các nước trên thế giới quy định về vấn đề thu phí của người được trợ giúp pháp lý khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu tài liệu trợ giúp pháp lý một số nước có hai nhóm: Nhóm miễn phí hoàn toàn cho người được hưởng dich vụ trợ giúp pháp lý và nhóm miễn phí cho một số nhóm đối tượng, đồng thời thu phí của một số nhóm đối tượng.
Đại diện ngoài tố tụng là một trong các hình thức trợ giúp pháp lý được quy định tại Luật Trợ giúp pháp lý. Theo đó, Điều 33 Luật Trợ giúp pháp lý quy định Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, chỉ có Trợ giúp viên pháp lý, luật sư được thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức này.
Ngày 9/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 27-NQ/TW về “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Đảng ta ban hành một Nghị quyết chuyên đề của Trung ương về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó có rất nhiều nội dung, yêu cầu mới, quan trọng. Có thể nói, một thiết kế tổng thể nhất về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được hình thành, dựa trên quá trình tổng kết lý luận và thực tiễn công phu, đầy trách nhiệm và trí tuệ của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền, các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, nhà hoạt động thực tiễn và trí tuệ của nhân dân. Điều đó thể hiện rõ nhất trong mục tiêu, trọng tâm chiến lược và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong Nghị quyết số 27-NQ/TW.
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật . Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý. Bài viết nêu thực trạng về tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý trong thời gian qua và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện trợ giúp pháp lý của các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật . Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý. Bài viết nêu thực trạng về tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý trong thời gian qua và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện trợ giúp pháp lý của các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.
I. Nội dung về trợ giúp pháp lý trong Chương trình phối hợp số 60/CTPH-BTP-HLHPNVN ngày 05/01/2018 giữa Bộ Tư pháp và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ, hòa giải ở cơ sở và lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật giai đoạn 2018 – 2022
Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản quy định về quyền được tiếp cận trợ giúp pháp lý của người dân, đặc biệt là người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, những lợi ích của việc tiếp cận sớm trợ giúp pháp lý và kết quả khảo sát, phỏng vấn sâu cán bộ quản lý trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý, chúng tôi dự kiến một số tác động của việc người thực hiện trợ giúp pháp lý trực trong điều tra hình sự như sau:
Trong kỳ trước, bài viết về tiếp tục hoàn thiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý đã giới thiệu đến quý độc giả nhóm thủ tục hành chính về trợ giúp pháp lý liên quan đến người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm 03 thủ tục sau: Thủ tục lựa chọn, ký hợp đồng với luật sư, thủ tục cấp thẻ Cộng tác viên trợ giúp pháp lý được công bố tại Quyết định số 1170/QĐ-BTP ngày 15/7/2021, thủ tục cấp lại thẻ Cộng tác viên trợ giúp pháp lý được công bố tại Quyết định số 1540/QĐ-BTP ngày 06/7/2018.