Chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi là một trong những chính sách lớn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người cao tuổi một cách tổng thể, toàn diện, ngày 21 tháng 12 năm 2021 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021 – 2030. Một trong những nội dung của Chương trình là trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi thuộc diện được trợ giúp pháp lý.
Trợ giúp pháp lý là một chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước dành cho những người không có khả năng sử dụng dịch vụ pháp lý có thu phí, theo đó người nghèo, người yếu thế trong xã hội được sử dụng dịch vụ pháp lý miễn phí khi có vướng mắc, tranh chấp pháp luật. Trợ giúp pháp lý góp phần giúp người dân giảm nghèo về pháp luật, do đó, Luật Trợ giúp pháp lý được Quốc hội thông qua năm 2006 và Luật Trợ giúp pháp lý được Quốc hội thông qua năm 2017 đều xác định người nghèo là nhóm đối tượng ưu tiên đầu tiên trong các nhóm đối tượng được trợ giúp pháp lý. Theo tính toán sơ bộ, người được trợ giúp pháp lý là người nghèo chiếm tỷ lệ khá lớn với hơn 1.000.000 hộ, chiếm 10,8% tổng số diện người được trợ giúp pháp lý.
Theo quy định tại Hiến pháp quốc gia, quyền có luật sư, sử dụng luật sư công ở Mỹ đã có 60 năm, theo quyết định của Tòa án tối cao năm 1963, quyền có luật sư được quy định trên toàn liên bang nhưng việc thực hiện là do các bang và chính quyền cơ sở, kết quả là quy định này mang lại hiệu quả.
Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2023, sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý năm 2023, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tích cực, chủ động triển khai các mặt hoạt động và đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần làm nên thành công của hoạt động trợ giúp pháp lý trong toàn quốc.
Chế định người thực hiện trợ giúp pháp lý là một trong những chế định quan trọng của công tác trợ giúp pháp lý, là một trong những yếu tố làm nên chất lượng, hiệu quả của công tác trợ giúp pháp lý. Đến nay, trải qua hơn 26 năm hình thành và phát triển, chế định này đã dần được hoàn thiện. Bài viết xin giới thiệu về sự phát triển chức danh người thực hiện qua các giai đoạn phát triển trợ giúp pháp lý.
Những năm qua, cùng với việc nhất quán thực hiện bình đẳng, đại đoàn kết dân tộc, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc Việt Nam và đặc biệt là người dân tộc thiểu số. Trong tổng thể các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, trợ giúp pháp lý (TGPL) được xác định là chính sách ưu đãi giành cho đồng bào dân tộc thiểu số cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Luật TGPL năm 2017. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến nội dung truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng dân tộc thiểu số qua công tác trợ giúp pháp lý.
Trợ giúp viên pháp lý là chức danh nghề nghiệp đặc thù có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để tham gia bào chữa cho người thuộc diện được TGPL, có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự, góp phần thực hiện mục tiêu cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.