Ở Bỉ, trợ giúp pháp lý chủ yếu do giới luật sư quản lý. Thế kỷ thứ 19 nhấn mạnh rằng lòng từ thiện được coi là nền tảng của trợ giúp pháp lý và kéo dài cho đến năm 1993 trước khi trợ giúp pháp lý trở thành quyền cơ bản trong Luật Trợ giúp pháp lý 1998. Trợ giúp pháp lý sơ cấp được thực hiện trong khuôn khổ của Ủy ban Trợ giúp pháp lý. Ủy ban này hoạt động dưới sự bảo trợ của Đoàn Luật sư. Việc tư vấn do luật sư thực hiện. Trợ giúp pháp lý thứ cấp hoặc tham gia tố tụng trong hoặc ngoài tòa án được giao cho Văn phòng trợ giúp pháp lý, các Văn phòng này được thành lập ở Đoàn Luật sư ở địa phương.
Chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân yêu cầu phải quan tâm đến người nghèo, đối tượng chính sách, đối tượng yếu thế để họ được tiếp cận pháp luật và công lý một cách công bằng, bình đẳng là một nhu cầu cần thiết, khách quan. Tiếp tục khẳng định sự quan tâm của Nhà nước đối với các đối tượng này trong xã hội, Quốc hội đã ban hành Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, thay thế Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006). Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) năm 2017 đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế công tác TGPL nói riêng và triển khai Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nói chung, hướng hoạt động TGPL vào nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện vụ việc TGPL, đặc biệt là các vụ việc tham gia tố tụng.
Trung Quốc là một quốc gia ở khu vực Đông Á có diện tích đứng thứ ba (9.6 triệu km²) và đông dân nhất thế giới (1,4 tỷ người); là một cường quốc và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới theo GDP (PPP) (năm 2019 ước tính là 27.449 tỷ USD; bình quân 19.559 USD/người, xếp thứ 79 trên thế giới). Trung Quốc gồm 22 tỉnh, 05 khu tự trị, 04 thành phố trực thuộc trung ương (Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Trùng Khánh) và 02 đặc khu hành chính (Hồng Kông và Ma Cao)