Là một quốc gia có nền giáo dục phát triển hàng đầu trên thế giới, với hệ thống các trường đại học lâu đời và uy tín, đất nước Australia đã trở thành điểm đến lý tưởng để sinh viên quốc tế học tập và nghiên cứu.
Trợ giúp pháp lý (TGPL) là một loại hoạt động phúc lợi xã hội được khởi nguồn từ nước Anh và đã có một lịch sử hơn 500 năm. Ngay từ thế kỷ 15, pháp luật Anh quốc đã quy định: “cần dành cho người nghèo khổ sự giúp đỡ để họ được hưởng quyền lợi mà pháp luật ban cho. Năm 1495, vua Henry VII trong một nghị án đã có quy định cụ thể hơn về vấn đề này: "chính nghĩa" cần được dành chung cho người nghèo và những người thực hiện quyền tự do họ được hưởng - điều đó không có gì thay thế được.
Trung Quốc là một quốc gia ở khu vực Đông Á có diện tích đứng thứ ba (9.6 triệu km²) và đông dân nhất thế giới (1,4 tỷ người); là một cường quốc và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới theo GDP (PPP) (năm 2019 ước tính là 27.449 tỷ USD; bình quân 19.559 USD/người, xếp thứ 79 trên thế giới). Trung Quốc gồm 22 tỉnh, 05 khu tự trị, 04 thành phố trực thuộc trung ương (Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Trùng Khánh) và 02 đặc khu hành chính (Hồng Kông và Ma Cao) .
Bài viết xin giới thiệu hoạt động trợ giúp pháp lý ở 03 nước thuộc Châu Mỹ, bao gồm: Argentina, Mỹ, Canada.
Tại mỗi tiểu bang và vùng lãnh thổ ở Úc, ủy ban trợ giúp pháp lý (legal aid commissions) cung cấp một loạt các dịch vụ trợ giúp pháp lý trong các vấn đề về hình sự, gia đình và dân sự. Một số hỗ trợ pháp lý được thực hiện miễn phí cho mọi người, bao gồm các tài liệu hướng dẫn miễn phí, tư vấn thông tin hoặc trợ giúp pháp lý qua điện thoại.
Đặc khu Hành chính Hồng Kông (Hồng Kông) là một trong hai đặc khu hành chính gồm 260 hòn đảo nhỏ nằm trên bờ biển Đông Nam của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Hồng Kông là lãnh thổ phụ thuộc của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (Anh) từ năm 1842 đến khi được chuyển giao cho CHNDTH vào năm 1997 và là vùng lãnh thổ được áp dụng chính sách "một cuộc gia, hai chế độ". Theo chính sách trên, Hồng Kông vẫn duy trì hệ thống pháp luật nóichung, hệ thống trợ giúp pháp lý, luật sư trực nói riêng theo mô hình của Anh.
Cộng hoà Ấn Độ là một nước theo chính thể liên bang thuộc khu vực Nam Á có diện tích lớn thứ 7 thế giới (3,287,590 km²), dân số đứng hàng thứ 2 thế giới (1,324 tỷ người) với 23 thứ tiếng, có nền kinh tế đứng thứ tư thế giới nếu tính theo sức mua ngang giá và đứng thứ mười hai thế giới nếu tính theo tỷ giá hối đoái với Đô la Mỹ (GDP đạt 9.489 tỷ USD năm 217), là quê hương của nền văn minh Ấn Hà (Indus) phát triển rực rỡ cách đây 5 nghìn năm và là nơi sinh trưởng của bốn tôn giáo lớn trên thế giới là Ấn Độ giáo (Hindu), Phật giáo, đạo Jaini và đạo Sikh[1]… Do đó, hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống trợ giúp pháp lý ở Ấn Độ có nhiều điểm đặc thù.
Nhìn chung, trên thế giới hiện nay có 3 mô hình trợ giúp pháp lý (TGPL) chủ yếu, đó là: mô hình TGPL do Nhà nước thực hiện hoàn toàn, mô hình TGPL do luật sư và tổ chức xã hội thực hiện hoàn toàn, mô hình hỗn hợp (TGPL do Nhà nước thành lập tổ chức thực hiện và thu hút luật sư, các tổ chức xã hội tham gia). Tuy nhiên, xu hướng phổ biến nhất hiện nay là hệ thống TGPL theo mô hình hỗn hợp.
“Nô lệ thời hiện đại” là một khái niệm được sử dụng gần đây, đề cập tới hành vi buôn người, lao động cưỡng bức, thể hiện dưới các hình thức như cưỡng ép lao động để trả nợ, mại dâm, cưỡng ép kết hôn, giúp việc khổ sai và một số kiểu bóc lột sức lao động khác. Nước Anh là miền đất hứa với nhiều người, chính điều đó cũng khiến cho vấn nạn “nô lệ thời hiện đại” ngày càng trở nên nghiêm trọng ở quốc gia này. Ít nhất 13.000 người tại Anh được cho là nạn nhân của lao động cưỡng bức, lóc lột tình dục nhưng con số thực có khả năng nhiều hơn. Những người này thường không có giấy tờ tùy thân, bị bắt buộc phải làm việc trong những điều kiện tồi tàn, được trả lương rất thấp hoặc không được trả lương, không được tiếp cận với các kênh hỗ trợ và trợ giúp pháp lý tin cậy.
Công nhân ngành dệt may tại Nam Ấn Độ giờ đây có thể tiếp cận trợ giúp pháp lý mà không cần phải nêu danh tính thông qua số điện thoại miễn phí.