Triển khai Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, từ năm 2018 – 2022, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo các địa phương tích cực triển khai hoạt động trợ giúp pháp lý, tập trung thực hiện các vụ việc trợ giúp pháp lý cho trẻ em bằng nhiều hình thức như tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, ở tất các lĩnh vực pháp luật (trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại).
I. Nội dung về trợ giúp pháp lý trong Chương trình phối hợp số 60/CTPH-BTP-HLHPNVN ngày 05/01/2018 giữa Bộ Tư pháp và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ, hòa giải ở cơ sở và lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật giai đoạn 2018 – 2022
Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng được ban hành ngày 29/6/2018. Thông tư có nhiều điểm mới quan trọng, tạo cở sở pháp lý cho việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và Trung tâm TGPL trong việc giúp người dân tiếp cận với TGPL và thụ hưởng dịch vụ này khi có nhu cầu. Việc tiếp cận sớm với TGPL giúp người dân có cơ hội được tư vấn, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình giải quyết vụ việc của họ. Qua gần 5 năm triển khai Thông tư, đến nay với sự chỉ đạo của Hội đồng phối hợp liên ngành Trung ương, sự nỗ lực, chủ động và sáng tạo của các Trung tâm TGPL, công tác phối hợp TGPL trong hoạt động tố tụng đã có nhiều kết quả đáng mừng.
1. Công tác xây dựng văn bản và triển khai thi hành Luật TGPL
1.1. Công tác xây dựng văn bản, đề án
Công tác chỉ đạo, ban hành và tham mưu ban hành các văn bản triển khai thực hiện Luật TGPL năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được Ủy ban nhân dân, Sở Tư pháp, Trung tâm TGPL nhà nước các tỉnh/thành phố (sau đây gọi tắt là Trung tâm) và các cơ quan hữu quan quan tâm thực hiện, nhiều văn bản được ban hành đáp ứng yêu cầu TGPL của người dân góp phần nâng cao chất lượng TGPL trên địa bàn. Trong 06 tháng đầu năm 2022, các địa phương đã ban hành các văn bản như: Kế hoạch công tác TGPL năm 2022; Kế hoạch thực hiện chính sách TGPL cho người khuyết tật năm 2022; Kế hoạch TGPL trong hoạt động tố tụng năm 2022, Kế hoạch truyền thông năm 2022... làm căn cứ triển khai các hoạt động TGPL tại địa phương.
Ra đời từ những năm cuối của thế kỷ XX theo Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay trải qua 25 năm hình thành và phát triển, hoạt động trợ giúp pháp lý đã thực sự đi vào đời sống, mang lại hiệu quả thiết thực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo và các đối tượng chính sách, đối tượng yếu thế. Có thể nói rằng, đây là một trong những chính sách có ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc trong tổng thể các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. Trong không khí kỷ niệm 25 năm thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý, xin điểm qua một số thành tựu của hệ thống trợ giúp pháp lý và đây cũng là dịp để chúng ta nhìn nhận những bài học kinh nghiệm để cùng nhau tiếp tục xây dựng, phát triển bền vững công tác trợ giúp pháp lý trước yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
Ngày 03/3/2021, Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng ở Trung ương ban hành Quyết định số 292/QĐ-HĐPH về kế hoạch phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2021. Dưới đây là một số kết quả đã đạt được về công tác phối hợp trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng năm 2021:
Giảm nghèo toàn diện và bền vững luôn được xác định là mục tiêu xuyên suốt của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Trong những năm qua, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong công tác giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội cho người nghèo. Giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ giảm nghèo bình quân là 2%/năm; giai đoạn 2016-2020, đưa tỷ lệ nghèo từ 9,9% năm 2016 còn 4,8% năm 2020 - đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên về đích trước mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về giảm nghèo.
Ngày 08/8/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình (sau đây gọi là Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg). Sau gần 05 năm triển khai thực hiện, các địa phương đã đạt được kết quả cụ thể như sau:
Trợ giúp pháp lý (TGPL) là một chính sách bảo đảm quyền con người, quyền công dân và là một bộ phận của tổng thể các chính sách xóa đói, giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa, chính sách dân tộc và ưu đãi xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Nhiệm vụ này được giao cho Ngành Tư pháp triển khai từ năm 1997 theo Quyết định số 734/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Luật TGPL lần đầu tiên được Quốc hội ban hành vào năm 2006 và qua 10 năm triển khai đã đạt được những thành quả đáng kể trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, đối tượng chính sách và các đối tượng yếu thế.
Ngày 04/8/2020, Cục Trợ giúp pháp lý đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác trợ giúp pháp lý 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2020 của Cục Trợ giúp pháp lý. Dự buổi sơ kết có đồng chí Thứ trưởng Mai Lương Khôi, đồng chí Cù Thu Anh - Cục trưởng và các công chức chủ chốt của đơn vị. Theo Báo cáo tại hội nghị, ngay từ đầu năm Cục đã bám sát và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhóm nhiệm vụ tại Kế hoạch công tác năm 2020 của Cục Trợ giúp pháp lý (được phê duyệt tại Quyết định số 233/QĐ-BTP ngày 10/02/2020), kết quả cụ thể như sau: