Cách đây 73 năm, ngày 9/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa I thông qua. Với 7 chương, 70 điều, ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích, Hiến pháp 1946 đã thể hiện đậm nét tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước Pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Để tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật trong đời sống xã hội, Quốc hội khóa XIII đã quyết định lấy ngày 9/11 hàng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Căn cứ Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, thực hiện Kế hoạch số 06 KH/ĐTN ngày 07/5/2019 của Ban Chấp hành Đoàn Bộ Tư pháp về việc tổ chức Đại hội Chi đoàn, Chi đoàn cơ sở nhiệm kỳ 2019 - 2022 và Hội nghị giữa nhiệm kỳ 2017 – 2022; Kế hoạch số 10 KH/ĐTN ngày 02/8/2019 của Ban chấp hành Chi đoàn Cục Trợ giúp pháp lý về việc tổ chức đại hội Chi đoàn nhiệm kỳ 2019-2022; được sự đồng ý của Chi ủy và Ban chấp hành Đoàn thanh niên Bộ Tư pháp, chiều ngày 12/9/2019, Chi đoàn Cục Trợ giúp pháp lý long trọng tổ chức Đại hội Chi đoàn, nhiệm kỳ 2019 – 2022 với chủ đề: “Đoàn kết, xung kích, sáng tạo, góp sức trẻ xây dựng Cục Trợ giúp pháp lý ngày một bền vững, phát triển”
Được sự phân công của Lãnh đạo Bộ từ ngày 13/4/2019 đến ngày 22/4/2019, đoàn đại biểu Bộ Tư pháp do Đồng chí Khương Thị Thanh Huyền – Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn đã tham gia cùng Đoàn công tác số 5 trên Tàu KN-490 ra thăm, làm việc và tặng quà chiến sĩ, cán bộ và nhân dân đang trực tiếp đóng quân, làm việc và sinh sống trên quần đảo Trưởng Sa.
Ngày càng nhiều phụ nữ làm việc tại các vị trí và lĩnh vực mà từ trước đến nay chỉ dành cho nam giới. Khi phụ nữ không được trả lương bình đẳng, họ và cả gia đình của họ đều phải chịu thiệt hại.
Trả lương bình đẳng không phải là trả lương cào bằng, mà là trả lương như nhau giữa nam và nữ, cho những công việc giống nhau, tương tự giống nhau hoặc công việc có giá trị như nhau.