Cao Bằng là một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới có 5/12 huyện nghèo,139/199 xã đặc biệt khó khăn, 1430/1598 thôn đặc biệt khó khăn; phần lớn người dân (chiếm hơn 90%) là người dân tộc thiểu số thuộc diện được trợ giúp pháp lý. Kinh tế chủ yếu dựa vào làm nông với kĩ thuật còn thô sơ chưa biết ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học vào sản xuất, đường giao thông đi lại khó khăn, thêm vào đó, ở một số vùng đồng bào còn tồn tại nhiều phong tục lạc hậu dẫn đến việc thông thương, giao lưu, trao đổi về mặt xã hội của bà con còn rất nhiều hạn chế.
Trong vai Trợ giúp viên pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho anh Ating Ngoái (SN 1985), xã A Rooi, huyện Đông Giang, là bị đơn trong vụ kiện xin ly hôn theo yêu cầu của nguyên đơn Briú Vui (SN 1989) người cùng thôn, cùng xã với bị đơn; sau 03 lần tham gia hòa giải tại Tòa án, cuối cùng chúng tôi cũng thuyết phục được họ tự thỏa thuận với nhau để giải quyết mối quan hệ hôn nhân “tay ba” cùng con cái và tài sản.
Thật khó khăn khi phải trực tiếp tham gia tố tụng trong các vụ án xâm hại trẻ em với tư cách là người bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho các đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý, cùng trải qua những khoảng thời gian nặng nề, khủng hoảng của kẻ phạm tội cũng như người bị hại. Mỗi vụ án rồi cũng qua đi, nhưng mỗi khi đâu đó lại xảy ra những sự việc thì nỗi trăn trở và day dứt đến xé lòng.
NHỮNG MẢNH ĐỜI Những ngày cuối tháng hai, thời tiết như cô gái đỏng đảnh, khó chiều khi chợt nắng rồi lại chợt mưa. Ai cũng đều hối hả, bận rộn để hoàn thành những công việc còn dang dở sau kì nghỉ Tết cổ truyền của dân tộc. Vào những ngày trời hanh hao như thế, tôi đã tiếp nhận một trường hợp đặc biệt, mà có lẽ không bao giờ tôi quên trong quá trình công tác của mình.