06/01/2025
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Một số kết quả công tác trợ giúp pháp lý năm 2024Trợ giúp pháp lý mang giá trị cốt lõi về bảo vệ quyền con người, của Nhà nước pháp quyền đồng thời là công cụ để Nhà nước thực hiện các cam kết quốc tế tại Việt Nam. Với những kết quả đạt được của công tác trợ giúp pháp lý thời gian qua nói chung và trong năm 2024 nói riêng đã tiếp tục khẳng định vai trò của trợ giúp pháp lý trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo, người có công với cách mạng và đối tượng yếu thế, dễ tổn thương trong xã hội, thể hiện rõ nét chức năng xã hội của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật; góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thực hiện chính sách an sinh xã hội, phát triển sinh kế, giảm nghèo bền vững… Sau đây xin điểm lại một số kết quả nổi bật của công tác trợ giúp pháp lý trong năm 2024 trên toàn quốc như sau: 1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí theo hướng mở rộng diện người được trợ giúp pháp lý. Tháng 11/2024, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), trong đó có quy định sửa đổi Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý về diện người được trợ giúp pháp lý. Cụ thể:
- Về người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: Theo Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là người bị buộc tội và người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ việc hình sự có khó khăn về tài chính được trợ giúp pháp lý miễn phí. Luật Tư pháp người chưa thành niên quy định diện người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thuộc diện được trợ giúp pháp lý miễn phí bao gồm: Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng, người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng, phạm nhân (Luật Tư pháp người chưa thành niên có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026).
- Về nạn nhân của hành vi mua bán người: Theo Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người có khó khăn về tài chính (bao gồm nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người thuộc hộ cận nghèo hoặc nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định. Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đã sửa đổi nạn nhân của hành vi mua bán người, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân và người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân được trợ giúp pháp lý miễn phí (Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025).
Việc sửa đổi quy định Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, mở rộng người thuộc diện được trợ giúp pháp lý trong các dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên và Luật Phòng chống mua bán người (sửa đổi) nhằm đáp ứng thực tiễn nhu cầu trợ giúp pháp lý của nhóm người dễ bị tổn thương, khắc phục bất cập về đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý 2017 cũng như có ý nghĩa quan trọng trong triển khai thực hiện nhiệm vụ “mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện của đất nước” được giao tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
2. Nâng cao vai trò trợ giúp pháp lý trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Ở Trung ương và địa phương tiếp tục triển khai nội dung về trợ giúp pháp lý trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, về giảm nghèo bền vững, về xây dựng nông thôn mới và “kết nối, đẩy mạnh các hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình, chính sách về an sinh xã hội” theo yêu cầu Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Đặc biệt, năm 2024, tiếp tục được sự quan tâm, ghi nhận của Đảng, Nhà nước, trợ giúp pháp lý tiếp tục là một trong các nội dung triển khai của Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa vừa được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tháng 11/2024. Như vậy, đến nay, trợ giúp pháp lý đã trở thành nội dung của tất cả 05 Chương trình mục tiêu quốc gia, qua đó góp phần nâng cao vai trò của dịch vụ pháp lý này trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
3. Số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng đạt mốc cao nhất từ trước đến nay. Năm 2024, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trên toàn quốc thực hiện 63.361 vụ việc, trong đó thụ lý mới 39.641 vụ việc (chủ yếu là vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng với 32.748 vụ). Số vụ việc kết thúc trong năm là 37.343 vụ việc, trong đó có 30.538 vụ việc tham gia tố tụng. Với số liệu này, số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng trong năm 2024 tăng cao so với cùng kỳ năm 2023 và đạt mốc cao nhất từ trước đến nay. Bên cạnh đó, trong những năm qua, việc giao chỉ tiêu vụ việc tham gia tố tụng cho Trợ giúp viên pháp lý đã và đang trở thành công cụ hữu hiệu trong việc quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý. Trợ giúp viên pháp lý trở thành lực lượng thực hiện trợ giúp pháp lý chính và ngày càng trở nên chuyên nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý. Năm 2024, mỗi Trợ giúp viên pháp lý đã thực hiện được 38,4 vụ/năm, (năm 2023, mỗi Trợ giúp viên pháp lý thực hiện được 32,4 vụ/năm). Bên cạnh đó, việc thực hiện chỉ tiêu tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý giúp cơ quan quản lý trợ giúp pháp lý ở địa phương có căn cứ để xác định vị trí việc làm phù hợp cho viên chức làm việc tại Trung tâm phù hợp với thực tiễn và yêu cầu từ việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay.
Không chỉ tăng về số lượng, chất lượng vụ việc tham gia tố tụng cũng được nâng cao hơn, với các tiêu chí thẩm định, đánh giá cụ thể, hầu hết các vụ việc được thẩm định, đánh giá đều đạt chất lượng trở lên. Theo số liệu báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, đã có 45 Sở Tư pháp thực hiện đánh giá chất lượng vụ việc được 2.692 vụ việc; 62 Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện thẩm định chất lượng được 17.053 vụ việc, trong đó tất cả các vụ việc thẩm định, đánh giá chất lượng đều đạt chất lượng trở lên, không có vụ việc nào không đạt chất lượng. Số vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công là: 9.592 vụ việc (tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023)[1]… Từ số liệu trên cho thấy, người dân nói chung và người được trợ giúp pháp lý nói riêng được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp kịp thời, góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền công bằng trong tiếp cận công lý và công bằng trong xét xử.
4. Hiệu quả phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ngày càng tăng lên. Số lượng vụ việc do các cơ quan tiến hành tố tụng giới thiệu, thông báo, thông tin đến các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các vụ việc tham gia tố tụng. Việc phối hợp trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự 24/24 giờ trên toàn quốc và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại tòa án nhân dân, đã huy động cả hệ thống tòa án (gồm khoảng hơn 700 tòa các cấp) và công an (khoảng hơn 10.000 cơ quan công an cấp xã, 700 cơ quan công an cấp huyện, cấp tỉnh, cơ quan điều tra cấp Bộ....) cung cấp, giới thiệu nguồn đối tượng được trợ giúp pháp lý. Đến nay, đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ký kết chương trình/kế hoạch phối hợp giữa Sở Tư pháp và Tòa án nhân dân tỉnh về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại tòa. Các địa phương chủ động triển khai trực theo 02 hình thức là trực tại trụ sở Toà án và trực qua điện thoại. Tính đến ngày 31/10/2024, 59/63 Trung tâm trợ giúp pháp lý đã tiếp nhận 3.014 lượt thông tin từ Tòa án nhân dân, trong đó có 2.550 vụ việc trợ giúp pháp lý khi việc triển khai Chương trình phối hợp trực TGPL trong điều tra hình sự số 5789/CTPH-BTP-BCA giữa Bộ Tư pháp và Bộ Công an, đã có 57/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ký kết chương trình/kế hoạch phối hợp giữa Sở Tư pháp và Công an tỉnh (các tỉnh, thành phố còn lại đang hoàn thiện Kế hoạch phối hợp và dự kiến tiến hành ký kết triển khai vào cuối năm 2024). Tính đến 31/10/2024, 59/63 Trung tâm trợ giúp pháp lý đã tiếp nhận 2.504 lượt thông tin từ cơ quan điều tra, trong đó có 2.392 vụ việc trợ giúp pháp lý. Về việc triển khai phiên tòa trực tuyến theo Nghị quyết số 33/2021/QH15, Nghị quyết số 01/NQ-CP và Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP ngày 15/12/2021, đến nay có 17 tỉnh/thành phố đã thiết lập điểm cầu thành phần, tham gia phiên tòa trực tuyến tại Trung tâm[2].
5. Công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý tiếp tục được đẩy mạnh với nhiều phương thức đa dạng. Trong năm 2024, ở trung ương và địa phương đã tổ chức các đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý; trên cơ sở các vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng của các địa phương, lựa chọn các vụ việc thành công để xây dựng kịch bản các vụ diễn án, phóng sự về TGPL và phát sóng trên các kênh truyền hình; tiếp tục xây dựng các tờ gấp pháp luật, các thông điệp về trợ giúp pháp lý; cập nhật, theo dõi các bài viết, bài nghiên cứu và xử lý thông tin liên quan đến trợ giúp pháp lý trên các phương tiện truyền thông để đăng tải lên Trang thông tin điện tử trợ giúp pháp lý Việt Nam cũng như kịp thời chỉ đạo các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (Trung tâm) cử người thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý khi họ có nhu cầu, cụ thể: trong năm 2024, cả nước có đã có hàng trăm vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc lĩnh vực hình sự được một số báo điện tử nêu có nội dung liên quan đến người thuộc diện trợ giúp pháp lý, trong đó có nhiều vụ việc được dư luận xã hội quan tâm[3]... Các vụ việc đều đã được các Trung tâm chủ động tiếp cận để thực hiện trợ giúp pháp lý kịp thời, đúng quy định.
6. Bước đầu liên thông dữ liệu trợ giúp pháp lý với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Hiện nay, dữ liệu về trợ giúp pháp lý đã được quản lý, lưu trữ tại Hệ thống quản lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý. Trong năm 2024, hệ thống đã bước đầu kết nối, khai thác được một số trường thông tin liên quan đến diện người trợ giúp pháp lý (như: Số định danh cá nhân, số CMND/CCCD, họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, nơi cư trú…) với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo yêu cầu của Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong thời gian tới, nếu triển khai đồng bộ việc kết nối, chia sẻ thông tin dữ liệu về người thuộc diện được trợ giúp pháp lý với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác (như cơ sở dữ liệu an sinh xã hội, cơ sở dữ liệu về tố tụng và cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành khác có liên quan) sẽ giảm bớt thủ tục hành chính, chi phí hành chính và thời gian xác minh diện đối tượng được trợ giúp pháp lý, xử lý các thông tin, thủ tục tố tụng liên quan, góp phần vào việc thụ lý, giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý nhanh chóng, chất lượng, hiệu quả./.
Ngân Giang
[1] Theo Báo cáo số liệu vụ việc thành công của 63 tỉnh thành, kỳ báo cáo năm 2024 tính từ 01/11/2023-31/10/2024 (số liệu trích xuất trên Hệ thống quản lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý tại ngày 27/11/2024)
[2] Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bình Định, Cà Mau, Đà Nẵng, Đắk Nông, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Lai Châu, Lào Cai, Ninh Bình, Sóc Trăng, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Trà Vinh
[3]“Bắt tạm giam đối tượng hiếp dâm cháu ruột”, “Vụ bé gái 13 tuổi kể bị hiếp dâm nhiều lần, tạm giữ cha dượng”, “Giai cứu 2 bé gái bị nữ đối tượng bắt cóc tại TPHCM”, “Khởi tố nhóm thanh, thiếu niên giết người và gây rối trật tự công cộng”, “Bắt người đàn ông làm nữ sinh 15 tuổi ở Lào Cai mang thai”, “Được hủy các bản án kết tội, 6 cựu chiến binh bị đề nghi truy tố”, “Giải cứu bé gái 13 tuổi bị bán ra nước ngoài”, “Bắt 11 thanh thiếu niên dùng tuýp sắt gắn dao đâm người đi đường, cướp xe máy”, “Khởi tố ông bố bạo hành bé gái 7 tuổi”, “Lời khai người mẹ cùng người tình bạo hành con trai 11 tuổi”
Trợ giúp pháp lý mang giá trị cốt lõi về bảo vệ quyền con người, của Nhà nước pháp quyền đồng thời là công cụ để Nhà nước thực hiện các cam kết quốc tế tại Việt Nam. Với những kết quả đạt được của công tác trợ giúp pháp lý thời gian qua nói chung và trong năm 2024 nói riêng đã tiếp tục khẳng định vai trò của trợ giúp pháp lý trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo, người có công với cách mạng và đối tượng yếu thế, dễ tổn thương trong xã hội, thể hiện rõ nét chức năng xã hội của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật; góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thực hiện chính sách an sinh xã hội, phát triển sinh kế, giảm nghèo bền vững… Sau đây xin điểm lại một số kết quả nổi bật của công tác trợ giúp pháp lý trong năm 2024 trên toàn quốc như sau:
1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí theo hướng mở rộng diện người được trợ giúp pháp lý. Tháng 11/2024, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), trong đó có quy định sửa đổi Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý về diện người được trợ giúp pháp lý. Cụ thể:
- Về người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: Theo Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là người bị buộc tội và người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ việc hình sự có khó khăn về tài chính được trợ giúp pháp lý miễn phí. Luật Tư pháp người chưa thành niên quy định diện người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thuộc diện được trợ giúp pháp lý miễn phí bao gồm: Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng, người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng, phạm nhân (Luật Tư pháp người chưa thành niên có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026).
- Về nạn nhân của hành vi mua bán người: Theo Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người có khó khăn về tài chính (bao gồm nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người thuộc hộ cận nghèo hoặc nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định. Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đã sửa đổi nạn nhân của hành vi mua bán người, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân và người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân được trợ giúp pháp lý miễn phí (Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025).
Việc sửa đổi quy định Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, mở rộng người thuộc diện được trợ giúp pháp lý trong các dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên và Luật Phòng chống mua bán người (sửa đổi) nhằm đáp ứng thực tiễn nhu cầu trợ giúp pháp lý của nhóm người dễ bị tổn thương, khắc phục bất cập về đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý 2017 cũng như có ý nghĩa quan trọng trong triển khai thực hiện nhiệm vụ “mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện của đất nước” được giao tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
2. Nâng cao vai trò trợ giúp pháp lý trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Ở Trung ương và địa phương tiếp tục triển khai nội dung về trợ giúp pháp lý trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, về giảm nghèo bền vững, về xây dựng nông thôn mới và “kết nối, đẩy mạnh các hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình, chính sách về an sinh xã hội” theo yêu cầu Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Đặc biệt, năm 2024, tiếp tục được sự quan tâm, ghi nhận của Đảng, Nhà nước, trợ giúp pháp lý tiếp tục là một trong các nội dung triển khai của Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa vừa được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tháng 11/2024. Như vậy, đến nay, trợ giúp pháp lý đã trở thành nội dung của tất cả 05 Chương trình mục tiêu quốc gia, qua đó góp phần nâng cao vai trò của dịch vụ pháp lý này trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
3. Số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng đạt mốc cao nhất từ trước đến nay. Năm 2024, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trên toàn quốc thực hiện 63.361 vụ việc, trong đó thụ lý mới 39.641 vụ việc (chủ yếu là vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng với 32.748 vụ). Số vụ việc kết thúc trong năm là 37.343 vụ việc, trong đó có 30.538 vụ việc tham gia tố tụng. Với số liệu này, số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng trong năm 2024 tăng cao so với cùng kỳ năm 2023 và đạt mốc cao nhất từ trước đến nay. Bên cạnh đó, trong những năm qua, việc giao chỉ tiêu vụ việc tham gia tố tụng cho Trợ giúp viên pháp lý đã và đang trở thành công cụ hữu hiệu trong việc quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý. Trợ giúp viên pháp lý trở thành lực lượng thực hiện trợ giúp pháp lý chính và ngày càng trở nên chuyên nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý. Năm 2024, mỗi Trợ giúp viên pháp lý đã thực hiện được 38,4 vụ/năm, (năm 2023, mỗi Trợ giúp viên pháp lý thực hiện được 32,4 vụ/năm). Bên cạnh đó, việc thực hiện chỉ tiêu tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý giúp cơ quan quản lý trợ giúp pháp lý ở địa phương có căn cứ để xác định vị trí việc làm phù hợp cho viên chức làm việc tại Trung tâm phù hợp với thực tiễn và yêu cầu từ việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay.
Không chỉ tăng về số lượng, chất lượng vụ việc tham gia tố tụng cũng được nâng cao hơn, với các tiêu chí thẩm định, đánh giá cụ thể, hầu hết các vụ việc được thẩm định, đánh giá đều đạt chất lượng trở lên. Theo số liệu báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, đã có 45 Sở Tư pháp thực hiện đánh giá chất lượng vụ việc được 2.692 vụ việc; 62 Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện thẩm định chất lượng được 17.053 vụ việc, trong đó tất cả các vụ việc thẩm định, đánh giá chất lượng đều đạt chất lượng trở lên, không có vụ việc nào không đạt chất lượng. Số vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công là: 9.592 vụ việc (tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023)[1]… Từ số liệu trên cho thấy, người dân nói chung và người được trợ giúp pháp lý nói riêng được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp kịp thời, góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền công bằng trong tiếp cận công lý và công bằng trong xét xử.
4. Hiệu quả phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ngày càng tăng lên. Số lượng vụ việc do các cơ quan tiến hành tố tụng giới thiệu, thông báo, thông tin đến các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các vụ việc tham gia tố tụng. Việc phối hợp trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự 24/24 giờ trên toàn quốc và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại tòa án nhân dân, đã huy động cả hệ thống tòa án (gồm khoảng hơn 700 tòa các cấp) và công an (khoảng hơn 10.000 cơ quan công an cấp xã, 700 cơ quan công an cấp huyện, cấp tỉnh, cơ quan điều tra cấp Bộ....) cung cấp, giới thiệu nguồn đối tượng được trợ giúp pháp lý. Đến nay, đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ký kết chương trình/kế hoạch phối hợp giữa Sở Tư pháp và Tòa án nhân dân tỉnh về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại tòa. Các địa phương chủ động triển khai trực theo 02 hình thức là trực tại trụ sở Toà án và trực qua điện thoại. Tính đến ngày 31/10/2024, 59/63 Trung tâm trợ giúp pháp lý đã tiếp nhận 3.014 lượt thông tin từ Tòa án nhân dân, trong đó có 2.550 vụ việc trợ giúp pháp lý khi việc triển khai Chương trình phối hợp trực TGPL trong điều tra hình sự số 5789/CTPH-BTP-BCA giữa Bộ Tư pháp và Bộ Công an, đã có 57/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ký kết chương trình/kế hoạch phối hợp giữa Sở Tư pháp và Công an tỉnh (các tỉnh, thành phố còn lại đang hoàn thiện Kế hoạch phối hợp và dự kiến tiến hành ký kết triển khai vào cuối năm 2024). Tính đến 31/10/2024, 59/63 Trung tâm trợ giúp pháp lý đã tiếp nhận 2.504 lượt thông tin từ cơ quan điều tra, trong đó có 2.392 vụ việc trợ giúp pháp lý. Về việc triển khai phiên tòa trực tuyến theo Nghị quyết số 33/2021/QH15, Nghị quyết số 01/NQ-CP và Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP ngày 15/12/2021, đến nay có 17 tỉnh/thành phố đã thiết lập điểm cầu thành phần, tham gia phiên tòa trực tuyến tại Trung tâm[2].
5. Công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý tiếp tục được đẩy mạnh với nhiều phương thức đa dạng. Trong năm 2024, ở trung ương và địa phương đã tổ chức các đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý; trên cơ sở các vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng của các địa phương, lựa chọn các vụ việc thành công để xây dựng kịch bản các vụ diễn án, phóng sự về TGPL và phát sóng trên các kênh truyền hình; tiếp tục xây dựng các tờ gấp pháp luật, các thông điệp về trợ giúp pháp lý; cập nhật, theo dõi các bài viết, bài nghiên cứu và xử lý thông tin liên quan đến trợ giúp pháp lý trên các phương tiện truyền thông để đăng tải lên Trang thông tin điện tử trợ giúp pháp lý Việt Nam cũng như kịp thời chỉ đạo các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (Trung tâm) cử người thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý khi họ có nhu cầu, cụ thể: trong năm 2024, cả nước có đã có hàng trăm vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc lĩnh vực hình sự được một số báo điện tử nêu có nội dung liên quan đến người thuộc diện trợ giúp pháp lý, trong đó có nhiều vụ việc được dư luận xã hội quan tâm[3]... Các vụ việc đều đã được các Trung tâm chủ động tiếp cận để thực hiện trợ giúp pháp lý kịp thời, đúng quy định.
6. Bước đầu liên thông dữ liệu trợ giúp pháp lý với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Hiện nay, dữ liệu về trợ giúp pháp lý đã được quản lý, lưu trữ tại Hệ thống quản lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý. Trong năm 2024, hệ thống đã bước đầu kết nối, khai thác được một số trường thông tin liên quan đến diện người trợ giúp pháp lý (như: Số định danh cá nhân, số CMND/CCCD, họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, nơi cư trú…) với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo yêu cầu của Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong thời gian tới, nếu triển khai đồng bộ việc kết nối, chia sẻ thông tin dữ liệu về người thuộc diện được trợ giúp pháp lý với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác (như cơ sở dữ liệu an sinh xã hội, cơ sở dữ liệu về tố tụng và cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành khác có liên quan) sẽ giảm bớt thủ tục hành chính, chi phí hành chính và thời gian xác minh diện đối tượng được trợ giúp pháp lý, xử lý các thông tin, thủ tục tố tụng liên quan, góp phần vào việc thụ lý, giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý nhanh chóng, chất lượng, hiệu quả./.
Ngân Giang
[1] Theo Báo cáo số liệu vụ việc thành công của 63 tỉnh thành, kỳ báo cáo năm 2024 tính từ 01/11/2023-31/10/2024 (số liệu trích xuất trên Hệ thống quản lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý tại ngày 27/11/2024)
[2] Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bình Định, Cà Mau, Đà Nẵng, Đắk Nông, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Lai Châu, Lào Cai, Ninh Bình, Sóc Trăng, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Trà Vinh
[3]“Bắt tạm giam đối tượng hiếp dâm cháu ruột”, “Vụ bé gái 13 tuổi kể bị hiếp dâm nhiều lần, tạm giữ cha dượng”, “Giai cứu 2 bé gái bị nữ đối tượng bắt cóc tại TPHCM”, “Khởi tố nhóm thanh, thiếu niên giết người và gây rối trật tự công cộng”, “Bắt người đàn ông làm nữ sinh 15 tuổi ở Lào Cai mang thai”, “Được hủy các bản án kết tội, 6 cựu chiến binh bị đề nghi truy tố”, “Giải cứu bé gái 13 tuổi bị bán ra nước ngoài”, “Bắt 11 thanh thiếu niên dùng tuýp sắt gắn dao đâm người đi đường, cướp xe máy”, “Khởi tố ông bố bạo hành bé gái 7 tuổi”, “Lời khai người mẹ cùng người tình bạo hành con trai 11 tuổi”